Chùa Giồng Thành – Ngôi chùa mang hơi hướng Ấn Độ giáo tại An Giang
(NSMT) - Chùa Giồng Thành, hay còn gọi là Long Hưng Tự (tại An Giang) thu hút khách du lịch bởi vẻ ngoài mang dáng dấp của kiến trúc Ấn Độ với nhiều họa tiết trang nhã nhưng nếu nét về đại thể, chùa Giồng Thành sở hữu sự giao thoa giữa hai phong cách Á – Âu.
Chùa Giồng Thành tọa lạc trên một khu đất rộng, nhiều cây cối cách đường lộ nhựa Phú Tân - Tân Châu và hữu ngạn sông Cái Vừng khoảng 300m, và chỉ cách thị xã Tân châu tỉnh An Giang 3 km.
Theo sách Địa chí An Giang thì năm 1875, trên một giồng đất của tòa thành bị bỏ dở dang, Hòa thượng Trí Trang (1825 - 1899) đã dựng lên một ngôi chùa nhỏ bằng tre lá và được gọi là chùa Giồng Thành.
Đến năm 1927, Hòa thượng Chánh Hườn (1879 - 1947), là người xã Long Sơn, nhận thấy cửa thiền ngày càng đông tín đồ mà chùa thì quá cũ kỹ và chật hẹp, nên đã xin với nhà cầm quyền Pháp, cho đi quyên góp để xây cất lại.
Năm 1970, Hòa thượng Chơn Như (1925 - 1972) cho trùng tu lại chùa theo kiến trúc kiểu Ấn Độ. Đây là lần trùng tu lớn nhất, và tồn tại cho đến ngày nay.

Ngôi chùa với kiến trúc độc đáo. Ảnh thamhiemmekong
Chùa Giồng Thành được cất theo chữ "Song Hỷ", gồm có 3 gian: Chánh điện, nhà giảng và hậu tổ. Chánh điện và nhà giảng có 3 nóc, nhà hậu tổ có 3 nóc. Chánh điện thờ Phật Thích-ca Mâu-ni, Nam Tào, Bắc Đẩu. Nhà giảng thờ Phật Mẫu và nhà hậu tổ thờ các hòa thượng trụ trì chùa. Chùa lợp ngói móc, cột chánh điện bằng gỗ căm xe có vẽ rồng. Mặt gió của chùa cất theo kiểu Ấn Độ, phía trước trên nóc chùa có tháp hai tầng hình phễu úp ngược, bên phải và bên trái nóc chùa có hai tháp.

Ngôi chùa mang nhiều dấu ấn lịch sử. Ảnh Báo An Giang
Không những là công trình văn hóa đặc sắc mà ngôi chùa còn là di tích ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử vẻ vang trong chiến đấu, bảo vệ và xây dựng quê hương trên vùng đất phía Tây Nam của Tổ quốc.
Bên cạnh đó, ngôi chùa được nhiều người biết đến như địa chỉ đỏ của phong trào yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Tại đây vào những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ XX, tổ chức Kèo Vàng, Kèo Xanh của Phan Xích Long đã họp nhóm để thu hút người yêu nước chống thực dân Pháp, mở đầu cho hàng loạt hoạt động yêu nước sau này và đỉnh cao là việc nuôi dưỡng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh – trong những ngày đi truyền bá chủ nghĩa yêu nước chân chính cho nhân dân Long Sơn và các vùng lân cận.

Chùa được Nhà nước công nhận xếp hạng Quốc gia vào năm 1986. Ảnh Vĩnh Thông
Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, chùa Giồng Thành còn là cơ sở của Tỉnh ủy Châu Đốc, Huyện ủy Tân Châu và là điểm giao liên của Trung ương Cục và Khu 8.
Trước kia, hàng năm vào các ngày rằm tháng Giêng, tháng Bảy, tháng Mười (âm lịch), khách thập phương đến viếng và lễ chùa rất đông. Từ sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước đến nay, ngày 19/5 hàng năm được xem như ngày hội của nhà chùa với nhiều hoạt động mang tính chất văn hóa truyền thống đặc sắc để kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
Vào năm 1986 chùa là một trong những di tích ở An Giang được Nhà nước công nhận xếp hạng Quốc gia. Và nếu có dịp đến An Giang, bạn đừng bỏ lỡ ngôi chùa này – nơi in đậm dấu ấn lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam ta.
Thắt chặt quản lý hoạt động du lịch tại Chợ nổi Cái Răng nhằm đảm bảo an toàn và trật tự
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ vừa gửi văn bản đề nghị UBND quận Cái Răng chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc quận, tiến hành kiểm tra, xác minh, nhắc nhở, chấn chỉnh các hoạt động du lịch đối với các ghe, tàu, bè đang hoạt động tại khu vực chợ nổi Cái Răng trong việc tuân thủ các quy định pháp luật hoạt động kinh doanh.
Phú Quốc là điểm đến có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á
Mới đây, chuyên trang du lịch nổi tiếng Travel Off Path (Mỹ) đã công bố danh sách 5 điểm đến có sự phát triển du lịch nhanh nhất tại Đông Nam Á và đứng đầu danh sách này chính là đảo Phú Quốc. Các địa danh khác có mặt trong danh sách bao gồm Phuket và Bangkok (Thái Lan), Singapore (Singapore), cùng với Kuala Lumpur (Malaysia).
Tàu AIDAstella đưa hơn 2.000 du khách vào Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc
Sáng ngày 14/2, tàu AIDAstella (Italy) có trọng tải hơn 71.300 tấn đã đến cảng hành khách quốc tế Phú Quốc. Đây là chuyến tàu đưa du khách quốc tế đầu tiên đến Phú Quốc trong năm nay bằng đường biển. Trên tàu có 620 thủy thủ đoàn và 2.130 du khách đến từ các nước châu Âu.
Gần 40 chuyến bay quốc tế/ngày, Phú Quốc đông kín khách Tết Nguyên đán
Lần đầu tiên Phú Quốc đạt kỷ lục đón 38-39 chuyến bay quốc tế/ngày, với số chuyến bay từ Đài Loan tăng cao tới “đảo ngọc” đón Tết Nguyên đán. Hệ thống khách sạn, khu vui chơi, điểm du lịch tại đây ghi nhận lượng khách tăng đột biến.
Khai xuân đón Tết - Gắn kết yêu thương tại Cantho Eco Resort
(NSMT) - Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Cantho Eco Resort, tại địa chỉ Km 7 - Quốc lộ 61c - Xã Nhơn Nghĩa, Huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ đưa vào hoạt động phim trường Tết Eco tái hiện không gian Tết truyền thống ở 3 miền.
Vì sao Phú Quốc được chọn làm điểm tổ chức APEC 2027?
Với sự bùng nổ mạnh mẽ cả về lượng khách lẫn tốc độ phát triển nhanh chóng vượt kỳ vọng của hệ thống cơ sở hạ tầng, Phú Quốc được lựa chọn làm điểm tổ chức Diễn đàn Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2027.
Đại tiệc countdown 2025 tại Kiên Giang hấp dẫn chờ đón du khách
(NSMT) - Đón năm mới 2025 và phục vụ du khách đến Kiên Giang vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, hàng loạt chương trình countdown 2025 đã sẵn sàng với nhiều trải nghiệm hấp dẫn, sôi động…