Đạo hiếu bắt đầu bằng phụng sự cha mẹ
(NSMT) - Một người làm nhiều điều sai trái, phạm tội thì dù có chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ hay sửa sang phần mộ của tổ tiên cũng không được coi là người con hiếu thảo.
Khổng Tử từng viết trong Hiếu Kinh: “Hiếu là cái gốc của đức, giáo hóa đức hạnh đều do hiếu sinh ra. Con ngồi xuống, ta nói cho con nghe. Thân thể, da tóc, là nhận được từ cha mẹ, không được hủy hoại, là khởi đầu của hiếu. Lập thân hành Đạo, lưu danh hậu thế, để rạng danh cha mẹ, là tận cùng của hiếu. Đạo Hiếu, bắt đầu bằng phụng sự cha mẹ, tiếp đến là phụng sự quân vương, cuối cùng là lập thân”.
Vài lời ngắn ngủi của thánh nhân đã nói rõ bản chất, mục đích và ý nghĩa của chữ Hiếu.
Bản chất của đạo hiếu
“Hiếu thảo là gốc của đức hạnh” nghĩa là bản chất của đạo hiếu nằm ở nhân từ và đức độ. Người tuân theo đạo hiếu phải là người có lòng nhân từ, người không có lòng nhân từ nhất định sẽ không tuân theo đạo hiếu.
Một người trong nội tâm khuyết thiếu nhân đức thì dù hiếu thảo với cha mẹ, mừng thọ, thờ cúng tổ tiên,… cũng không thể được coi là người có đạo hiếu chân chính.
Khổng Tử có nói: “Thân thể, da tóc là nhận được từ cha mẹ, không được hủy hoại, là khởi đầu của hiếu”. Vì thân sinh ra ta là cha mẹ, nếu thân bị tổn hại thì cha mẹ buồn lòng. Vì vậy, ý nghĩa thực sự của việc chăm sóc thân thể không phải là để bảo vệ làn da mà là mà là bồi dưỡng lòng nhân đức của bản thân, hơn nữa đó chính là tôn trọng và yêu thương bản thân, không gây gổ với người khác, không phạm tội.

Ảnh minh họa.
Mục đích của đạo hiếu
Khổng Tử nói: “Lập thân hành Đạo, lưu danh hậu thế, để rạng danh cha mẹ, là tận cùng của hiếu”.
Điều này có nghĩa là làm theo đạo hiếu là làm cho mình thành hiền nhân có đạo đức, có học. Câu nói “Phúc đức tại mẫu” còn thể hiện ra việc nghe và làm theo lời dạy bảo lương thiện của mẹ, như vậy cũng đồng nghĩa với việc vinh danh đức hạnh của cha mẹ. Đây mới là mục đích cuối cùng của chữ Hiếu.
Ý nghĩa của đạo hiếu Ý nghĩa của chữ hiếu nằm ở chỗ “bắt đầu bằng phụng sự cha mẹ, tiếp đến là phụng sự quân vương, cuối cùng là lập thân”. Con người không thể thiếu đức hạnh. Một người có thể giữ được nhân đức trong lòng, thuận theo đạo hiếu, trong gia đình sẽ yêu thương người nhà, hiếu kính, phụng dưỡng cha mẹ và những những người bề trên, họ sẽ không trở thành kẻ nghịch tử bất hiếu.
Trong công việc, họ sẽ là người tận tâm, hết lòng. Đối với bản thân, họ sẽ trở thành một bậc chính nhân quân tử đầu đội trời chân đạp đất, sẽ không trở thành kẻ bại hoại, chỉ biết ăn uống hưởng lạc, nguy hại đến xã hội.

Ảnh minh họa.
Cảnh giới của đạo hiếu
Khổng Tử chia đạo hiếu thành 4 kiểu hiếu thuận là “Hiếu của bậc thiên tử”, “hiếu của vợ chồng”, “hiếu của kẻ sỹ” và “hiếu của thường dân”.
