Phong cách sống

Đại tá – Bác sỹ Nguyễn Kim Phong: “Làm việc với Oxy là một niềm đam mê”

Thứ bảy, 24/08/2024, 19:12 PM

(NSMT) - Ở tuổi 80, với nhiều người đây là thời điểm để vui vầy cùng con cháu sau hàng chục năm làm việc vất vả, thế nhưng với Đại tá – Bác sỹ Nguyễn Kim Phong quan niệm này không tồn tại. Bởi với ông, được làm việc, đặc biệt là công việc mình yêu thích, là một niềm đam mê, là một lẽ sống của cuộc đời.

Cơ duyên đến với “Oxy cao áp”

Sau nhiều cuộc hẹn, cuối cùng vị Đại tá - Bác sỹ Nguyễn Kim Phong cũng đồng ý tiếp tôi tại trụ sở Trung tâm điều trị Oxy cao áp (số 32 Tiền Lân 14, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP.HCM) địa điểm mới Trung tâm Điều trị oxy cao áp do ông sáng lập mới chuyển về chưa lâu.

Trái với suy nghĩ ban đầu của tôi, ông trông trẻ, khỏe hơn cái tuổi 80 của mình.

Sau một ly trà, ông bắt đầu câu chuyện về phương pháp điều trị bệnh bằng “oxy cao áp” mà tôi đang muốn tìm hiểu bằng một tóm lược ngắn về cuộc đời và cơ duyên đưa ông đến với một phương pháp điều trị bằng cách sử dụng oxy thứ mà nhân loại đang tiếp xúc hàng ngày.

Ông bảo, ông sinh năm 1944, một năm trước khi diễn ra cuộc Cách mạng Tháng 8, cuộc cách mạng làm thay đội vận mệnh, tạo ra một kỷ nguyên mới cho đất nước, tại huyện Lâm Thao (nay là Phong Châu, Phú Thọ).

Cũng chính nhờ cuộc cách mạng này mà ông có được điều kiện học hành tử tế, từ đó có một nền tảng để ông trở thành một bác sỹ có tay nghề, có một niềm đam mê với công việc chữa bệnh bằng oxy cao áp sau này.

Tác giả và Đại tá – Bác sỹ Nguyên Kim Phong

Tác giả và Đại tá – Bác sỹ Nguyên Kim Phong

Sau khi tốt nghiệp cấp 3, ông Nguyễn Kim Phong trúng tuyển vào Đại học Y Hà Nội. Tại đây, ngay trong thời gian học ông được chọn gửi đi học thêm trường Đại học Tổng hợp nhằm tăng thêm kiến thức khoa học cơ bản để sau khí tối nghiệp hai trường sẽ là cán bộ giảng dậy của trường. Với ông, đây là một điều may mắn, bởi nhờ thế mà ông có thêm kiến thức, phục vụ cho việc giảng dạy cũng như chuyên môn sau này.

Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau khi tham gia vào công việc giảng dạy, chiến trường miền Nam trở nên ác liệt hơn và quân đội rất cần những bác sỹ có chuyên môn để phục vụ cho công cuộc giải phóng đất nước và thế là ông tình nguyện lên đường.

“Tuy vào lính muộn theo chân các đơn vị chiến đấu, tôi có mặt ở hầu hết các chiến trường biên giới cũng như chiến trường Campuchia. Những năm tháng ở trong quân ngũ tiếp cho tôi có thêm bản lĩnh để làm những công việc sau này”, Đại tá – Bác sỹ Nguyễn Kim Phong cho biết thêm.

Sau một thời gian chinh chiến khắp các chiến trường, đến năm 1988, ông được biệt phái sang Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga và đây chính là một bước ngoặt tạo ra một Bác sỹ Nguyễn Kim Phong có một niềm đam mê vô bờ bến với phương pháp sử dụng oxy cao áp để điều trị bệnh sau này.

“Tôi vào Viện làm việc vài năm thì Nga – khi đó là Liên Xô mang công nghệ điều trị bệnh bằng các sử dụng cao áp vào Việt Nam. Đó là khoảng năm 1992 – 1993 và tôi may mắn là một trong những người đầu tiên được tiếp xúc với công nghệ này. Là người thực hiện chính đề tài này ở Phía Nam .Đến những năm 1997 – 1998 đề tài được được nghiệm thu và được đưa vào sử dụng trong việc điều trị bệnh”, ông nói.

