Chiếc bát vàng của người ăn xin
Chúng ta ngưỡng mộ hạnh phúc của người khác, đột nhiên nhìn lại, mới thấy mình đang bị người khác đố kỵ. Hạnh phúc ở quanh ta, chỉ là bạn chưa khám phá ra.
Một người ăn xin bẩn thỉu xuất hiện ở một vùng nông thôn nghèo, hẻo lánh. Hắn gầy trơ xương, một chân khập khiễng, trông thật tội nghiệp. Nhưng khi anh ta hé đôi môi khô nứt nẻ, run rẩy cầu xin người khác, mọi người lại lắc đầu xua tay, không ai chịu bố thí cho hắn. Người ăn mày hai tay ôm cái bát vàng lần lượt đi đến từng nhà một van xin. Hắn đi khắp nơi nhưng vẫn không thể có được bất cứ thứ gì.
Đánh cược chiếc bát vàng với hạnh phúc
Tại sao người ta không cho người ăn xin thứ gì đó để ăn? Thì ra vùng này có một phong tục cổ xưa, không được cho những người giàu có hơn mình ăn miễn phí, nếu không sẽ gặp xui xẻo. Khi mọi người nhìn thấy người ăn xin cầm bát vàng, ai nấy đều nghĩ người ăn xin là người giàu giả dạng, có bát vàng rồi còn muốn xin gì nữa, cho nên ai cũng cự tuyệt hắn.
Thực chất, người ăn xin này chính là một tên ăn mày thật sự, hắn chẳng qua là cùng phú hào đánh cược.
Chuyện kể rằng, người ăn xin này thường đến nhà một người giàu có để xin ăn, trong lòng rất ghen tị với cuộc sống hạnh phúc của gia đình này, thường xuyên xin ăn và ăn xong cũng không chịu rời đi, hắn đứng ở góc đường xa xa quan sát bóng dáng người giàu có ra vào tấp nập. Quay đi quay lại làm phiền người giàu.
Một ngày nọ, phú hào nói với người ăn xin: “Chúng ta hãy đánh cược, nếu ngươi thắng, ta sẽ cho ngươi một vạn ha đất đai màu mỡ, và ngươi sẽ sống một cuộc sống sung túc, giúp ngươi thoát khỏi cảnh ăn xin. Nếu thua, ngươi đi ăn xin ở nhà người khác, không tới nhà ta nữa, được chứ?”.
Người ăn mày nghĩ: “Thua cũng bất quá chỉ đi nơi khác, thắng thì mình liền phát tài, đánh cược thì đánh cược”, nên đồng ý ngay.
Phú hào đưa chiếc bát vàng cho người ăn xin và nói: “Từ mai trở đi, hãy cầm chiếc bát vàng này đi xin ăn. Trong vòng 3 ngày, chỉ cần có thể xin được một hạt gạo là ngươi giành chiến thắng. Đến lúc đó chẳng những ngươi có được ruộng đất mà cái bát vàng đó cũng để lại cho ngươi làm kỷ niệm”.
“Chuyện này còn không dễ dàng sao? Tôi lớn lên bằng cách đi ăn xin mà”. Người ăn mày trong lòng mừng thầm, liền bắt đầu đi ăn xin 3 ngày. Không ngờ 3 ngày liền trôi qua, cái bát vàng trong tay hắn vẫn trống rỗng, một hạt gạo cũng không có.
Có người táo bạo trong làng dò xét người ăn xin và nói: “Cái bát vàng của anh bán cũng có thể đổi không ít tiền, tại sao anh lại xin chúng tôi thức ăn?”.
“Nếu cái bát bị bán đi, thì tôi có thể lấy được hàng vạn mẫu đất màu mỡ không?” - Người ăn mày có nỗi khổ không nói nên lời, anh ta sợ nói ra chuyện cá cược, nhỡ có kẻ ăn mày khác cướp lấy cái bát này, một hạt gạo đổi lấy một thửa ruộng, nên không dám nói ra sự thật, chỉ có thể cá cược đến cùng.