Về đạo hiếu của bậc thiên tử, Khổng Tử đã nói thế này: “Người yêu thương cha mẹ, thì sẽ không dám làm điều ác với người khác; người kính trọng cha mẹ, sẽ không khinh thường người khác, yêu thương kính trọng là ở việc hết lòng phụng sự cha mẹ, mà việc giáo hóa đạo đức được thực thi cho, làm khuôn mẫu cho bốn biển. Đó là cái hiếu của bậc thiên tử vậy”.
Bậc thiên tử dùng nhân đức để giáo hóa và trở thành tấm gương cho tất cả người trong thiên hạ noi theo. Hiếu của bậc thánh nhân là đạo hiếu dùng lòng nhân từ và tình yêu thương bao la để tạo phúc cho tất cả chúng sinh trong thiên hạ.
Về chữ Hiếu của thường dân, Khổng Tử đã nói: “Dụng Đạo của Trời, phân chia cái lợi của đất, cẩn thận bản thân, tiết kiệm tiêu dùng, để phụng dưỡng cha mẹ, đó là cái hiếu của thứ dân”.
Tuân thủ bổn phận, không được tham lam vô lý, phải siêng năng cần kiệm, hiếu thảo với cha mẹ, đây là đạo hiếu của người bình dân. Nói cách khác, đạo hiếu của người bình dân là hạnh phúc của một người và một gia đình, là đạo hiếu để phụng dưỡng cha mẹ.
Tóm lại, đạo hiếu là cơ sở lập thân, xử thế để trở thành bậc thánh nhân, bậc hiền đức của mỗi người. Đây cũng là nền tảng để gia đình hòa thuận, xây dựng một xã hội hòa bình, bền vững.
Quà 8/3 tặng mẹ cảm động giúp ngày lễ trở nên ý nghĩa
Việc chọn quà 8/3 tặng mẹ cảm động không chỉ thể hiện lòng biết ơn mà còn làm ấm lòng và mang lại niềm vui cho đấng sinh thành.
Các gia đình "vượt khó" khi kinh tế eo hẹp
Công việc gặp khó khăn, giảm thu nhập, một số mặt hàng thiết yếu tăng giá… ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của các gia đình hiện nay. Với sự chu đáo, đảm đang, nhiều chị em khéo léo tính toán, vận động người thân cùng thực hành tiết kiệm, nỗ lực duy trì chất lượng cuộc sống.
Vì sao mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu tồn tại bất chấp thời đại?
Tiến sĩ Madeleine A. Fugère - GS Tâm lý học xã hội tại Đại học Bang Eastern Connecticut (Mỹ) đã chia sẻ những lý do bất ngờ đằng sau mâu thuẫn trong mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu.
Giảm 37% nguy cơ tử vong nhờ... trông cháu
Dành thời gian cho trẻ nhỏ có thể giúp ông bà minh mẫn, vui vẻ và thậm chí khỏe mạnh hơn về lâu dài.
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế nào và giải tỏa cảm xúc nóng giận một cách hiệu quả ra sao.
Bắt nhịp sau Tết
Sau những ngày Tết vui chơi, nghỉ ngơi thoải mái, người lớn trở lại với công việc, trẻ em đến trường. Nhanh chóng lấy lại sức khỏe, cũng như rèn luyện con cái vào nền nếp, thích nghi với môi trường đi học là điều phụ huynh quan tâm. Để đầu năm được thuận lợi, suôn sẻ, các gia đình có sự chuẩn bị chu đáo, giữ tâm trạng vui vẻ, lan tỏa năng lượng tích cực, cùng nhau nỗ lực học tập, làm việc tốt hơn.
Cúng ông Công ông Táo sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp được không?
Nhiều người cho rằng việc cúng ông Công ông Táo phải thực hiện trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên chuyên gia lại phân tích điều ngược lại.