Xưa - Nay

Chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là: Dấu mốc son lịch sử vẻ vang của Quân đội ta

Thứ sáu, 24/11/2023, 10:40 AM

(NSMT) - Sáng ngày 23/11, sự kiện diễn ra tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, ngày này cách nay 60 năm chỉ đạo của Quân khu 9, tỉnh ủy Cà Mau, Bộ chỉ huy chiến dịch lực lượng vũ trang Quân khu 9 cùng với quân và dân tỉnh Cà Mau tấn công, bức rút giành thắng lợi to lớn tiêu diệt Chi khu Đầm Dơi - Cái Nước - Cứ điểm Chà Là góp phần bẻ gãy chiến lược trực thăng vận và làm phá rạn chiến tranh của địch.

Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là là sự kiện mang ý nghĩa quan trọng, ôn lại lịch sử vẻ vang, tôn vinh, giáo dục truyền thống cách mạng quân và dân tỉnh Cà Mau, đời đời nhớ ơn các Anh hùng liệt sĩ, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh Hùng Lực lượng Vũ trang, các thương binh, bệnh binh đã cùng nhau quyết tâm đấu tranh, xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Đại biểu Trung ương và Quân khu 9; lãnh đạo các tỉnh tham quan các kỷ vật thời chiến tranh Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là.

Đại biểu Trung ương và Quân khu 9; lãnh đạo các tỉnh tham quan các kỷ vật thời chiến tranh Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là.

Về dự buổi lễ có hơn 500 đại biểu; về đại biểu Trung ương và Quân khu 9 có đồng chí Đại Tướng Phạm Văn Trà - Nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung Tướng Hoàng Văn Nghĩa - Phó Chủ tịch Hội cựu chiến binh TP. Hồ Chí Minh, đại diện Hội cựu Chiến binh Việt Nam; ông Hồ Văn Thái - Bí Thư Chính ủy Quân khu 9; đại biểu các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long: ông Lê Hồng Quang - Ủy viên Ban Chấp Hành Trung ương Đảng - Bí thư tỉnh An Giang, ông Nguyễn Thành Diệu Tỉnh ủy viên - Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang; đại diện Lãnh đạo Ban Tuyên giáo tỉnh ủy; Ban Chỉ huy Quân sự; Sở Văn hóa, Thế thao và Du lịch; Sở Lao động và Thương Binh Xã hội các tỉnh, thành phố Cần Thơ, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu.

Về lãnh đạo tỉnh Cà Mau gồm có: ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên Ban Chấp Hành Trung ương Đảng, Tỉnh ủy viên Bí Thư tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Huỳnh Quốc Việt - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp Hành Trung ương Đảng, phó Bí Thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Phạm Thành Ngại - phó Bí Thư thường trực tỉnh ủy; cùng các lãnh đạo ban, ngành cấp tỉnh, huyện; Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng; Anh hùng Lực lương Vũ trang cùng về tham dự buổi lễ.

Ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên Ban Chấp Hành Trung ương Đảng, Tỉnh ủy viên Bí Thư tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau phát biểu ôn lại lịch sử vẻ vang về cuộc chiến thắng 60 năm Chi khu Đầm Dơi - Cái Nước - Cứ điểm Chà Là.

Ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên Ban Chấp Hành Trung ương Đảng, Tỉnh ủy viên Bí Thư tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau phát biểu ôn lại lịch sử vẻ vang về cuộc chiến thắng 60 năm Chi khu Đầm Dơi - Cái Nước - Cứ điểm Chà Là.

Ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên Ban Chấp Hành Trung ương Đảng, Tỉnh ủy viên Bí Thư tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau phát biểu: “Hôm nay tỉnh Cà Mau tổ chức long trọng kỷ niệm 60 năm chiến thắng Đầm Dơi - Chà Là - Cái Nước (1963-2023), trong giờ phút trang nghiêm này chúng ta thành kính tưởng nhớ, tạc dạ, tri ân công lao to lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, tỏ lòng biết ơn vô hạn đến các đồng chí lãnh đạo cách mạng, tiền bối, các anh hùng liệt sĩ và nhân dân chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc vì hạnh phúc của nhân dân. Chúng ta tỏ lòng biết ơn các đồng chí lãnh đạo, các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng cùng toàn thể cán bộ chiến sĩ và đồng bào đã chiến đấu quên mình để làm nên chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước - Chà Là, viết thêm trang sử hào hùng của Đảng bộ, dân và quân tỉnh Cà Mau”.