Bí mật của người giàu
Thấy mặt trời sắp lặn, thời hạn 3 ngày đang đến gần. Người ăn xin muốn thử vận may của mình ở một ngôi làng khác. Hắn đang đi trên đường núi, chiếc bát vàng trên tay bị một nhóm cướp nhìn chằm chằm. Bọn cướp bao vây người ăn xin, đánh đập hắn, giật lấy chiếc bát vàng và chửi rủa: “Đồ ăn mày thối tha, mày đáng được một cái bát tốt như vậy sao”.
Người ăn mày cầu xin đến hơi thở cuối cùng: “Cho tôi xin một hạt gạo được không? Chỉ một hạt gạo thôi”.
Người ăn mày thất hồn lạc phách, bất tri bất giác vô tình lại đến trước cửa nhà người giàu một lần nữa nhưng lại ngất đi vì đói. Khi tỉnh dậy, phú hào đã lấy sẵn một ít thức ăn, đưa cho anh ta và nói: “Có chơi có chịu, ta cho ngươi những đồ ăn này, và từ nay về sau ngươi đừng bao giờ đến nơi này của ta nữa. Cái bát đó, ta coi như đã bị mất rồi, cũng sẽ không để ngươi bồi thường đâu”.
Trong cơn truyệt vọng, người ăn xin hỏi: “Ông đã biết trước là tôi sẽ thua đúng không? Xin hỏi, nếu là ông, làm sao ông có thể dùng bát vàng để xin thức ăn?”.
Người giàu nói: “Những người giàu có như chúng ta đều biết rằng tiền bạc không được tiết lộ. Nếu là ta, ta sẽ trát cái bát vàng bằng bùn. Người khác sẽ cho rằng đây là cái bát làm bằng đất sét, vì vậy họ sẽ cho ngươi thứ gì đó để ăn. Nếu ngươi cầm bát vàng đi xin ăn, chẳng những làm người ta đề phòng, còn làm cho người ta hoài nghi, đụng phải người xấu thì suýt chút nữa mất mạng… Đi thôi, đừng để ta nhìn thấy ngươi nữa”.
Tại sao người ăn xin bỏ lỡ hạnh phúc?
Người ăn xin hối hận không ngớt, từ đó biến mất, không biết đi đâu. Thế nhưng câu chuyện cầm bát vàng đi xin ăn dần dần lan truyền rộng. Những người khác nhau tìm thấy những sự thật khác nhau trong đó.
Có người nói: Người ăn mày quá tham lam, muốn cả bát vàng lẫn đất đai ruộng vườn cùng một lúc, nhưng cuối cùng lại chẳng được gì.
Có người nói hạnh phúc của con người luôn luôn được cảm nhận trong trái tim của người khác, khi người ăn mày cầm bát vàng đi xin ăn, không biết có bao nhiêu người cho rằng người ăn mày đó vô cùng may mắn nhưng anh ta không biết.
Người khác nói, hạnh phúc là gì? Bất hạnh là gì? Hạnh phúc là do chính mình phấn đấu và đạt được, còn bất hạnh bắt đầu từ sự đố kỵ, ghen tị với người khác. Khoảnh khắc người ăn xin trong lòng đố kỵ với người giàu, đã định trước bi kịch của mình.
Đối với hạnh phúc, mỗi người sẽ có câu trả lời khác nhau, nhiều người giống như bưng bát vàng đi cầu xin, có khi cả đời cũng không biết. Tại sao chúng ta luôn nhìn vào hạnh phúc của người khác mà không nhìn thấy giá trị của chính mình?
Trong “Luận ngữ, hiến vấn 14″, Tử Lộ hỏi Khổng Tử: “Hạnh phúc là gì?” Khổng Tử trả lời: “Tu kỷ dĩ kính”, nghĩa là “tu dưỡng mình kính cẩn”. Thế mới nói, hạnh phúc đơn giản lắm, hãy cứ là chính mình và hoàn thiện những đức hạnh của riêng mình là được.
