Phong cách sống

“Chữa lành” hay đu trend để "rách nát" hơn?

Thứ sáu, 19/04/2024, 10:39 AM

Chữa lành hiện nay như là một trào lưu sống được các bạn trẻ, người đi làm tìm tới để thanh lọc tâm hồn, xoa dịu cơ thể. Thế nhưng, chữa lành không đúng lại có thể gây hại.

Sơ hở là… “chữa lành”

Lên mạng gõ cụm từ "chữa lành" sẽ chỉ cần 0,2 giây để Google cho ra hơn 60 triệu kết quả. Từng đó đủ để thấy trào lưu "chữa lành" đang trở thành "trend" và được nhiều người tìm kiếm.

Không riêng gì các diễn đàn mạng xã hội, mà trong những buổi cà phê, họp nhóm tán gẫu, cụm từ “đi chữa lành” cũng trở nên phổ biến và là câu cửa miệng mỗi khi giới trẻ gặp chuyện không hài lòng.

Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như đây là cách hay để người trẻ nhận diện đúng tình trạng của bản thân, tìm cách tháo gỡ, nhưng không ít người vì thế mà bị ảnh hưởng nặng từ mạng xã hội và “làm quá” câu chuyện của chính mình. Cũng chính vì thế, nhiều người sơ hở là … “đi chữa lành”.

ThS.BS Nguyễn Hồng Bách - Giám đốc Viện Tâm lý học và Truyền thông - Hội tâm lý học Việt Nam cho biết, chữa lành hiện đang là trào lưu, "hot trend". Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của chữa lành và cũng không phải tất cả mọi người đều nhất thiết phải đi chữa lành.

"Tôi đã từng gặp một người phụ nữ sinh năm 1976 có cuộc sống hôn nhân 20 năm, nhưng sau đó tan vỡ. Cả hai đứa con đều theo bố và chị chỉ sống một mình. Sau cú sốc đó, chị u uất, mất ngủ triền miên. Chị uống thuốc trầm cảm nhưng không hiệu quả.

Sau đó, chị có nghe theo bạn đi chữa lành. Chị được nghe thuyết pháp buông bỏ và cảm thấy tinh thần thư giãn. Tuy nhiên, sau 2 tuần chữa lành, quay trở lại cuộc sống chị lại u uất", bác sĩ Bách chia sẻ.

Với trường hợp của chị bệnh nhân trên, đi chữa lành thời điểm đó có thể xoa dịu. Nhưng quay về cuộc sống, họ không nhận ra được vấn đề họ đang vướng phải để chấp nhận.

"Việc chữa lành không đúng sẽ tạo ra thói quen không thể tự thức tỉnh bằng khả năng nội sinh của bản thân", bác sĩ Bách nói.

Theo bác sĩ Bách, việc 'đu trend' chữa lành là không cần thiết (Ảnh minh họa)

Theo bác sĩ Bách, việc "đu trend" chữa lành là không cần thiết (Ảnh minh họa)

Người trẻ có cần chữa lành?

Bác sĩ Bách cho biết mỗi bản thân con người sinh ra đã có cơ chế tự chống đỡ với những áp lực trong cuộc sống. Do vậy, việc "đu trend" chữa lành là không cần thiết.

Để chứng minh cho điều này, bác sĩ Bách lấy ví dụ về trường hợp của Nhật – tên nhân vật đã được thay đổi (18 tuổi). Nhật ít nói, ít giao tiếp, được bố mẹ nhận xét là hiền lành và nhút nhát. Để giúp con chủ động giao tiếp, bố mẹ đã nhờ bác sĩ Bách tư vấn tâm lý cho con.

Bác sĩ Bách khuyên Nhật nên đi chạy xe ôm công nghệ vì chủ động thời gian và tiện cho việc học hành. Sau 3 tháng, khi gặp lại Nhật, bác sĩ Bách đã khá ngạc nhiên vì cậu hoạt ngôn, sành sỏi hơn. Bác sĩ hỏi, Nhật cũng tâm sự: "Khi đi chạy xe ôm con không thể hiền được".

"Với trường hợp của Nhật, từ một đứa trẻ hiền lành đã trở nên sành sỏi hơn thì Nhật có phải đi chữa lành không? Chắc chắn là không!", bác sĩ Bách nói.

Bác sĩ Bách cho rằng bản thân tâm hồn con người chưa từng lành mà sẽ có những lỗ rách. Rách ở đây chính là những trải nghiệm trong cuộc sống để chúng ta trưởng thành. Do vậy, việc "đu trend" chữa lành là không cần thiết.

