Văn hóa

Chuyện những người đàn ông giữ lửa hạnh phúc gia đình

Thứ hai, 20/09/2021, 15:34 PM

Cuộc sống hôn nhân sẽ trải qua nhiều khó khăn, nhưng nếu vợ chồng luôn biết cách yêu thương, tôn trọng, lắng nghe nhau thì sẽ giữ gìn được ngọn lửa hạnh phúc gia đình.

Đến xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang, hỏi về ông Ba Mạnh thì hầu như ai cũng biết. Ông là một tấm gương sáng về xây dựng gia đình hạnh phúc, con cháu hiếu thảo, thành đạt.      

1-0843

Mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng ông Ba Mạnh luôn đi đầu trong các phong trào và có rất nhiều đóng góp cho địa phương. Ảnh: Thuỵ Vũ

Ông tên thật là Nguyễn Văn Mạnh (Ba Mạnh), sinh năm 1935, nguyên cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh nay đã nghỉ hưu. Ông có tất cả 7 người con đều đã nên người và có nhiều đóng góp cho xã hội với các ngành nghề khác nhau như công an, hải quan, quân đội, giáo viên…

Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, ông Ba Mạnh ít khi nói về mình nhưng khi nhắc đến người bạn đời thương yêu của mình - bà Trần Thị Nữ (1936), thì đôi mắt ông sáng lên lấp lánh niềm hạnh phúc.

Theo ông, trong việc gầy dựng hạnh phúc gia đình, người chồng như người nhóm lửa và để duy trì, truyền cảm hứng cho con cháu gìn giữ ngọn lửa hạnh phúc thì không thể thiếu vai trò của những người vợ, người mẹ.

2-0844

Ông Ba Mạnh quan niệm, trong việc giữ gìn hạnh phúc gia đình, thì người đàn ông như người nhóm lửa, còn người phụ nữ sẽ giữ gìn ngọn lửa hạnh phúc gia đình ấy. Ảnh: Thuỵ Vũ

Tham gia cách mạng, thoát ly gia đình từ năm 1960, ông Ba Mạnh xa nhà biền biệt. Vợ ông ở nhà mò cua, bắt ốc vừa nuôi con vừa tiếp tế cho chồng. Hòa bình lập lại, những tưởng ông sẽ có điều kiện gần gũi chăm sóc vợ con hơn. Nhưng là Đảng viên, ông có trách nhiệm đóng góp cho xã hội, phục tùng sự phân công của tổ chức. Tiếp tục lần lượt giữ các chức vụ trong bộ máy của Đảng và Nhà nước, ông luôn hết lòng làm tròn nhiệm vụ nhưng cũng không hề xao nhãng trách nhiệm đối với gia đình, làng xóm.

Sau khi về hưu, ông Ba Mạnh vẫn tham gia và đi đầu trong các phong trào của địa phương. Bằng uy tín của mình, ông Ba Mạnh đã vận động từ nhiều nguồn khác nhau xây dựng 14 cây cầu, 21 nhà tình nghĩa, 1 trường Mẫu giáo… Đặc biệt, ông vừa vận động xây dựng trường Tiểu học Vĩnh Thuận Đông 1 với kinh phí 7 tỉ đồng.

Khi được hỏi về bí quyết về việc gìn giữ hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con cháu thành đạt, ông Ba Mạnh cười hiền: “Có bí quyết gì đâu, quan trọng nhất vẫn là cái tâm của người chồng, người cha. Tôi luôn dạy con cái rằng việc gì mình không muốn thì mình đừng làm cho người khác, cái gì Nhà nước cấm thì tuyệt đối không làm. Chỉ có lao động chân chính mới tạo được giá trị thực cho bản thân và sự tử tế sẽ  giúp ta hạnh phúc”.

Anh Huỳnh Phát Triển - Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã Vĩnh Thuận Đông huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang – tâm sự: “Bác Ba là một tấm gương sáng về xây dựng gia đình hạnh phúc, con cháu hiếu thảo, thành đạt. Mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng bác luôn đi đầu trong các phong trào và có rất nhiều đóng góp cho quê nhà".

 Rời Long Mỹ, chúng tôi đến thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Ở ấp Nhơn Lộc bên dòng kinh xáng Xà No hiền hòa chúng tôi lại được nghe một câu chuyện đẹp về hạnh phúc gia đình.

Kết hôn từ năm 1996, cuộc sống của đôi vợ chồng anh Hồng Văn Oắn (1973) - chị Lê Thị Loan (1975) luôn ngập tràn trong hạnh phúc, sự yêu thương lẫn nhau. Có ba mặt con, đứa đầu lòng đã 23 tuổi, đang là sinh viên trường Cao đẳng Cần Thơ, đứa út cũng 15 tuổi học lớp 9 nhưng bà con chòm xóm chưa một lần nghe họ to tiếng với nhau.

