Chùa Tuyên Linh xưa và nay
Có dịp đi du lịch Bến Tre, bạn nhớ ghé qua chùa Tuyên Linh. Điểm đến này để lại cho bạn nhiều ấn tượng sâu sắc về tinh thần đấu tranh quật khởi của các sư, quân và dân ta.
Chùa thiêng đất Bến Tre
Chùa Tuyên Linh (tọa lạc tại xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) được xây dựng từ năm Tân Dậu (1861). Chùa nằm sâu trong vùng đầy rừng dừa nước đi lại chỉ bằng xuồng ghe. Tương truyền, mỗi khi đêm xuống là cú mèo kêu vang rất rợn người. Cạnh đó người ta còn nghe nhiều tiếng cọp beo gầm rú vang vọng hàng cây số. Cá dưới sông cạnh chùa dầy đặc đến nỗi người ta phải dùng dầm để xua chúng đi bớt mới có thể lưu thông.

Chùa Tuyên Linh hôm nay. Ảnh: Anh Thư.
Ông Trần Văn Khế, 79 tuổi kể lại: “Hồi đó không ai dám bén mảng đến gần chùa, nhất là vào ban đêm, chỉ có mấy nhà sư của chùa dám ở đó. Bọn Mỹ - Ngụy nhiều lần dùng tàu tuần tra để theo dõi hoạt động của chùa vì nghi ngờ chùa chứa mấy ông Việt Cộng. Thế nhưng, khi gần đến đây thì vội vã quay ra vì sợ gặp điều xui xẻo”.
Không biết hư thực ra sao nhưng theo nhiều tư liệu của chùa còn để lại thì ban đầu chùa có tên là Tiên Linh, có nghĩa là nơi tiên xuống trần linh ứng. Tuy nhiên sau đó có một người phụ nữ đi kiếm củi bị cọp ăn thịt, vong hồn người này thường xuất hiện vào ban đêm trên các cây sa la trước sân chùa để nghe đọc kinh mỗi đêm. Lúc này có hai anh em ông Nguyễn Duy Trới và Nguyễn Duy Đảnh là sĩ phu yêu nước từng tham gia tổ chức Thiên Địa Hội, bị giặc Pháp truy lùng phải lẩn tránh. Hai ông xây dựng một ngôi chùa bằng cây lá đơn sơ bên rạch Tân Hương làm nơi ẩn náu để tu hành. Lập chùa xong, hai ông cùng các Phật tử sang huyện Ba Tri (tỉnh Bến Tre) thỉnh Hòa thượng Lê Khánh Phong về trụ trì và đặt tên chùa là Tiên Linh. Hòa thượng Lê Khánh Phong trụ trì chùa Tiên Linh đến năm 1906 thì viên tịch, các Phật tử lên Long An thỉnh Hòa thượng Lê Khánh Hòa, pháp húy là Như Trí về trụ trì vào năm 1907. Sau đó hòa thượng đã đổi tên chùa từ Tiên Linh sang Tuyên Linh. Sau này, chùa được trùng tu, mở rộng và Hòa thượng đổi tên thành chùa Tuyên Linh (1930).
Ngôi chùa hành thiện giúp đời
Chỉ mất khoảng 10 phút từ quốc lộ là đã vào đến sân chùa. Ngôi chính điện đã xây dựng xong rất hoành tráng từ sự chung tay đóng góp của phật tử khắp nơi. Trước cổng chùa là một tấm bia ghi lại nội dung “Nơi đây năm 1927, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã đến đây gặp sư cụ trụ trì Lê Khánh Hòa để đàm đạo, mở lớp dạy phật tử, bốc thuốc giúp đồng bào nghèo”. Tấm bia bản gốc này hiện đã hư hỏng nặng nên nhà chùa đã cho xây dựng một tấm bia khác bằng đá quý màu trắng đặt bên trái chánh điện, cạnh tòa tháp là nơi chôn cất hòa thượng trụ trì.

