Dấu ấn dòng họ Dương trên đất cù lao
Là gia tộc đến định cư sớm nhất trên vùng đất Bình Thủy (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang), dòng họ Dương có những đóng góp không nhỏ cho quá trình hình thành, phát triển của xứ cù lao. Trải qua mấy trăm năm, các thế hệ con cháu họ Dương vẫn tiếp tục tham gia vào quá trình kiến thiết quê hương.
Dấu ấn tiền nhân
Ông Dương Hồng Hưng (Trưởng tộc họ Dương xã Bình Thủy) kể lại: “Vào cuối thập niên 50 thế kỷ XVIII, từ miền Trung xa xôi, thủy tổ tộc họ Dương xã Bình Thủy là cụ Dương Văn Hóa, đã cùng gia đình dùng thuyền bầu vượt biển vào Nam lánh nạn, tìm cuộc sống mới và đến định cư trên cù lao Năng Gù năm 1763.
Xuất thân là quan viên tri thức, cụ đã lãnh đạo lưu dân khai mở cù lao Năng Gù ngày càng trù phú, ổn định. Ngày 22 tháng Giêng năm 1783, chính quyền phong kiến phê đơn chấp thuận cho cụ Dương Văn Hóa lập Bình Lâm thôn và giữ chức Trùm Tri Thâu trông coi việc thu thuế trên vùng đất mới”.
Với uy tín của mình, cụ Dương Văn Hóa vận động người dân tiến hành xây dựng ngôi đình gần vàm Rạch Chanh để thờ thần Thành Hoàng Bổn Cảnh và lập thiết chế hành chính để quản lý thôn, từ Cái Dầu đến giáp ranh Chắc Cà Đao (nay là thị trấn An Châu, huyện Châu Thành). Cụ mất ngày 22 tháng Giêng năm 1818 (thọ 95 tuổi).
Vì cụ Dương Văn Hóa có công khai mở thôn Bình Lâm nên dân làng tôn cụ là Tiền Hiền, lập thần vị thờ cúng trong đình thần và tổ chức cúng giỗ rất trọng thể hàng năm. Thông qua khảo cứu của Bảo tàng tỉnh, cụ đã được công nhận là “Nhân Thần đình Bình Thủy” và Ban Quý tế đình tổ chức cúng “Lễ Kỵ Thần” vào 2 ngày 21 và 22 tháng Giêng hàng năm, theo nghi thức cổ truyền rất trang trọng.
“Cụ Dương Văn Hóa có 3 người con trai, gồm: Dương Văn Thành, Dương Văn Lập và Dương Văn Thới. Trong đó, ông Dương Văn Thành và Dương Văn Lập ở lại Bình Lâm thôn tiếp tục công cuộc khai phá vùng đất mới cùng với dân làng. Riêng người con út Dương Văn Thới đã đến khai khẩn đất hoang lập nên thôn Phú Hữu và Vĩnh Lộc (nay thuộc huyện An Phú).
Có một sự trùng hợp là ngày cụ Dương Văn Hóa mất cũng trùng với ngày Bình Lâm thôn chính thức được khai sinh. Điều này càng củng cố niềm tin cho cháu con và người dân Bình Thủy về công đức của vị Tiền Hiền đối với vùng đất cù lao này” - ông Dương Hồng Hưng cho hay.
Với những đóng góp to lớn của cụ Dương Văn Hóa, con cháu trong tộc họ đã tổ chức lễ giỗ cụ rất trang trọng tại Phủ thờ họ Dương. Không chỉ người trong tộc họ mà nhân dân địa phương cũng đến đây thắp nén hương thành kính, tưởng nhớ công ơn vị “nhân thần” đã có công quy tụ lưu dân, khai mở đất lành để thế hệ hôm nay có được cuộc sống ấm no.
Tiếp nối truyền thống
Ghi nhớ công ơn tổ tiên và tiếp tục phát huy truyền thống yêu quê hương của tiền nhân, con cháu tộc họ Dương ngày nay tích cực góp sức cùng chính quyền địa phương kiến thiết vùng đất cù lao ngày càng đổi mới. Họ có thể làm nhiều ngành nghề, công việc ở nhiều địa phương khác nhau, nhưng luôn nhiệt tâm tham gia xây dựng quê hương.
“Con cháu dòng họ Dương thường xuyên đóng góp vào các hoạt động an sinh xã hội tại địa phương, tiêu biểu là ông Dương Văn Rum. Cuối tháng 8/2022, Hội đồng họ Dương tỉnh An Giang cùng Hội đồng họ Dương huyện Châu Phú phối hợp đoàn bác sĩ nhân đạo tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho gần 400 người dân xã Bình Thủy. Nếu có điều kiện, chúng tôi sẽ tiếp tục tham gia cùng chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, chăm lo cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trong thời gian tới” - ông Hưng cho hay.
Bên cạnh công tác an sinh xã hội, họ Dương còn là dòng họ hiếu học tiêu biểu trên đất cù lao Bình Thủy. Hàng năm, Chi hội khuyến học họ Dương xã Bình Thủy phối hợp với Hội đồng họ Dương huyện Châu Phú tổ chức trao dụng cụ học tập cho học sinh hiếu học là con em họ Dương. Đây là hoạt động ý nghĩa, nhằm động viên các thế hệ con cháu họ Dương nỗ lực phấn đấu để tiếp tục cống hiến cho quê hương.
“Gần 240 năm, con cháu họ Dương đã sinh cơ lập nghiệp ngày càng đông đảo, cùng nhau phụng sự tổ tiên và chung sức, đồng lòng tô điểm cho xã Bình Thủy ngày càng phát triển. Trong quá trình đó, chúng tôi nhận thức rằng chỉ có trình độ học vấn mới có thể bắt kịp sự phát triển.
Ý thức được điều đó, tộc họ Dương đã khuyến khích con cháu không ngừng học tập xây dựng tương lai. Vì vậy, hoạt động trao học phẩm nhằm động viên, khích lệ tinh thần ham học, để con cháu tộc họ Dương tại xã Bình Thủy nối chí cha ông, tích cực đóng góp cho mảnh đất Bình Thủy nói riêng và quê hương An Giang nói chung ngày càng phát triển” - ông Dương Hồng Hưng chia sẻ.
Theo Thanh Tiến / Báo An Giang
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.
Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ
(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.
Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau
(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.
Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng
(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.
Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?
Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.
Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế
(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.
Vui Trung thu cùng cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024"
(NSMT) - Cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024" là hoạt động nằm trong khuôn khổ Đêm hội trăng rằm - San sẻ yêu thương do Văn phòng đại diện Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức vào ngày 15/9 sắp tới tại Công viên Lưu Hữu Phước (TP Cần Thơ).