Chuyện về đôi vợ chồng … “tát cạn biển Đông”
(NSMT) - Hạnh phúc gia đình là một mục tiêu tối quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người nhưng không phải là chuyện cao xa mà nó thường đến từ những điều bình dị, gần gũi, thân thương như: ánh mắt con trẻ mừng rỡ khi thấy cha mẹ đi ruộng về, một mâm cơm gia đình đạm bạc nhưng đầy ắp tiếng cười hay đơn giản chỉ là ánh nhìn lứa đôi động viên nhau vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống…
Tiếp chúng tôi trong một căn nhà rộng rãi, khang trang nằm giữa vườn cây ăn trái lộng gió ở khu vực Phú Luông phường Long Hưng quận Ô Môn thành phố Cần Thơ, khi nhắc đến những tháng ngày đã qua, anh Nguyễn Ngọc Quí (sinh năm 1970) trầm giọng: “Vợ chồng tôi đều sinh ra trong những gia đình nông dân nghèo. Nếu không nhờ chí thú làm ăn, vợ tôi khéo thu vén thì gia đình tôi không được như ngày hôm nay các anh ạ”. Nghe chồng nói vậy, chị Lê Thị Ngọc Hương (sinh năm 1971) cười hiền: “Chồng tôi có tính hay nhường công lao cho vợ nên nói vậy chứ bà con ở xứ này ai cũng khen ảnh giỏi giắn, siêng năng. Đồng vợ, đồng chồng tát biển Đông cũng cạn mấy anh ơi”.
Đồng cam cộng khổ
Lập gia đình năm 1990, khi ra riêng đôi vợ chồng trẻ Quí - Hương được cha mẹ chia cho vỏn vẹn 1 công đất vườn tạp. Đất đai ít, không vốn liếng làm ăn nên anh Quí làm nghề “thợ đụng”, ai mướn gì làm nấy, miễn sao chiều kiếm được ít tiền công về đong gạo. Không nỡ nhìn chồng chịu vất vả một mình, chị Hương đòi theo phụ giúp anh. Chồng đào đất, vét sình thuê dưới mương, vợ làm cỏ mướn trên bờ gần đó để “khi mệt gọi nhau, nghe tiếng người bạn đời trả lời cũng vui”. Không ít lần, chị Hương nhảy xuống mương vét sình tiếp chồng thì anh giận: “Em là phụ nữ, những công việc như thế này không thích hợp với em, lỡ đổ bệnh thì sao? Cực khổ như thế nào cũng được, miễn em khỏe mạnh, gia đình hạnh phúc là anh vui”.
Năm 1991, khi con gái đầu lòng Nguyễn Thị Ngọc Hân chào đời, áp lực cuộc sống càng đè nặng lên gia đình anh Quí chị Hương. Năm ấy miền Tây mất mùa, bà con láng giềng ai cũng gặp khó khăn nên hạn chế tối đa việc thuê mướn nhân công. “Lối đi ngay dưới chân mình”, không cam tâm chịu cảnh thất nghiệp, anh Quí chuyển sang nghề nuôi vịt chạy đồng, rày đây mai đó, vắng nhà hàng tháng trời là chuyện bình thường. Có những lần nhớ vợ con, anh Quí nhờ người trông coi bầy vịt, đổi trứng vịt lấy túm gạo vác bộ hàng chục cây số đường đồng về thăm nhà một lát rồi đi.
Để san sẻ gánh nặng với chồng, chị Hương học nghề làm tàu hủ non. Bà con địa phương đến tận bây giờ nhiều người vẫn còn nhớ hình ảnh một người phụ nữ vai gánh tàu hủ rao bán trên khắp nẻo đường quê mà tay vẫn phải nách theo con trẻ. Vợ chồng anh Quí, chị Hương vẫn thường động viên nhau rằng: “Khó khăn nào rồi cũng sẽ vượt qua. Người biết chí thú làm ăn, khéo thu vén nếu không giàu thì cũng…bớt nghèo”.
Năm 1996, sau bao nỗ lực vượt khó, cuộc sống gia đình anh chị Quí- Hương đã qua cơn thắt ngặt. Gia đình đón thêm thành viên mới, họ đặt tên cho cậu con trai út Nguyễn Ngọc Ân như một cách để tri ân cuộc đời.
Hạnh phúc đơm hoa
Không thể kể xiết những công việc mưu sinh nhọc nhằn mà đôi vợ chồng Quí- Hương đã trải qua: làm thuê, bán dạo, phụ hồ, nuôi vịt đẻ…Chi tiêu tiện tặn, dành dụm tích cóp để “cố” thêm đất canh tác, chăn nuôi. Năm 2014, họ trả lại sổ hộ nghèo cho nhà nước cũng là lúc cuộc sống gia đình họ chính thức bước sang trang mới, tươi sáng hơn.
Với mức thu nhập bình quân hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ vườn cây ăn trái, chăn nuôi heo nái, heo thịt…gia đình anh chị Quí- Hương được xem như một gương điển hình vượt khó, thoát nghèo và vươn lên làm giàu của địa phương. Điều khiến bà con địa phương tấm tắc khen là họ có lối sống hòa đồng với chòm xóm, con cái hiếu thuận, gia đình nề nếp.