Các em tham quan mô hình xây dựng khu di tích chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là.

Các em tham quan mô hình xây dựng khu di tích chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là.

“Thực hiện nghị quyết của Trung ương Cục về khu chống phá ấp chiến lược trên toàn miền Nam, Khu ủy và Quân khu 9 đã chủ trương mở một đợt hoạt động quân sự lớn nhằm tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch, hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị nổi dậy của quần chúng phá ấp chiến lược, tháo gỡ đồn bót, giải phóng và làm chủ, mở rộng vườn giải phóng Nam Cà Mau và xác định địa điểm của chiến dịch là tuyến của Cái Nước – Đầm Dơi, Tỉnh ủy Cà Mau đã chấp hành ý định của quân khu và quyết định mở cao trào đồng lọt tiến công và nổi dậy, phá quốc sách của ấp chiến lược, tích cực chuẩn bị cho chiến dịch cho trên cả 3 mặt: Chính trị - Quân sự - Binh vận với quyết tâm chính trị cao. Tỉnh ủy đã phối hợp chặt chẽ với quân khu chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện và quyết định mở màn các chiến dịch bằng trận tiến công đồng lọt và Chi khu Cái Nước và Chi khu Đầm Dơi vào đêm ngày 10 tháng 9 năm 1963. Chi khu Cái Nước có vị trí chiến lược án ngữ trên trục lộ xe Cà Mau - Năm Căn, Chi khu Đầm Dơi án ngữ trên tuyến sông Đầm Dơi, cả 2 nơi được xem là phòng thủ rất quan trọng của địch được trang bị khí tài quân sự hiện đại với hệ thống phòng thủ kiên cố, quân số mỗi nơi khoản 200 tên”.

“Để chuẩn bị tuyến đánh 2 chi khu, lực lượng của ta đã xây dựng kế hoạch hiệp đồng tác chiến chặt chẽ, đặc biệt là các lực lượng bộ độ địa phương, du kích và dân công cùng với bộ độ chủ lực tuy phối hợp nhiều lực lượng nhưng chúng ta tạo thế bí mật bất ngờ bằng cách sáng tạo lợi dụng địch mất cảnh giác, ta quyết tâm nổ súng và giành thắng lợi. Chiến thắng chi khu Cái Nước và Đầm Dơi chẳng những khẳng định trưởng thành nhanh chống về mọi mặt của lực lượng vũ trang 3 thứ quân và sức mạnh của nhân dân trong phong trào thi đua giết giặc lập công của toàn quân khu nói chung và Cà Mau nói riêng. Liên tiếp thất bại của chi khu Cái Nước, nhưng với bản chất ngoan cố, hiếu chiến, bọn Mỹ - Ngụy tăng cường phòng thủ ở các cứ điểm còn lại, tiếp tục yểm trợ Bình Định chiếm đất Chà Là là cụm cứ điểm nằm giũa chi khu Đầm Dơi – Cái Nước và Đầm Cùng khống chế con đường thủy Cà Mau - Năm Căn, sau khi chi khu Đầm Dơi – Cái Nước bị tiêu diệt, Chà Là trở thành cứ điểm quân sự rất quan trọng được xây dựng rất kiên cố với hệ thống phòng thủ liên hoàn vững chắc, địch bố trí lực rất mạnh kể cả quân số và khí tài quân sự. Phát huy thắng lợi của chiến dịch Tỉnh ủy và Khu ủy Quân khu 9 thống nhất lập kế hoạch tổng tiến công tiêu diệt cứ điểm Chà Là”.

Ông Huỳnh Quốc Việt - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp Hành Trung ương Đảng, phó Bí Thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho 2 tập thể và 13 nhân chứng lịch sử đã đóng góp hiến tặng hiện vật, tài liệu về chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là.

Ông Huỳnh Quốc Việt - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp Hành Trung ương Đảng, phó Bí Thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho 2 tập thể và 13 nhân chứng lịch sử đã đóng góp hiến tặng hiện vật, tài liệu về chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là.

