Nếp nhà

Con gái Nhà báo Yên Ba: "Cha dùng "chiêu" dụ tôi đọc sách"

Thứ năm, 16/05/2024, 10:29 AM

Trong bài dự thi Cha và con gái gửi về Gia đình Việt Nam, chị Hoài Anh - con gái nhà báo Yên Ba tiết lộ, niềm yêu thích đọc sách của chị được hình thành từ bé và người "chắp mối" đam mê này không ai khác chính là người bố nổi tiếng.

Nhà văn, nhà báo Yên Ba vốn là một người khá quen thuộc với khán giả truyền hình qua việc bình luận viên bóng đá và bình phim Tam quốc diễn nghĩa. Bên cạnh đó, một công việc gắn bó hằng ngày, thường xuyên, kéo dài đến nay của ông là theo dõi, phân tích và bình luận các vấn đề quốc tế. Ông cũng đã từng dịch, biên soạn, chỉnh lý, hiệu đính khá nhiều cuốn sách trong lĩnh vực này, nhất là ở mảng trinh thám chính trị và hồ sơ gián điệp.

Thế nhưng, không nhiều người biết, nhà báo Yên Ba còn là một nhà sưu tập tên tuổi trong giới chơi sách. Trong căn hộ nhỏ của nhà báo Yên Ba, những bức tường không được trang trí bằng những bức tranh nổi tiếng của các danh họa, cũng không đơn giản là những khoảng trống trơn. Mà những bức tường đều được phủ kín bằng tủ sách.

Một phần tủ sách gia đình nhà báo Yên Ba

Một phần tủ sách gia đình nhà báo Yên Ba

“Đều đều hàng tuần, hàng tháng, bố mang sách mới về. Có khi là một túi lớn đựng đầy những cuốn Tủ sách vàng be bé của NXB Kim Đồng, có khi là Vũ Bằng, Đường thi, thần thoại Hy Lạp, Mạc Ngôn, Hemingway, Kundera. Có lịch sử, trinh thám, mỹ thuật, khoa học, thể thao”.

Đó chính là những kỷ niệm đầy thú vị về niềm đam mê sách của nhà báo Yên Ba do cô con gái Hoài Anh chia sẻ trong bài dự thi “Thế giới sách, bố và con” gửi tới cuộc thi viết “Cha và con gái”.

Nhắc đến thế giới sách của bố mình, tác giả Hoài Anh viết: “Dù đi xa nửa vòng trái đất hay ra quán phở đầu ngõ, bố luôn cầm theo một quyển sách. Bố bảo tôi: Miễn có sách bên cạnh, con sẽ không bao giờ cô đơn.”

Chứng kiến sự say mê của bố dành cho những cuốn sách, gặp gỡ những người bạn trong giới văn chương của ông, cầm trên tay những tờ báo, những cuốn sách mới nhất, chọn lọc nhất từ thuở nhỏ nên tình yêu sách, yêu chữ nghĩa, thích viết lách cứ thế lớn dần trong tâm trí non nớt của tác giả Hoài Anh cho đến tận lúc trưởng thành.

Chị vẫn nhớ như in lần suýt bị ăn đòn vì lén trốn bố ra ban công đọc truyện kiếm hiệp. Khi đó, số lượng sách Tam Quốc nhà báo Yên Ba sưu tầm lên đến con số hàng trăm. Tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Nhật, tiếng Hàn, manga, có những cuốn quý hiếm chỉ còn độc bản.

Vì sợ con gái quá say mê đọc truyện mà sao lãng việc học, không ít lần nhà báo Yên Ba phải khóa tủ truyện. Giờ đây, mỗi lần viết về Kim Dung hay thăm bảo tàng Kim Dung tại Hong Kong, câu chuyện ấy vẫn in sâu trong tâm trí tác giả.

Con gái nhà báo Yên Ba chia sẻ mình thừa hưởng niềm đam mê sách từ cha

Con gái nhà báo Yên Ba chia sẻ mình thừa hưởng niềm đam mê sách từ cha

Cô tự nhận mình và bố là hai “bibliophile” - hai kẻ si tình vì sách. “Tình yêu sách kết nối chúng tôi ngay cả khi cách xa nửa vòng trái đất. Tình phụ tử nhờ có sách mà trở thành tình bạn vong niên” - tác giả tâm sự.