Cứu cánh của nhiều căn bệnh, đặc biệt là tiểu đường

Cũng theo Bác sỹ Nguyễn Kim Phong, công nghệ sử dụng oxy cao áp để điều trị bệnh xuất hiện ở các nước trên thế giới từ những năm 1950 nhưng đối với Việt Nam phương pháp này vào thời điểm du nhập vào vẫn còn là một điều mới mẻ và ít  người am hiểu.

“Ngày đó, có một vị tướng bị tiểu đường nặng, bàn  chân bị hoại tử nặng có nguy cơ phải cắt bỏ mặc dù đã được điều trị tích cực. Thế nhưng, đúng thời diểm đó phương pháp điều trị bằng phương pháp đưa oxy vào và ông là mộ trong những bệnh nhân đầu tiên được sử dụng. Bệnh dần dần thuyên giảm và cuối cùng khỏi phải cắt bỏ chân. Ca điều trị thành công này cùng với kết quả trên nhiều bệnh nhân khác tiếp theo hình thành trong tôi quyết tâm đeo đuổi phương pháp điều trị này”, ông kể.

Nói về phương pháp điều trị này, Bác sỹ Phong cho biết thêm, với người bị tiểu đường, việc điều chỉnh chế độ ăn quan trọng nhưng chưa đủ. Để chuyển hóa các chất, đặc biệt là chuyển hóa đường bình thường cần cung cấp đủ oxy cho cơ thể.

Cụ thể, để chuyển hóa hoàn toàn 100 g đường glucoge, cần hơn 100g oxy. Trong khi đó, bệnh tiểu đường làm giảm khả năng hấp thụ oxy của phổi, giảm cả khả năng vận chuyển oxy từ phổi đến tế bào, từ ngoài vào trong tế bào để tham gia vào các chuyển hóa. Để làm chậm quá trình tiến triển, hạn chế biến chứng , người bệnh có thể , cần chủ động tăng cung cấp oxy cho cơ thể .

“Bình thường, oxy vào cơ thể từ môi trường. Tuy nhiên, khi sức khỏe có phần suy giảm, đặc biệt có nguy cơ hay đã xuất hiện các biến chứng của bệnh cần áp dụng phương pháp hỗ trợ điều trị bằng oxy cao áp”, ông cho biết.

Oxy cao áp tham gia vào làm hạn chế, dừng, cắt đứt nhiều khâu trong quá trình tiến triển của bệnh. Dưới tác dụng của oxy cao áp, tuyến tụy tăng sản xuất insulin, do đó có thể giảm liều thuốc hạ đường huyết. Một trong những tác dụng dễ nhận thấy của oxy cao áp là tham gia vào điều trị viêm tắc động mạch.

Ngoài chức năng điều trị tiểu đường ra, phương pháp sử dụng oxy cao áp còn giúp cho nhiều trường hợp bị hôn mê, bị mất thị lực, thính lực,... cải thiện tình trạng bệnh tật rất tốt.

“Tất cả các cơ quan trong cơ thể chúng ta đều cần đến oxy. Oxy khi vào cơ thể giống như hàng hóa vào cảng và các hồng cầu giống như một phương tiện vận chuyển oxy đến các cơ quan. Tuy nhiên, khi hồng cầu yếu hoặc thiếu thì cách “vận chuyển” này chậm lại, có hại cho sức khỏe và lúc này nếu dùng oxy áp suất cao oxy sẽ tan vào máu nhiều hơn đến các cơ quan nhanh hơn không phụ thuộc vào hồng cầu – phương tiện vận chuyển oxy cảu cơ thể, nó lẻn lỏi được vào cả những mạch máu nhỏ nhất", Bác sỹ Phong giải thích.

Mong muốn lan tỏa phương pháp điều trị

Trao đổi với tôi, Đại tá – Bác sỹ Nguyễn Kim Phong nói lên trăn trở của mình khi hiện nay có rất nhiều người bệnh cần phương pháp điều trị này nhưng chưa thể tiếp cận được do thiếu thông tin.