“Đúng 24 giờ ngày 23/11/1963 ta nổ súng tấn công cứ điểm, tiểu đoàn U Minh đánh cứ điểm chín Chà Là, Tiểu đoàn 306 đánh các cứ điểm xung quanh, Bộ đội địa phương đánh chặn diện du kích dẫn các mũi chiến đấu, lực lượng binh vận phát động binh sĩ ngụy đầu hàng khi giải phóng tri khu tấn công. Sau hơn 3 giờ chiến đấu ta làm chủ hoàn cứ điểm Chà Là, đánh thiệt hại nặng đồn Dán Ngự và đồng thời nhân dân các xã Trần Phán, Quách Văn Phẩm đứng lên đánh phá ấp chiến lược, sang bằng đồn bót. Quyết không để mất điểm Chà Là, 8 giờ sáng ngày 24 tháng 11 năm 1963, địch sử dụng trực thăng vận cho đổ quân bằng đường không để phản công quyết giành lại cứ điểm đã mất. Từ bài học chiến thắng ấp Áp Bắc, ta chờ phục kích máy bay địch hạ thấp độ cao gần xuống tiếp đất ta đồng lọt khai quả bắn rơi 4 chiến máy bay, số còn lại không dám hạ cánh đành tháo chạy, cuộc đổ quân lần thứ I của địch đã thất bại. Đến 12 giờ 30 phút cùng ngày địch đổ quân lần thứ 2 sau khi hàng chục máy bay quanh tạc và đổ bộ, tiểu đoàn trung lực của trung đoàn 32 ngụy xuống hướng đông Chà Là cách 3km chia làm 2 mũi để đánh cứ điểm Chà Là, bị tiểu đoàn U minh chặn đánh chúng phải co cụm lại chờ chi diện, ta bắn rơi 2 máy bay, du kích xã Quách Vắn Phẩm bắn 1 máy khu trục B26. Đến 14 giờ cùng ngày, chúng tiếp tục đõ quân lần thứ 3 hàng chục máy bay khám pháo yểm trợ cho nhiều máy bay vận tải đổ thêm tiểu đoàn dù, lực lượng dự bị cập sông Bãi Háp khi quân dù vừa đổ bộ xuống bộ đội ta đồng loạt tấn công, nhiều tên bị bắn chết, có những tên chưa kịp tháo dù. Kết quả sau 1 ngày đêm chiến đấu, quân ta tiêu diệt cứ điểm Chà Là, đánh bại 3 đợt đổ quân, cứu diện, làm cho địch thiệt hại nặng nề, ta thu về nhiều vũ khí, khí tài quân sự”.

“Ngày 26 và 27 tháng 11 năm 1963 địch ngoan cố cho máy bay khu trục ném bom, yểm trợ cho máy lên thẳng đến lấy sách đồng bọn, du kích đánh rơi 2 chiếc máy bay trực thăng tại Cái Keo, qua hiệp đồng tác chiến đã đạt kết quả tiêu diệt cứ điểm Chà Là. Chúng ta bắn tổng số 21 máy bay địch và tự hào khẳng định rằng đây là trận mở đầu đánh tiêu diệt lớn quân chủ lực ngụy ở Niềm Tây. Chà Là trở thành mồ chôn máy bay địch, trực thăng vận, quân nhảy dù. Sau trận cứ điểm Chà Là hầu hết bọn Ngụy quyền trong xã Quách Văn Phẩm, xã Trần Phán hoang mang bỏ chạy không dám hoạt động tại địa phương. Như vậy, chỉ trong vòng nữa tháng với sự phối hợp hỗ trợ của lực lượng chủ lực quân khu, lực lượng vũ trang và nhân dân trong tỉnh đã gián cho Mỹ - Ngụy liên tiếp đòn sắm sét, tiêu diệt hoàn toàn chi khu Đầm Dơi - Cái Nước và cứ điểm quân sự quan trọng Chà Là đợt tiến công mạnh mẻ nhất, giành thắng lợi trọn vẹn nhất từ Đồng Khởi năm 1960, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc trong đấu tranh cách mạng của Đảng bộ, quân và dân Cà Mau, thể hiện bản lĩnh ý trí, tinh thần, chủ động, sáng tạo, linh hoạt của Tỉnh ủy và các lực lượng vũ trang tỉnh nhà cùng với Khu ủy và Quân khu 9 mở chiến dịch tổng tiến công theo chỉ đạo của Trung ương Cục Niềm Nam. Chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là có tầm vốc ý nghĩa lịch sử to lớn, trực tiếp góp phần làm phá sản quốc sách ấp chiến lược của Mỹ ngụy trên toàn Niềm Nam, làm phá sản chiến thuật, trực thăng vận và góp phần làm bại hoàn toàn chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ, đánh dấu giai đoạn phát triển mới đường lối chiến tranh nhân dân, khẳng định sự sáng suốt, tài tình của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc của nhân dân ta”.