 Trong suốt những tháng ngày du học tại Mỹ, xa nhà, xa vòng tay của bố, những cuốn sách trở thành bạn đồng hành của tác giả. Từ những cuốn sách ngoại văn đắt đỏ do nhà văn Yên Ba nâng niu dành tặng đến vô số những cuốn sách trong thư viện đại học, tất cả khiến quãng thời gian đó trở nên quý giá và “hiếm hoi được thoải mái cùng đam mê”.

Chia sẻ trong bài dự thi gửi Gia đình Việt Nam, tác giả Hoài Anh cho biết niềm đam mê sách của cô hóa ra được hình thành từ “chiêu” dụ con đọc sách của nhà báo Yên Ba. Mãi sau này cô mới biết điều này sau khi đọc được một bài báo về ông.

Theo đó, cách để nhà báo Yên Ba “dụ” con đến với sách rất đơn giản. Ông thường giả vờ quên cuốn sách trên bàn hoặc giường của con để con tò mò mở đọc. Những cuốn sách đều được nhà báo chọn lọc để phù hợp với độ tuổi của con gái.

Khi tác giả Hoài Anh mới biết chữ, nhà báo Yên Ba thường “để quên” những cuốn sách nhiều hình vẽ, sắc màu. Con gái lớn hơn một chút, ông mua các cuốn Harry Potter tập mỏng do NXB Trẻ phát hành cho con. Cách này vừa tự nhiên lại hiệu quả hơn việc bảo con phải đọc cuốn này cuốn kia.

Nhà báo Yên Ba thường 'dụ' con gái đọc sách bằng cách để quen sách trên bàn, giường của con

Nhà báo Yên Ba thường "dụ" con gái đọc sách bằng cách để quen sách trên bàn, giường của con

Nhờ thói quen đọc sách từ nhỏ mà khi đã lớn lên, có gia đình, con gái của nhà báo Yên Ba vẫn giữ thói quen đọc sách. Không chỉ vậy, cô còn là một cây bút tự do, viết văn và viết báo theo sở thích.

Giờ đây, khi đã trưởng thành, tác giả Hoài Anh lại theo đuổi con đường sưu tầm sách giống bố của mình. Bền bỉ, chăm chút theo ngày tháng.

Có lẽ tri thức đến từ việc đọc sách không thể nhanh bằng các phương tiện công nghệ hiện đại ngày nay. Thế nhưng, giá trị của sách được tích lũy qua năm tháng, thời gian. Cũng giống như lời nhà báo Yên Ba nói với con gái mình: “...bố vẫn thích ngồi giữa hàng nghìn cuốn sách thật, ngửi mùi giấy mới hoặc cũ, lật từng trang để cảm nhận lịch sử chạy qua ngón tay mình”.

Dường như giữa cuộc sống hiện đại, xô bồ, cái thú vui đọc sách, sưu tầm sách của hai cha con nhà báo Yên Ba lại là cách để khám phá, cách di dưỡng tinh thần để cân bằng giữa cuộc sống đầy khó khăn.

Có lẽ vì thế mà với tác giả Hoài Anh, sách trở thành cầu nối cho tình cảm cha con để rồi: “Ở tuổi 35, tôi may mắn đặt chân đến nhiều danh lam thắng cảnh, được đọc các tác phẩm kinh điển hay bestseller ăn khách nhất, để nhận ra nơi đẹp nhất là trái tim người bố, cuốn sách hay nhất là những cuộc trò chuyện cùng bố. Có người phải đi cùng trời cuối đất để tìm tri kỷ, còn tôi sinh ra đã có rồi!”

Thể lệ cuộc thi viết chủ đề "Cha và con gái" lần thứ 2 năm 2024

Yêu cầu đối với bài dự thi

- Bài dự thi phải là những bài viết chưa đăng phát trên bất kỳ phương tiện truyền thông báo, đài hay mạng xã hội và chưa tham gia dự thi ở các cuộc thi khác. Viết về những câu chuyện có thật do tác giả là nhân vật hoặc người chứng kiến, những kỷ niệm, lời tâm tình, tự sự của cha dành cho con gái và ngược lại được thể hiện dưới dạng bài ghi chép, phóng sự, phỏng vấn, tản văn, nhật ký… Ban tổ chức khuyến khích các tác giả sử dụng hình ảnh thật của các nhân vật trong bài dự thi.

- Bài viết thể hiện bằng tiếng Việt, dung lượng 1.000 - 1.500 từ được in trên giấy hoặc gửi qua email do Ban tổ chức cung cấp.