Chữa lành phải đúng người

Bác sĩ Bách cho rằng, chữa lành rất tốt nhưng phải đúng người. Có 4 trường hợp bắt buộc phải đi chữa lành:

- Người gặp sang chấn tâm lý. Ví như trải qua mất mát lớn, người thân yêu từ giã cõi trần, mất con hoặc bị sốc trong muối quan hệ công việc, bạn bè, người yêu…

- Người gặp tai nạn, họ bị rơi vào trạng thái sống trong ám ảnh hoặc gặp những chuyện khủng kiếp trong cuộc sống như bị xâm hại tình dục, bị lừa dối, đánh nhau để lại di chứng.

- Người gặp vấn đề rắc rối về tài chính như phá sản.

- Trường hợp bản thân nội sinh như phổ tự kỷ chức năng gây ảnh hưởng trong giao tiếp, cuộc sống thường nhật.

"Tôi không hề đả phá chuyện chữa lành nhưng phải dùng cho đúng đối tượng", bác sĩ Bách nói.  

Bác sĩ Bách nhắn nhủ, các bạn trẻ hiện nay thay vì "đu trend" chữa lành thì nên biết chấp nhận cuộc sống, tìm con người của chính mình. Đừng quá ham mê chạy theo chữa lành để có những thiệt hại không đáng có.

Thuý Ngà  
Hoa hậu Ngọc Giàu: Hiến tạng – Hành trình cho đi một cuộc đời khỏe mạnh và giàu ý nghĩa

Hoa hậu Ngọc Giàu: Hiến tạng – Hành trình cho đi một cuộc đời khỏe mạnh và giàu ý nghĩa

Chiều ngày 10/3/2025, ngay sau khi trở về Cần Thơ từ TP.HCM, Hoa hậu, Tiến sĩ Võ Thị Ngọc Giàu đã có buổi trao đổi cùng phóng viên Tạp chí Gia Đình Việt Nam về quyết định hiến mô – tạng của mình. Trước đó, cô đã chính thức hoàn tất thủ tục đăng ký hiến tạng tại Bệnh viện Chợ Rẫy vào ngày 4/3.

Tiệm mì 1.000 đồng lan tỏa yêu thương ở Cà Mau

Tiệm mì 1.000 đồng lan tỏa yêu thương ở Cà Mau

Một tiệm mì gói giá 1.000 đồng vừa xuất hiện tại phường 5, TP Cà Mau, do anh Trương Minh Đương, người dân phường 6, cùng một số người bạn thành lập. Mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, từ những gói mì, quả trứng, xúc xích, rau sống, ớt, chanh đến nước sôi, tất cả đều không tốn kém, nhưng lại chứa đựng một tâm huyết lớn lao. Khi câu chuyện về việc làm thiện nguyện lan tỏa, nhiều nhà hảo tâm đã mang mì, trứng và các vật phẩm khác đến để ủng hộ quán mì 1.000 đồng này.

Xúc động bộ ảnh ngày Tết...

Xúc động bộ ảnh ngày Tết...

(NSMT) - Những ngày Tết Ất Tỵ đã qua nhưng những hình ảnh về một cái tết tròn đầy, đầm ấm vẫn còn đọng lại đâu đó nơi đáy mắt của các ông lão, bà cụ tại Trung tâm nuôi dưỡng người già TP. Cần Thơ, nơi mà Tết đã được ghi lại thông qua những nụ cười, những cái ôm...

Vì sao người tuổi Tỵ ít hơn những tuổi khác?

Vì sao người tuổi Tỵ ít hơn những tuổi khác?

Còn nhớ 2 năm trước nhà nhà thi nhau săn mèo vàng, rồng vàng nhưng năm nay không có định nghĩa săn rắn vàng. Vậy tại sao có ít người tuổi Tỵ hơn những tuổi khác, có phải vì tuổi Rắn ít may mắn?

Bí quyết

Bí quyết "đón cát, tránh hung" cho các gia đình năm Ất Tỵ 2025

Năm Ất Tỵ 2025 được dự báo là một năm có nhiều biến cố khi liên tục có sự thay đổi mạnh mẽ gây không ít khó khăn, thách thức đối với các gia đình trong việc phát triển kinh tế, ổn định định đời sống.

Tháng Giêng không ăn chơi

Tháng Giêng không ăn chơi

Câu ca “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt. Nhưng đó là quan niệm chỉ phù hợp trong xã hội nông nghiệp ngày xưa với những hội hè đình đám… âm lịch.

Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi

Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi

(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".