Khu tưởng niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Ảnh: Anh Thư
Từ năm 1908, hòa thượng Khánh Hòa đã nỗ lực chấn hưng Phật Giáo tại nhiều tỉnh ĐBSCL. Năm 1923, Hòa thượng đã lập được Hội Lục hòa Liên hiệp tại chùa Long Hòa ở Trà Vinh. Năm 1928 tổ chức việc xây dựng Thích học đường và Phật học Thư xã tại chùa Linh Sơn ở đường Douaumont Sài Gòn; năm 1929 cho ấn hành Tập san Pháp Ám; năm 1931 thành lập Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học; năm 1934 lập Phật học đường Lưỡng Xuyên tại chùa Long Phước ở Trà Vinh và cho xuất bản Tạp chí Duy Tâm. Năm 1943, hòa thượng già yếu lui về chùa Vĩnh Bửu ở Bến Tre và tổ chức một Phật học đường cho ni giới. Năm 1947, hòa thượng về chùa Tuyên Linh và viên tịch tại đây. Trước khi mất, hòa thượng dặn dò các học trò tích cực tham gia kháng chiến, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ. Ngôi chùa có sự hiện diện của thân sinh Hồ Chủ tịch đã tác động rất mạnh mẽ phong trào đấu tranh của quân dân huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre lúc bấy giờ. Hiện nay hàng năm cứ vào dịp 19 tháng 5, chùa Tuyên Linh tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian… thu hút rất nhiều người dân tham gia.

Bia đá ghi nội dung cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã từng lưu trú tại đây. Ảnh: Anh Thư
Bà Lê Thị Thu, 87 tuổi, ngụ huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre - người đã có trên 70 năm gắn bó với chùa Tuyên Linh kể: năm 1947, hòa thượng trụ trì viên tịch, ngôi chùa bị chiến tranh tàn phá nặng nề mãi đến năm 1983 mới được xây dựng mới như hiện nay. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu tâm linh của phật tử khắp nơi, chùa Tuyên Linh còn là nơi tổ chức rất nhiều hoạt động xã hội từ thiện; nhiều du khách đến đây sẽ được nghe kể rất nhiều câu chuyện nhân văn về cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong 2 năm lưu trú tại chùa.
Trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, là nơi che giấu, nuôi dưỡng cán bộ cách mạng và từng bị bom đạn của kẻ thù phá hủy, chùa Tuyên Linh đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng những hiện vật gắn liền với quá khứ của chùa còn lại không nhiều. Ngày 20/07/1994, Chùa Tuyên Linh đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.
Phan Thị Anh Thư (Theo infonet)
Link nguồn: https://infonet.vietnamnet.vn/chuyen-de/dai-doan-ket/chua-tuyen-linh-xua-va-nay-287921.html
Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc
Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc khi ngày vía Thần Tài năm Ất Tỵ 2025 rơi vào thứ Sáu, ngày 7/2 Dương lịch, ngày làm việc trong tuần.
Có nên mua vàng trước ngày Vía Thần Tài?
Ngày vía Thần Tài nhiều người thường có thói quen đi mua vàng nên thường xảy ra tình trạng chen chúc, giá tăng vọt. Vậy có thể mua vàng trước ngày vía Thần Tài hay không?
Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa
(NSMT) - Nhiều người cứ than thở Tết trong mắt con trẻ bây giờ “nhạt” lắm, chẳng còn háo hức và mong ngóng như xưa…
Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.
Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer
(NSMT) - Lễ cúng Trăng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, phản ánh nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Với hoạt động đặc trưng là đút cốm dẹp, hay còn gọi là Oóc Om Bóc trong tiếng Khmer, lễ cúng Trăng còn được biết đến rộng rãi với cái tên Lễ Oóc Om Bóc.
Lung linh đêm hội sông Trăng
(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.