Công đoàn Kiên Giang đồng hành, chăm lo đời sống người lao động
Cùng với sự lớn mạnh và trưởng thành của Công đoàn Việt Nam, 46 năm qua, Công đoàn Kiên Giang có chuyển biến về tổ chức và hoạt động.
Các cấp Công đoàn làm tốt công tác đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, nhất là hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, giúp doanh nghiệp và người lao động vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất.
Theo Liên đoàn Lao động tỉnh, toàn tỉnh có 70.000 đoàn viên đang sinh hoạt tại 1.461 công đoàn cơ sở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động trong tỉnh ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đa dạng về cơ cấu, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp ngày càng nâng cao; điều kiện làm việc, đời sống, thu nhập được cải thiện; ý thức chính trị, tinh thần yêu nước, lòng tin đối với Đảng, Nhà nước được củng cố.
Các cấp Công đoàn trong tỉnh thực hiện tốt công tác chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động với nhiều hoạt động thiết thực, phù hợp. Điều đó thể hiện rõ qua các hoạt động hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Theo đồng chí Trương Thanh Thúy - Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, các cấp Công đoàn thường xuyên phối hợp với chính quyền, chuyên môn cùng cấp và người sử dụng lao động khảo sát, nắm bắt tình hình đời sống, việc làm, tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động để chăm lo cho đoàn viên, người lao động với nhiều nội dung thiết thực như hỗ trợ gần 80 cơ sở y tế, khu cách ly, khu điều trị người mắc bệnh COVID-19; trên 100 chốt kiểm soát phòng, chống dịch trên các tuyến biên giới; hỗ trợ 5.419 trường hợp người lao động là F0, F1, F2 trong các khu phong tỏa, cách ly y tế; thăm hỏi trên 18.000 lượt đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với tổng số tiền trên 19 tỷ đồng…
6 tháng đầu năm 2022, các cấp Công đoàn tiếp tục tập trung thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động. Thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức trao 25.000 túi an sinh công đoàn cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với số tiền 5 tỷ đồng.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, các cấp Công đoàn tranh thủ cấp ủy, chính quyền địa phương cùng cấp vận động sự ủng hộ, đóng góp của nhà hảo tâm, chính quyền, doanh nghiệp, người sử dụng lao động trên 13 tỷ đồng.
iên đoàn Lao động tỉnh thăm, tặng trên 760 suất quà cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với số tiền trên 380 triệu đồng. Phối hợp với Thành ủy Rạch Giá tổ chức chương trình “Tết sum vầy” năm 2022 cấp tỉnh với tổng kinh phí 400 triệu đồng. Các cấp Công đoàn thăm, tặng trên 26.500 suất quà với số tiền trên 7,5 tỷ đồng; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tặng trên 19.000 suất quà với số tiền gần 3,64 tỷ đồng...
Liên đoàn Lao động tỉnh thương lượng, ký kết thỏa thuận hợp tác về phúc lợi đoàn viên với 2 doanh nghiệp với tổng số tiền phúc lợi cho đoàn viên, người lao động được hưởng trên 1,1 tỷ đồng. Các cấp Công đoàn tổ chức ký mới 13 thỏa thuận hợp tác về phúc lợi đoàn viên, có khoảng 25.000 người được thụ hưởng với số tiền trên 1,5 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm, xây mới 21 “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở với kinh phí 780 triệu đồng...
Tháng công nhân năm 2022 diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi, góp phần tích cực chăm lo đời sống người lao động. Tại lễ phát động tháng công nhân năm 2022, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh tặng 188 phần quà, tổng trị giá trên 120 triệu đồng; phối hợp với 9 doanh nghiệp mở 10 gian hàng bán các mặt hàng thiết yếu phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho 25.000 người lao động. Các cấp Công đoàn tổ chức thăm, tặng quà 4.221 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn từ nguồn kinh phí công đoàn trên 1,7 tỷ đồng.
Đồng chí Trương Thanh Thúy cho biết, để người lao động tin tưởng, gắn bó và chung tay xây dựng Công đoàn ngày càng vững mạnh, thời gian tới, các cấp Công đoàn tiếp tục tập trung đổi mới công tác vận động, tập hợp đoàn viên, người lao động, đi sâu, đi sát nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và giải quyết kịp thời vấn đề người lao động quan tâm.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp, trước hết là cán bộ chuyên trách và chủ tịch công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, phấn đấu cán bộ công đoàn bảo đảm số lượng, chất lượng, có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín, có năng lực đối thoại, dẫn dắt, truyền cảm hứng, tập hợp, đoàn kết người lao động.
Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, do người lao động và vì người lao động. Tiếp tục đổi mới việc phát động, triển khai phong trào thi đua, làm cho các phong trào thi đua đến từng cơ sở, từng đoàn viên, người lao động, tạo động lực mạnh mẽ để công nhân, viên chức, người lao động đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh nhà.
Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động Công đoàn, hướng mạnh về cơ sở, phục vụ người lao động…
Bài và ảnh: BÍCH TUYỀN
Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025
(NSMT) - Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025 với chủ đề “Hội tụ và phát triển”. Dự kiến khai mạc đưa vào phục vụ ngày 27/01/2025 và hoạt động đến hết ngày 03/02/2025 (từ ngày 28 tháng Chạp đến hết ngày mùng 6 Tết) tại tuyến đường Võ Văn Tần – Nguyễn Thái Học, quy mô khoảng 310m, kinh phí thực hiện khoảng 5,5 tỉ đồng được xã hội hóa, không dùng ngân sách.
Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?
Tháng Chạp là tháng cuối cùng trong năm Âm lịch, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn được chứa đựng nhiều điều kiêng kỵ mang đậm dấu ấn tâm linh.
Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi
(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".
Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.
Giao tiếp kết nối yêu thương
Đối thoại, giao tiếp rất quan trọng trong đời sống gia đình, bởi có nói mới hiểu để chia sẻ, cảm thông. Các thành viên cùng một mái nhà hãy tăng cường tương tác, mở lòng trò chuyện cùng nhau. Khi có tiếng nói chung, sẽ giảm bớt những bất đồng, tình cảm thêm gắn kết.
Bạn ghen tị với người khác giới điều gì?
Đàn ông ghen tị với khả năng mang lại sự sống mới cho thế giới của phụ nữ, một số còn ghen tị cả với vai trò làm mẹ. Trong khi đó phụ nữ ghen tị với những điều bất ngờ khác.
Ước mơ làm mẹ của cô gái bại não
Một phụ nữ Trung Quốc mắc bệnh bại não quyết tâm bảo vệ mong muốn được làm mẹ của mình trước những lời chỉ trích trực tuyến.