Đại tá – Bác sỹ Nguyễn Kim Phong cùng những bệnh nhân của mình

Đại tá – Bác sỹ Nguyễn Kim Phong cùng những bệnh nhân của mình

Ông nói: “Hiện nay có rất nhiều người bệnh tiểu đường và nhiều bệnh khác cần phương pháp điều trị an toàn này nhưng hầu như rất ít bệnh viện có thiết bị điều trị này. Các trường đại học chuyên ngành y vẫn không có khoa chuyên đào tạo phương pháp này, các sinh viên  chưa hiểu sấu cách điều trị này”.

Với ông, người đã gắn bó gần như cả đời với phương pháp điều trị này, việc ngày càng nhiều bệnh nhân được tiếp cận với phương pháp điều trị này là mong muốn của cuộc đời mình. Bởi với ông, đó chính là một trách nhiệm xã hội mà ông với tư cách là một bác sỹ, một cựu chiến binh phải làm.

Sự nhiệt tâm, tinh thần trách nhiệm và đặc biệt là tình yêu chính là động lực để Đại tá - Bác sỹ Nguyễn Kim Phong quên đi tuổi tác để hàng ngày mang lại hy vọng, sự sống cho rất nhiều bệnh nhân.

“Làm việc với oxy là niềm đam mê và tôi sẽ lan tỏa niềm đam mê đó tới mọi người”, vị cựu chiến binh tràn đầy nhiệt huyết với xã hội nói với tôi trước lúc chia tay.

Nguyễn Minh  
Bộ nhạc cụ gỗ dừa kỷ lục ở miền Tây

Bộ nhạc cụ gỗ dừa kỷ lục ở miền Tây

Lấy cảm hứng từ cây dừa quê hương, nghệ nhân Võ Văn Bá (Ba Bá, 82 tuổi, ở TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre) đã chế tác hơn 110 loại nhạc cụ dân tộc từ gỗ dừa, được xác lập kỷ lục bộ nhạc cụ dân tộc bằng gỗ dừa đầu tiên tại Việt Nam.

Một lần ngồi khoang hạng nhất

Một lần ngồi khoang hạng nhất

Hãy quan sát những người xung quanh bạn một cách cẩn thận và bạn sẽ nhận thấy những người kiếm được nhiều tiền, ngồi khoang hạng nhất khác với số đông điểm này.

Cuộc sống ra sao khi không MXH, điện thoại, tiệc tùng?

Cuộc sống ra sao khi không MXH, điện thoại, tiệc tùng?

Cuộc sống hưu trí của mỗi người đều có một nét riêng. Có người chọn đi du lịch khắp nơi, có người chọn tận hưởng sự cô độc lặng lẽ. Suy cho cùng, ai cũng có quyền sống theo nhu cầu của chính mình.

Nữ du kích Ngã Năm

Nữ du kích Ngã Năm "khoe" tấm ảnh quý nhất cuộc đời

Đến thăm anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lưu Nguyệt Hồng (tên thường gọi là chị Ba Nguyệt Hồng) tại nhà riêng trên đường Trần Hưng Đạo, Phường 10 (TP.Sóc Trăng), tôi được xem tấm ảnh “rất quý hiếm trong cuộc đời chị”.

Tổ thiện nguyện khu vực 6: Những suất cơm tình thương dành cho các bệnh nhân và gia đình

Tổ thiện nguyện khu vực 6: Những suất cơm tình thương dành cho các bệnh nhân và gia đình

(NSMT) - Bếp ăn thiện nguyện của Tổ thiện nguyện khu vực 6 phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ với những suất cơm '0 đồng' dành cho bệnh nhân và người thân tại Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ đã đều đặn "nóng lửa" khoảng 3 năm qua, mang đến những phần ăn ý nghĩa, góp phần tiếp thêm động lực, giúp họ vượt qua khó khăn bệnh tật.

Xây phòng “ru” ốc ngủ cho thu nhập tiền tỉ mỗi năm

Xây phòng “ru” ốc ngủ cho thu nhập tiền tỉ mỗi năm

Chỉ vỏn vẹn 20m2 để xây phòng “ru” ốc ngủ, vợ chồng anh Lê Hồng Lâm (39 tuổi, ngụ phường Hòa Thuận, TP Cao Lãnh, tỉnh Ðồng Tháp) có thu nhập trên 1 tỉ đồng mỗi năm.