Sống khỏe

Có nên rửa trứng không, bảo quản thế nào cho đúng?

Thứ sáu, 10/11/2023, 13:29 PM

Trứng là món ăn nhiều dinh dưỡng lại dễ chế biến, được nhiều gia đình lựa chọn cho bữa ăn hàng ngày. Vì thế trứng thường được bảo quản để dùng lâu ngày.

Việc rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến là thói quen của người nội trợ để đảm bảo thực phẩm tươi sạch, bữa ăn chất lượng. Tuy nhiên, đối với trứng, việc làm sạch hay không còn tùy thuộc vào loại trứng các gia đình chọn mua.

Trứng mua tại siêu thịTheo khuyến nghị của Bộ Nông nghiệp Mỹ và một số chuyên gia dinh dưỡng, các gia đình không cần phải rửa trứng mua ở các siêu thị trước khi chế biến. Trên thực tế, việc rửa trứng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Thông thường, các đơn vị sản xuất và phân phối trứng công nghiệp sẽ làm sạch trứng trước khi đem bán ra thị trường. Quá trình làm sạch này lấy đi “lớp áo” bảo vệ tự nhiên bên ngoài quả trứng. Sau khi được rửa, nhà sản xuất phủ một lớp màng dầu khoáng chất ăn được lên bề mặt trứng. Lớp màng này giúp bảo vệ trứng khỏi sự xâm nhập của của vi khuẩn, tránh làm cho trứng bị nhiễm độc.

Rửa trứng bằng nước có thể đẩy vi khuẩn vào bên trong trứng. Đặc biệt nếu rửa bằng nước lạnh hay dưới vòi nước đang chảy. Bề mặt ngoài của vỏ trứng có thể bị vi khuẩn bám vào nhưng rửa nước làm cho trứng dễ nhiễm khuẩn hơn. Vì vậy, cách lành mạnh nhất để ăn trứng mua ở siêu thị là không rửa.

Trứng tươi của các hộ dânĐối với loại trứng được các hộ dân nhỏ lẻ bày bán ở chợ, việc xử lý và bảo quản khác với trứng công nghiệp bán trong siêu thị.

Trong khi trứng mua tại siêu thị đã trải qua quá trình làm sạch và đóng gói kỹ lưỡng thì trứng tươi của các hộ dân có bụi bẩn, mảnh vụn, rơm rạ và thậm chí cả phân trên vỏ.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Mặc dù lớp biểu bì tự nhiên bao quanh có thể giữ cho trứng tươi trong nhiều tuần nhưng không có khả năng tiêu diệt vi khuẩn bám bên ngoài vỏ. Kể cả việc chúng ta cầm trứng mua về bỏ vào tủ lạnh hay chế biến ngay sẽ có thể gây bẩn cho những thực phẩm khác hoặc nhiễm khuẩn vào món ăn. Vô hình chung khi lấy ra sử dụng sẽ khiến vi khuẩn lây lan sang các dụng cụ nhà bếp, không gian nấu nướng và phần bên trong của trứng. Trứng bị nhiễm khuẩn sẽ gây hại nếu ăn phải.

Ngoài ra, khi trứng không được làm sạch vỏ vô tình bị vỡ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào trong lòng trứng, để lâu ở nhiệt độ phòng sẽ khiến lượng vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ, ăn vào dễ bị đau bụng, tiêu chảy.

Vì vậy, khi các gia đình mua trứng ở chợ nên rửa hoặc lau sạch trứng trước khi cất vào tủ lạnh cũng như trước khi chế biến. Khi tự rửa trứng, điều cần lưu ý là không ngâm trong nước, nơi bụi bẩn và mảnh vụn hòa với nước có thể xâm nhập vào trứng qua lớp vỏ xốp. Thay vào đó, hãy rửa trứng dưới vòi nước khoảng 40 độ C, sau đó dùng khăn lau khô quả trứng. Nếu không sử dụng luôn hãy cất trứng vào ngăn mát.

Khi bảo quản trứng, không nên để chung với những thứ có nhiều tinh dầu như gừng, hành, ớt. Tinh dầu sẽ xâm nhập trứng thông qua lỗ thông khí ở vỏ, làm cho trứng bị biến chất, lâu ngày sẽ bị hỏng.

Ngoài ra, không để trứng ngoài tủ lạnh quá hai giờ sau khi lấy ra, không nên cất trứng trong tủ lạnh quá 30 ngày để đảm bảo dinh dưỡng, tránh nguy cơ nhiễm bệnh.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Chuyên gia cho biết thêm, khi mua trứng, cần chú ý chọn trứng sạch, tươi ngon. Không mua trứng có các dấu hiệu như có vết nứt trên vỏ, vỏ trứng quá mịn, trứng có màu xám, vỏ phồng lên, trứng có mùi lạ, khi lắc trứng nghe tiếng ọc nước.

Phương Anh (Theo The Healthy)  
Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?

Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?

Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh phụ khoa có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Chính vì thế, nhiều chị em băn khoăn và lo lắng liệu lạc nội mạc tử cung có thai được không, cũng như các ảnh hưởng khác của bệnh.

Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc,

Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, "cản bước" hành trình làm mẹ

Làm mẹ là thiên chức cao cả và thiêng liêng của người phụ nữ. Thế nhưng chỉ vì căn bệnh này mà nhiều chị em vẫn chưa thể mang thai.

Cần Thơ: Nối thành công cánh tay bị đứt lìa do tai nạn lao động

Cần Thơ: Nối thành công cánh tay bị đứt lìa do tai nạn lao động

(NSMT) - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ vừa thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối liền và bảo tồn cánh tay trái của bệnh nhân bị đứt lìa do tai nạn lao động.

Cứu sống bệnh nhân viêm cơ tim biến chứng choáng tim ngưng bằng kỹ thuật ECMO

Cứu sống bệnh nhân viêm cơ tim biến chứng choáng tim ngưng bằng kỹ thuật ECMO

(NSMT) - Ngày 04/11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể ), lọc máu liên tục, hồi sức nội khoa tích cực.

Cháu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do thói quen ăn uống nhiều người mắc

Cháu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do thói quen ăn uống nhiều người mắc

Bệnh viện phát hiện cậu bé bị teo thị giác, tình trạng tế bào thần kinh thị giác co lại do tổn thương lâu dài. Các bác sĩ lo ngại cậu bé phải đối mặt với tình trạng mù vĩnh viễn.

Suýt tử vong do phình bóc tách động mạch chủ ngực

Suýt tử vong do phình bóc tách động mạch chủ ngực

(NSMT) - Ngày 3/11, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết vừa cứu sống người bệnh 65 tuổi bị phình bóc tách động mạch chủ ngực type A biến chứng tràn dịch màn tim, chèn ép tim cấp, có nguy cơ tử vong rất cao.

Vì sao người chơi golf dễ bị chấn thương khuỷu tay, phòng tránh thế nào?

Vì sao người chơi golf dễ bị chấn thương khuỷu tay, phòng tránh thế nào?

Bộ môn golf không nổi tiếng với mức độ gây chấn thương cao nhưng ngay cả trong số các golfer chuyên nghiệp, chấn thương vẫn xuất hiện.