Ai cũng có con đường riêng để đi, ai cũng có tâm trạng nhiều phiền muộn, ai cũng có vấn đề riêng, sau một hành trình dài, mỗi người đều tìm được câu trả lời riêng của họ. Vì vậy chúng ta không cần bắt chước người khác, hãy đi con đường của riêng của mình và không đố kỵ.
Nơi có ánh sáng ắt có bóng tối, hạnh phúc và khó khăn song hành. Chúng ta ghen tị với niềm vui và hạnh phúc của người khác, nhưng lại không biết rằng dưới ánh mặt trời ai cũng đều có ưu phiền, dưới nụ cười của người khác, có thể còn ẩn giấu nỗi đau sâu sắc hơn bạn.
Có câu nói rất hay, chúng ta ngưỡng mộ hạnh phúc của người khác, đột nhiên nhìn lại, mới thấy mình đang bị người khác đố kỵ. Hạnh phúc ở quanh ta, chỉ là bạn chưa khám phá ra.
“Không cần phải đố kỵ với người khác, bản thân mình cũng là phong cảnh rồi”. Đời người ngắn ngủi, tựa như thoáng qua, thay vì nhìn người khác, tốt hơn hết là sống cuộc đời của mình như một phong cảnh tươi đẹp.
Người hạnh phúc coi cuối tuần như kì nghỉ
Khi đo lường mức độ hạnh phúc, nhà nghiên cứu này thấy rằng những người có tư duy nghỉ dưỡng vào cuối tuần thể hiện sự hài lòng và tích cực hơn khi họ trở lại làm việc.
Yêu thương bản thân để sống vui, sống khỏe
(NSMT) - Dẫu bận rộn, nhiều phụ nữ vẫn cố gắng sắp xếp, cân bằng giữa công việc, gia đình và nghỉ ngơi, thư giãn để nâng cao chất lượng cuộc sống. Các chị thể hiện tình yêu bản thân bằng sự quan tâm đến cảm xúc cá nhân, nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn, xây dựng lối sống lành mạnh. Những thói quen tốt giúp các chị tái tạo năng lượng tích cực, vui vẻ, lạc quan, khỏe đẹp hơn…
Những “bông hoa khuyết” tỏa sáng trên đường chạy
(NSMT) - “Những đoá hoa khuyết” phá rào cản, vượt qua giới hạn bản thân để tỏa sáng trên đường chạy “Bước chân hòa nhập 2024” – Mùa 2 do Hội Người khuyết tật TP. Cần Thơ (CAPD) tổ chức.
Tài không vào cửa gấp, phú không vào cửa lệch
Phát tài cũng có rất nhiều điểm khác biệt, trong đó có cả tiền của bất chính, loại tài sản này không ổn định, hơn nữa còn dễ dẫn đến rắc rối.
Lặng lẽ nghề pháp y
(NSMT) - Cũng khoác áo blouse để mưu sinh và cống hiến, thế nhưng chẳng mấy ai biết bác sĩ pháp y - nghề “lên tiếng thay người đã khuất” vẫn thầm lặng tìm công lý bên những xác chết, phục vụ công tác điều tra phá án. Và, đâu đó góc khuất của nghề chưa được kể, hiểu đúng cũng như cảm thông.
Chuyện về người thương binh “tàn nhưng không phế” ở Cà Mau
(NSMT) - Thương binh hạng 2/4 Nguyễn Văn Chà, sinh năm 1963, ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, luôn giữ được phẩm chất của người lính bộ đội Cụ Hồ "tàn nhưng không phế”, tích cực phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng và có nhiều đóng góp tích cực cho quê hương.
Lễ hội Oóc Om Bóc
Đua ghe Ngo Sóc Trăng, Khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024 diễn ra trong 7 ngày.