Chỉ là một gia đình nhà nông bình thường, vợ chồng anh Oắn chị Loan có một quan niệm sống rất tiến bộ: “Vợ chồng phải bình đẳng, không được so đo tính toán hơn thua với nhau. Chồng nóng thì vợ bớt lời, vợ buồn thì chồng cần an ủi, cảm thông. Hạnh phúc gia đình là một tài sản quý giá nhất của đời người”.

3-0844

Vợ chồng anh Oắn bên vườn trái cây của gia đình. Ảnh: Thuỵ Vũ

Đời sống người làm nghề nông trong thời buổi giá cả nông sản bấp bênh thường xuyên thiếu trước hụt sau. Thu nhập từ mảnh vườn nhỏ trồng cam sành, măng cụt không đủ chi tiêu nên vợ chồng anh chị mở thêm quán nước nhỏ trước nhà. Kiếm được đồng nào anh Oắn đều dành dụm để đưa vợ lên thành phố Hồ Chí Minh chữa trị bệnh bướu cổ, hụt can - xi mãn tính.

Anh tâm sự: "Dù biết bệnh không quá nguy hiểm đến tính mạng, nhưng hàng ngày thấy cảnh vợ bị bệnh hành, tôi cũng xót dạ. Thế nên để vợ đỡ phần cơ cực, tôi thường phụ vợ những công việc nhỏ trong nhà".

Biết tính chồng hay tham gia công tác xã hội nên chị Loan cũng tích cực hưởng ứng trong điều kiện sức khỏe cho phép. Anh đắp đường, làm cầu thì chị nấu cơm, tiếp nước cho tổ công tác. Đối với đôi vợ chồng nông dân này thì hạnh phúc là một điều có thật và hiện diện khắp mọi nơi nhưng chỉ đến với những ai biết trân trọng nó.

Người xưa có câu: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Nếu đàn ông nắm giữ vị trí trụ cột, gánh vác kinh tế thì người phụ nữ chính là người khơi nguồn và giữ lửa yêu thương. Cuộc sống vợ chồng sẽ trải qua nhiều thử thách, khó khăn. Nhưng nếu vợ chồng luôn biết vun đắp, lắng nghe và yêu thương nhau thì “ngọn lửa hạnh phúc” trong gia đình sẽ luôn cháy rực.

Thụy Vũ  
Quà 8/3 tặng mẹ cảm động giúp ngày lễ trở nên ý nghĩa

Quà 8/3 tặng mẹ cảm động giúp ngày lễ trở nên ý nghĩa

Việc chọn quà 8/3 tặng mẹ cảm động không chỉ thể hiện lòng biết ơn mà còn làm ấm lòng và mang lại niềm vui cho đấng sinh thành.

Xoáy tóc trên đầu liên quan thế nào đến IQ của trẻ?

Xoáy tóc trên đầu liên quan thế nào đến IQ của trẻ?

Cha ông có câu: "Một xoáy sống lâu, hai xoáy trọc đầu, ba xoáy chết yểu, 4 xoáy làm quan". Nhiều người cũng tin rằng các vị trí khác nhau của những vòng xoáy này cũng đại diện cho các tính cách và khí chất.

Cần Thơ: Phụ nữ Ninh Kiều đồng diễn Dân vũ áo dài năm 2025

Cần Thơ: Phụ nữ Ninh Kiều đồng diễn Dân vũ áo dài năm 2025

(NSMT) - Ngày 3/3, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ tổ chức Chương trình đồng diễn Dân vũ áo dài năm 2025.

Vì sao trẻ không bị đánh đập, la mắng vẫn mắc bệnh tâm lý?

Vì sao trẻ không bị đánh đập, la mắng vẫn mắc bệnh tâm lý?

Ngày nay, hầu hết trẻ em đều có đủ cơm ăn áo mặc, cả gia đình đều chiều chuộng con cái và hiếm khi đánh đập hay la mắng chúng. Tuy nhiên, một số trẻ em trong gia đình khá giả vẫn mắc bệnh tâm thần.

Các gia đình

Các gia đình "vượt khó" khi kinh tế eo hẹp

Công việc gặp khó khăn, giảm thu nhập, một số mặt hàng thiết yếu tăng giá… ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của các gia đình hiện nay. Với sự chu đáo, đảm đang, nhiều chị em khéo léo tính toán, vận động người thân cùng thực hành tiết kiệm, nỗ lực duy trì chất lượng cuộc sống.

Bí quyết sống chung với mẹ chồng

Bí quyết sống chung với mẹ chồng

Anushree Bose là nhà tâm lý học và cũng là một nàng dâu người Ấn Độ đã chia sẻ những bí quyết để sống chung với mẹ chồng từ góc độ chuyên gia và từ trải nghiệm cá nhân của mình.

Mẹ trầm cảm ném con mới sinh: Đáng thương hơn đáng trách

Mẹ trầm cảm ném con mới sinh: Đáng thương hơn đáng trách

Từ khi mang thai, chị H. mong chờ từng ngày, từng phút để có thể nhìn mặt con nhưng khi con vừa chào đời chưa được 1 tháng, chị đã ném con xuống đất khiến cả gia đình bàng hoàng.