Hiện tại, vợ chồng anh Quí- chị Hương đã có cháu nội, cháu ngoại đầy đủ và trong căn nhà 3 thế hệ sinh sống của họ luôn tràn ngập hạnh phúc và rộn rã tiếng cười. Hai đứa con của anh chị có việc làm ổn định, tuổi xế chiều của hai anh chị được xem là viên mãn.
Chị Hương cho biết, trong gia đình chị mối quan hệ vợ chồng là bình đẳng và không nề hà công việc, quan trọng phải biết lắng nghe và chia sẻ cùng nhau. “Có những lúc tôi bận chăm sóc đàn heo, anh Quí tự nguyện nấu ăn, lau nhà, giặt giũ quần áo…ảnh siêng năng và thương vợ con lắm”. Nghe vợ khen, anh Quí mỉm cười “bật mí”: “Phụ nữ ai cũng thích được người bạn đời của mình quan tâm, chăm sóc. Như hôm 8/3 vừa rồi, tui bí mật đặt một bó hoa thật to để tặng vợ. Nhìn vợ vui và cảm động đến rưng rưng nước mắt khiến tôi càng hiểu nỗi lòng và cảm thấy thương vợ mình nhiều hơn”.
Không quên trách nhiệm xã hội
Theo anh Bùi Phước Thiện - công chức VHXH, phụ trách công tác gia đình phường Long Hưng thì gia đình anh Quí - chị Hương luôn chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước và đặc biệt rất tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, từ thiện.
Với vai trò chi hội trưởng Chi hội phụ nữ khu vực, chị Hương luôn gần gũi, quan tâm giúp đỡ, vận động xã hội hóa để tạo thêm sinh kế, cải thiện thiện thu nhập cho chị em. “Gia đình tôi đã từng sống trong căn nhà lá, trên trời mưa dột, dưới thì nước ngập nên tôi thấu hiểu nỗi khổ của gia cảnh nghèo. Đồng tiền rất quan trọng nhưng cái tình người với nhau bao giờ cũng quí hơn”.
Với suy nghĩ đó, vợ chồng anh Quí - chị Hương luôn trích từ các nguồn thu nhập của mình dành hẳn một khoản để đóng góp cho bếp ăn từ thiện bệnh viện, hỗ trợ tiền xăng cho xe cấp cứu miễn phí, trợ sức học sinh nghèo đến trường…và thật sự trở thành chỗ dựa cho bà con nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong khu vực mỗi khi chẳng may gặp hoạn nạn, ốm đau. “Trong khả năng của mình, vợ chồng tôi chưa hề từ chối giúp đỡ một hoàn cảnh thật sự khó khăn nào” - chị Hương cho biết.
Còn một trong những niềm vui của anh Quí hiện nay, sau khi xong việc nhà là tham gia đóng góp công sức: bắt cầu, xây dựng giao thông nông thôn, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương… “Cuộc đời đã cưu mang, giúp đỡ gia đình chúng tôi vượt qua những ngày tận cùng gian khó, đây là cách chúng tôi tri ân cuộc đời”- đôi vợ chồng này tâm sự.
Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách
Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?
Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?
Xu hướng trang trí lát sàn gỗ từng rất phổ biến nhưng hiện nay nhiều gia đình không còn lựa chọn. Sàn gỗ có chăng chỉ được lắp trong phòng ngủ, các phòng khác đều được lát gạch men.
Về nhà - về với yêu thương
Ðối với nhiều người, ngôi nhà không chỉ để ở mà còn mang giá trị tinh thần đặc biệt. Ðó còn là gia đình với sự bao dung, chở che, nâng đỡ và trách nhiệm dành cho nhau. Cuộc sống đôi khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách... những lúc ấy, điểm tựa lớn nhất không đâu khác mà chính là mái nhà và những người thân yêu của mình.
Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?
Với sự thay đổi trong lối sống và sự đa dạng hóa nhu cầu sinh hoạt, phòng ngủ chính có phòng tắm có còn đáp ứng được nhu cầu của các gia đình hiện đại hay không và nên giữ lại hay loại bỏ đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.
Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?
Một người đàn ông 69 tuổi trăn trở: “Ở tuổi già, số tiền ký gửi này giống như một chiếc chìa khóa bí ẩn trong tay. Tôi không biết có nên trao lại cho con cháu hay không”.
Tâm thư gửi vợ ngày 20/10
Hạnh phúc là 365 ngày biết hài lòng chứ không phải chỉ một hai ngày hoan hỷ. Nếu không phải đánh đông dẹp bắc, anh cũng sẽ sẵn sàng ẵm con, nhặt rau để em lắp bóng đèn, sửa đường ống nước.
Top 10 quà tặng độc đáo cho Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20/10 là dịp lý tưởng để thể hiện lòng biết ơn và tôn vinh người phụ nữ trong cuộc sống của bạn. Một cách tuyệt vời để làm điều này là thông qua việc tặng những món quà ý nghĩa và đặc biệt.