Cụ ông 90 tuổi lập thư viện cộng đồng gìn giữ văn hóa đọc
(NSMT) - Với mái tóc bạc trắng ở tuổi 90, cụ Đào Quang Huy vẫn ngày ngày đạp chiếc xe đi mua và quyên góp sách để gây dựng thư viện cộng đồng.
U90 xin sách lập thư viện cộng đồng
Năm 2012, TP. Bắc Giang có chủ trương thành lập thư viện tại các xã, cụ Đào Quang Huy là giáo viên tiểu học đã nghỉ hưu, thôn Song Khê 1 (xã Song Khê, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) đã đứng lên nhận nhiệm vụ trông coi, phát triển thư viện.
Sau gần 10 năm duy trì hoạt động, đến nay thư viện đã có đến hơn 12 nghìn đầu sách các loại như sách văn học, lịch sử, y tế, khoa học – kỹ thật, nông nghiệp và cả sách dành cho người khiếm thị.
Trò chuyện với chúng tôi, cụ Huy tâm sự, bản thân là giáo viên về hưu nhưng nhiệt huyết với nghề giáo vẫn còn. Không thể đứng lớp giảng dạy nhưng cụ luôn muốn giúp ích cho giáo dục, đứng ra gây dựng thư viện để các cháu thường xuyên đến, củng cố thêm kiến thức.
Những ngày đầu thành lập thư viện, cụ Huy đã đạp xe rong ruổi hết làng trên xóm dưới, mua lại những cuốn sách, báo cũ vẫn còn sử dụng được.
"Nhiều người họ thấy tôi già nhưng vẫn nhiệt huyết với công việc, họ lại bán rẻ theo cân, có nơi họ biết thì cầm mang đến ủng hộ cho thư viện”, cụ Đào Quang Huy tâm sự.
Lúc đầu khi nhận công việc trông coi phát triển thư viện sách, con cháu trong gia đình can ngăn vì tuổi cao, sức yếu muốn tôi được nghỉ ngơi. Nhưng vì quyết tâm yêu nghề giáo, đến giờ mọi người gia đình cũng hiểu và đồng tình.
“Nhớ những ngày đầu thành lập thư viện sách, lúc đó thanh thiếu niên trong xã cũng rất ít đến để đọc sách. Tôi quan sát thấy, thanh thiếu niên đa phần chỉ chăm chú vào game với điện thoại, kĩ năng đọc sách, trau dồi kiến thức rất ít. Từ đó tôi cùng với các thầy cô trên trường, tuyên truyền, vận động để các em đến thư viện tìm và đọc sách", cụ Huy chia sẻ.
Biết được việc làm ý nghĩa của cụ Huy, mới đây, nhân Ngày hội sách và văn hóa đọc tỉnh Bắc Giang tổ chức, Nhà sách Tiền Phong cũng tặng thư viện 300 đầu sách để góp vào thư viện. Đến nay, thư viện cũng đã có khoảng 12.500 đầu sách, với lượng độc giả nhất định. Với lượng người đọc ngày càng nhiều, thư viện cũng có dự định mở rộng thêm diện tích, sửa sang lại cho thêm phần khang trang.
Gìn giữ văn hóa đọc
Thời gian mở cửa của thư viện từ 7h30 – 17 h vào các ngày thứ ba, thứ năm và Chủ nhật hàng tuần, phục vụ cả đọc tại chỗ và mượn về. Vào những thời gian khác, ai có nhu cầu, chỉ cần gọi điện, gọi cổng cụ cũng sẵn sàng mở cửa đón tiếp.
Những ngày nghỉ hè vừa qua, để không bị quên kiến thức, em Nguyễn Thu Thủy - học sinh Trường THCS Nguyễn Khắc Nhu (TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang), ngày ngày lên thư viện cộng đồng tại xã Song Khê để mượn, đọc và tìm hiểu những cuốn sách mình yêu thích, cũng như củng cố thêm kiến thức của bản thân.
Thu Thủy cho biết, nhiều năm nay, em coi thư viện như là ngôi trường thứ hai của mình. Khi nào có bài tập khó, cần phải có sách tham khảo thì em sẽ lên thư viện để tìm hiểu và nghiên cứu. Ở đây, có rất nhiều cuốn sách phù hợp với lứa tuổi của em với đầy các thể loại như văn học, lịch sử, truyện tranh.
"Những cuốn sách nào học xong, em cũng mang tặng lại cho thư viện để cho các bạn sau đọc. Ngoài ra, thời gian rảnh rỗi, em cũng thường lên thư viện để giúp cụ Huy thu dọn, sắp xếp các cuốn sách đúng chỗ để gọn gàng", Thu Thủy chia sẻ.