- Mỗi tác giả được gửi tối đa ba (03) bài dự thi và phải chịu trách nhiệm về độ chân thực, tính chính xác về nội dung. Cấm sao chép, đạo văn của người khác dưới mọi hình thức.

- Bài dự thi được chọn đăng trên Tạp chí Gia đình Việt Nam sẽ được trả nhuận bút theo quy định và thuộc sở hữu của tòa soạn; tác giả không có quyền khiếu nại về bản quyền.

Đối tượng dự thi: Tất cả công dân Việt Nam trong và ngoài nước trừ những người là nhân sự của Ban Tổ chức, Ban giám khảo, các đơn vị tài trợ, đồng hành cùng cuộc thi.

Thời gian và địa chỉ nhận bài dự thi

- Thời gian nhận bài dự thi: Từ ngày 27/03/2024 đến ngày 10/06/2024 tính theo dấu bưu điện và thời gian nhận mail. Lễ tổng kết và Gala Trao giải diễn ra vào Ngày Gia đình Việt Nam 28/06/2024.

- Bài dự thi viết tay hoặc đánh máy gửi về Tòa soạn Gia đình Việt Nam. Địa chỉ: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội.

Ngoài bì thư ghi rõ: Bài dự thi "Cha và con gái" kèm thông tin tác giả, địa chỉ, số điện thoại. Ban tổ chức không chịu trách nhiệm nếu hồ sơ tham dự cuộc thi bị thất lạc hoặc hư hỏng do lỗi của bưu điện.

- Bài dự thi online gửi qua email: [email protected]

Giải thưởng

Cuộc thi viết “Cha và con gái” lần thứ 2 năm 2024 có cơ cấu giải thưởng gồm: 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba, 05 giải khuyến khích và 05 giải phụ.

Ngoài giải thưởng tiền mặt, các tác giả đạt giải còn được nhận giấy chứng nhận của Ban Tổ chức, được tặng 01 quyển sách có đăng các bài dự thi cùng quà (nếu có) của nhà tài trợ.

Ban Giám khảo cuộc thi

- Nhà thơ Hồng Thanh Quang - Trưởng ban giám khảo

- Nhà thơ Trần Hữu Việt - Vụ trưởng, Trưởng ban Văn hóa Văn nghệ Báo Nhân Dân

- Nhà văn Nguyễn Một

- Nhà văn, nhà báo Võ Hồng Thu - Báo Tiền phong

Thông tin chi tiết về cuộc thi xin liên hệ

- Tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

+ Nhà báo Phan Khánh An - Tổng TKTS, Thành viên Ban tổ chức. Số điện thoại: 0975.470.476

+ Ms Bùi Thị Hải Én - Cán bộ toà soạn. Số điện thoại: 0973.957.126

- Email: [email protected].

Phương Anh  
Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Xu hướng trang trí lát sàn gỗ từng rất phổ biến nhưng hiện nay nhiều gia đình không còn lựa chọn. Sàn gỗ có chăng chỉ được lắp trong phòng ngủ, các phòng khác đều được lát gạch men.

Về nhà - về với yêu thương

Về nhà - về với yêu thương

Ðối với nhiều người, ngôi nhà không chỉ để ở mà còn mang giá trị tinh thần đặc biệt. Ðó còn là gia đình với sự bao dung, chở che, nâng đỡ và trách nhiệm dành cho nhau. Cuộc sống đôi khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách... những lúc ấy, điểm tựa lớn nhất không đâu khác mà chính là mái nhà và những người thân yêu của mình.

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Với sự thay đổi trong lối sống và sự đa dạng hóa nhu cầu sinh hoạt, phòng ngủ chính có phòng tắm có còn đáp ứng được nhu cầu của các gia đình hiện đại hay không và nên giữ lại hay loại bỏ đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.

Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?

Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?

Một người đàn ông 69 tuổi trăn trở: “Ở tuổi già, số tiền ký gửi này giống như một chiếc chìa khóa bí ẩn trong tay. Tôi không biết có nên trao lại cho con cháu hay không”.

Tâm thư gửi vợ ngày 20/10

Tâm thư gửi vợ ngày 20/10

Hạnh phúc là 365 ngày biết hài lòng chứ không phải chỉ một hai ngày hoan hỷ. Nếu không phải đánh đông dẹp bắc, anh cũng sẽ sẵn sàng ẵm con, nhặt rau để em lắp bóng đèn, sửa đường ống nước.