Văn hóa

Đầu năm đi lễ chùa cầu gì?

Thứ ba, 11/02/2025, 15:09 PM

Mỗi người đi lễ chùa với những mục đích khác nhau, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Đối với mỗi người dân Việt, đi lễ chùa đầu năm là nét văn hóa truyền thống được hình thành từ lâu, tạo nên bức tranh đa sắc trong nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Qua đó không chỉ thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, no đủ mà còn là dịp để vun đắp cho tinh thần người Việt thêm yêu và trân trọng những giá trị cội nguồn. Về nơi cửa Phật, giữa không gian thanh tịnh, hương trầm lan tỏa hòa cùng sắc màu của đèn hoa, mới thấy lòng mình lắng lại, thanh thản và nhẹ nhàng hơn.

Đi lễ chùa cũng sẽ có những bài văn khấn truyền thống dành cho đền chùa tương ứng. Bên cạnh đó mọi người cũng có thể cầu khấn thành tâm theo ý hiểu của mình mà không cần phải khấn theo văn.

Tuy nhiên, khi lễ khấn mỗi người đều cần phải thực hiện tại các ban quan trọng bao gồm: ban Tam Bảo, ban Đức Ông, ban Đức Thánh Hiền, ban Quan Thế Âm Bồ Tát.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đa phần khi đi lễ chùa mọi người sẽ cầu rất nhiều điều cho bản thân và gia đình như cầu sức khỏe, bình an, tài lộc, công danh, chức tước, tình duyên, con cái, thi cử, giải hạn…

Thế nhưng từ xa xưa chùa chiền, đình đền, miếu phủ… Việt Nam được coi là nơi hội tụ rất nhiều tâm linh và tín ngưỡng dân gian khác nhau. Bên cạnh thờ Phật còn thờ các vị thánh thần khác như thổ công, thổ thần, thờ mẫu, thờ Đức ông... nên người dân đi lễ hay cầu lộc, cầu tài, cầu sức khỏe. Nhưng nhiều người đi lễ không phân biệt được nơi thờ Phật, hay thần thánh nên cứ lễ là cầu xin đủ thứ.

Theo các chuyên gia tâm linh, chùa chiền là chốn linh thiêng, tách biệt với thế tục nhân gian. Triết lý của đạo Phật là giải thoát chúng sinh khỏi vòng luân hồi, nhân quả khổ ải, giúp con người nhận thức được sinh lão bệnh tử, sống tốt đẹp, trung thực, không tham, sân, si, để cuộc sống tươi đẹp, có ý nghĩa, không uổng phí một kiếp người… Phật chỉ có lòng từ bi hỉ xả, chứ không có tiền bạc, vật chất để cho ai.

Bởi vậy khi đi lễ chùa, sau khi đã khấn nôm thì mọi người nên cầu nguyện các vị chư Phật phù hộ cho gia đình sức khỏe, tâm hồn thánh thiện, con cái ngoan ngoãn thông minh, công việc hanh thông, quốc thái dân an…

Những lời cầu khấn này thường tùy thuộc vào sở nguyện của mỗi người, tuy nhiên không nên cầu khấn quá tham lam để rồi không nhận lại được gì.

Đi chùa không nên cầu tiền bạc, công danh, vật chất (như cầu trúng số, cầu thăng quan tiến chức…), vì Phật không ban tiền bạc, vật chất… Phật, thánh thần không ban phúc cho ai, cũng không gieo họa cho ai. Tất cả là tâm thành và theo luật nhân quả, người nào có quả phúc chín thì gặt về.

Tới chùa không nên cầu xin năm nay được thế này, thế nọ. Đạo Phật là nhân sinh, không như đạo khác. Con người nếu không có tự lực (khả năng của mình) thì tha lực (trợ độ của tâm linh) cũng không giúp được.

T. Linh  
Cuộc thi viết “Cha và con gái”: Tìm về mạch nguồn cuộc sống

Cuộc thi viết “Cha và con gái”: Tìm về mạch nguồn cuộc sống

(NSMT) - Ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân đánh giá cuộc thi viết “Cha và con gái” rất có ý nghĩa trong việc gìn giữ, nâng niu, bồi đắp tình cảm gia đình, tình cảm vô cùng thiêng liêng của người Việt.

Sáng 14/3 phát động cuộc thi viết chủ đề

Sáng 14/3 phát động cuộc thi viết chủ đề "Cha và con gái" lần thứ 3

Tiếp nối thành công của 2 mùa thi trước, sáng ngày 14/3 Tạp chí Gia Đình Việt Nam phối hợp cùng Trường Đại học Hà Nội tổ chức lễ phát động cuộc thi viết chủ đề “Cha và con gái” lần thứ 3, năm 2025.

Kiên Giang: Quán triệt nghị quyết về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong Quân đội

Kiên Giang: Quán triệt nghị quyết về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong Quân đội

Đảng ủy Quân sự tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Khoảnh khắc khó quên tại cuộc thi viết “Cha và con gái”

Khoảnh khắc khó quên tại cuộc thi viết “Cha và con gái”

Cuộc thi viết "Cha và con gái" không chỉ là cầu nối đưa các trang viết, những câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con gái chạm đến những cảm xúc kỳ diệu, thiêng liêng nhất của mỗi người mà ở đó còn chứa đựng những hình ảnh ấn tượng khiến nhiều người vấn vương.

Cuộc thi viết “Cha và con gái”: Viết tiếp những câu chuyện còn dang dở với người thân yêu…

Cuộc thi viết “Cha và con gái”: Viết tiếp những câu chuyện còn dang dở với người thân yêu…

Trải qua 2 lần tổ chức, cuộc thi viết “Cha và con gái” đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với những kỷ niệm, ký ức thân thương mà bình dị, thấm đẫm tinh thần nhân văn, trở thành diễn đàn để mọi người bày tỏ tình cảm.

Hoa hậu Ngọc Giàu: Hiến tạng – Hành trình cho đi một cuộc đời khỏe mạnh và giàu ý nghĩa

Hoa hậu Ngọc Giàu: Hiến tạng – Hành trình cho đi một cuộc đời khỏe mạnh và giàu ý nghĩa

Chiều ngày 10/3/2025, ngay sau khi trở về Cần Thơ từ TP.HCM, Hoa hậu, Tiến sĩ Võ Thị Ngọc Giàu đã có buổi trao đổi cùng phóng viên Tạp chí Gia Đình Việt Nam về quyết định hiến mô – tạng của mình. Trước đó, cô đã chính thức hoàn tất thủ tục đăng ký hiến tạng tại Bệnh viện Chợ Rẫy vào ngày 4/3.

Cần Thơ: Sôi nổi Đại hội

Cần Thơ: Sôi nổi Đại hội "Cháu ngoan Bác Hồ" quận Ninh Kiều lần thứ 6 năm 2025

(NSMT) - Ngày 08/3, tại hội trường Quận uỷ Ninh Kiều đã diễn ra Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ quận Ninh Kiều, lần thứ VI năm 2025 với chủ đề "Thiếu nhi Ninh Kiều - Vâng lời Bác dạy - Tự hào truyền thống - Tiếp bước cha anh - Xứng danh mầm non của Đảng Cộng sản Việt Nam".