Đại biểu, nguyên lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo tỉnh chụp hình lưu niệm cùng nhân chứng lịch sử, bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng với chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là.

Đại biểu, nguyên lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo tỉnh chụp hình lưu niệm cùng nhân chứng lịch sử, bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng với chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là.

“Chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là cùng với chiến thắng ấp bắc của quân dân tỉnh Tiền Giang đã góp phần quan trọng vào kho tàng nghệ thuật quân sự của quân và dân ta. Khẳng định sức mạnh to lớn của thế trận chiến tranh nhân dân và sức mạnh tổng hợp của 3 mũi giáp công Chính trị - Quân sự - Binh vận, chiến thắng to lớn đó đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu tiêu diệt địch của cán bộ chiến sĩ và nhân dân trên toàn miền Nam” - Lời kể ôn lại lịch sử dân tộc hào hùng của Ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên Ban Chấp Hành Trung ương Đảng, Tỉnh ủy viên Bí Thư tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau.

Chiến tranh đã lùi xa, nhiều thế hệ may mắn lớn lên trong lời kể về sự hy sinh anh dũng của nhiều anh hùng đất nước đã mãi ra đi với chiến thắng hào hùng đáng ghi dấu ngàn đời. Những tháng năm qua, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau đã đoàn kết, tự lực, tự cường vượt qua từng bước thử thách, không ngừng phát triển, qua các nhiệm kỳ Đại hội cho đến nay đã đạt nhiều thành tựu về kinh tế, xã hội, phát triển, đời sống của nhân dân không ngừng cải thiện và nâng cao. Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là là một sự kiện mang lịch sử đến gần hơn với thế hệ tương lai của đất nước.

Việt Hoàng  
Rặng dừa nước đong đưa

Rặng dừa nước đong đưa

(NSMT) - Miền Tây là xứ sở của phù sa, của sông nước. Dọc theo các bãi bồi, các bờ sông rạch trước đây dừa nước mọc ken dày. Người miền Tây khi phải sống xa quê, trong ký ức của họ bao giờ cũng có tiếng lá dừa nước xào xạc reo vui trên những triền sông lộng gió.

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

(NSMT) - Ngày 14/4, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ Tri ân Quốc Tổ, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đây là hoạt động có ý nghĩa giáo dục truyền thống tốt đẹp, lòng hiếu đạo, sự biết ơn của lớp con cháu hôm nay đối với tổ tiên ở Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân Mũi Cà Mau.

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

(NSMT) - Từ ngày 13/4 - 16/4/2024 (nhằm ngày mùng 05/3 - 08/3 âm lịch) đã diễn ra Tết Chôl Chnăm Thmây (Lễ Chịu tuổi) ở miền Tây. Đây là nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đã và đang được gìn giữ, bảo tồn và phát huy qua nhiều năm nay.

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

(NSMT) - Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Huỳnh Quốc Việt vừa có thư ngỏ kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh hiến tặng hình ảnh, tài liệu, hiện vật liên quan đến sự kiện lịch sử "Tập kết ra Bắc năm 1954", từ ngày 26/3 - 2/9/2024 tại địa điểm tiếp nhận Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

(NSMT) - Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là một trong bốn bến chính tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam theo đường Hồ Chí Minh trên biển. Đồng thời, đây là điểm du lịch thu hút đông đảo các đoàn khách đến tham quan trong các dịp lễ, tết trong năm.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Không chỉ Việt Nam, một số quốc gia Châu Á khác cũng có tục lệ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.

Đầm ấm từ những tập tục bình dị như tát đìa ăn Tết tại Cà Mau

Đầm ấm từ những tập tục bình dị như tát đìa ăn Tết tại Cà Mau

(NSMT) - Tầm ngày 20 tháng Chạp, người dân Cà Mau bắt đầu tát đìa ăn Tết Nguyên đán. Tát cạn đìa, bắt cá xong là mọi người ngồi lại với nhau, lựa những con cá to nướng với rơm, lai rai với vài xị rượu đế, cả xóm rộn ràng.