Ngoài việc phục vụ các cháu ở độ tuổi đang còn đi học ra, người ở độ tuổi trung niên cũng đến tìm và đọc những cuốn sách liên quan đến giống cây trồng, cách chăm sóc nuôi trồng, mô hình trang trại kiểu mới. Thỉnh thoảng một số sinh viên học đại học có dịp về quê chơi cũng mang sách đã học xong về tặng lại cho thư viện.
Thư viện cũng đã thêm một gian sách chữ nổi dành cho đọc giả bị khiếm thị ở xã Song Khê, Tân Mỹ, Đồng Sơn (TP. Bắc Giang) có cơ hội được tiếp thu tri thức, giúp hiểu rõ hơn về cuộc sống, tạo niềm vui cho họ. Đặc biệt, không chỉ sách chữ nổi, cụ Huy còn sưu tầm thêm được cả sách nói (dạng đĩa) để họ có thể thuận lợi tiếp cận tri thức hơn.
Mới đây, lãnh đạo Thành phố Bắc Giang cũng đã tặng cho thư viện một dàn máy tính để bàn. Để giúp người đọc có thể tìm kiếm những đầu sách, tư liệu trên mạng một các dễ dàng, nhanh chóng, cũng như phục vụ việc quản lý thư viện.
Với những nỗ lực không mệt mỏi đó, tại Hội Nghị tổng kết 5 năm thực hiện Ngày sách Việt Nam diễn ra ở Hà Nội năm 2019, cụ Đào Quang Huy đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tuyên dương và tặng Bằng khen vì có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng thư viện cộng đồng và lan tỏa văn hóa đọc trong nhân dân.
Yêu thương bản thân để sống vui, sống khỏe
(NSMT) - Dẫu bận rộn, nhiều phụ nữ vẫn cố gắng sắp xếp, cân bằng giữa công việc, gia đình và nghỉ ngơi, thư giãn để nâng cao chất lượng cuộc sống. Các chị thể hiện tình yêu bản thân bằng sự quan tâm đến cảm xúc cá nhân, nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn, xây dựng lối sống lành mạnh. Những thói quen tốt giúp các chị tái tạo năng lượng tích cực, vui vẻ, lạc quan, khỏe đẹp hơn…
Hơn 150 vận động viên tranh tài sôi nổi tại Giải đua vỏ Composite TP Cần Thơ mở rộng
(NSMT) - Ngày 30/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ tổ chức Giải đua vỏ Composite TP. Cần Thơ mở rộng năm 2024. Tham gia giải có 164 vận động viên thuộc 9 tỉnh, thành phố.
Tất cả đã sẵn sàng cho đêm chung kết Hội thi Nét đẹp Áo bà ba Xưa và Nay năm 2024
(NSMT) - Sau 3 tháng tạm hoãn, vòng chung kết Hội thi Nét đẹp Áo bà ba Xưa và Nay lần II năm 2024 đã trở lại, hứa hẹn với nhiều phần thi đầy hấp dẫn.
Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer
(NSMT) - Lễ cúng Trăng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, phản ánh nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Với hoạt động đặc trưng là đút cốm dẹp, hay còn gọi là Oóc Om Bóc trong tiếng Khmer, lễ cúng Trăng còn được biết đến rộng rãi với cái tên Lễ Oóc Om Bóc.
Những “bông hoa khuyết” tỏa sáng trên đường chạy
(NSMT) - “Những đoá hoa khuyết” phá rào cản, vượt qua giới hạn bản thân để tỏa sáng trên đường chạy “Bước chân hòa nhập 2024” – Mùa 2 do Hội Người khuyết tật TP. Cần Thơ (CAPD) tổ chức.
Giải trí ảo, hậu quả thật
Hiện nay, sử dụng mạng xã hội là hình thức giải trí phổ biến, nhất là đối với chị em phụ nữ. Các chị lên mạng cập nhật kiến thức, mở rộng quan hệ, kết giao bạn bè, nhiều chị đầu tư viết nội dung, xây dựng hình ảnh trên trang cá nhân thật lung linh để có like… Và rồi không ít trường hợp bị các thiết bị công nghệ cùng thế giới ảo chi phối quá mức, xao nhãng trách nhiệm đối với người thân, gây bao hệ lụy…
Đôi chân từng chạy loạt sự kiện lớn, bất ngờ sau 6 tháng phải sống nhờ... chống nạng
(NSMT) - Sống một mình trong căn trọ nhỏ cặp khu dân cư Bình Nhựt, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ, chàng trai Dương Hữu Nghĩa (32 tuổi, ngụ tại huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) từng là đôi chân chạy hàng loạt các sự kiện lớn nhỏ ở miền Tây, bất ngờ gặp "bạo bệnh" với di chứng "Viêm hoại tử chỏm xương đùi", khiến việc đi lại với anh giờ đây trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.