Phòng mạch

Đi bộ mỗi ngày nhưng càng đi càng bệnh, hiểu ra mới biết do 4 tư thế sai

Thứ ba, 18/07/2023, 10:45 AM

Đi bộ ảnh hưởng đến nhiều hệ thống, cơ quan trong cơ thể nhưng nhiều người vẫn chưa biết cách đi bộ sao cho đúng.

Tư thế đi, đứng có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của mỗi người. Đó chính là những dấu hiệu đầu tiên, cảnh báo về nguy cơ bệnh tật.‏ Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được mình đang đi sai tư thế khiến dấu hiệu bệnh càng trầm trọng thêm. ‏

Do đó, mỗi người cần kịp thời phát hiện nguy cơ sức khỏe và điều chỉnh dáng đi từ sớm để tránh ảnh hưởng tới thể chất lâu dài.

Đi bộ sai cách có thể gây ảnh hưởng sức khỏe (Ảnh minh họa)

Đi bộ sai cách có thể gây ảnh hưởng sức khỏe (Ảnh minh họa)

4 tư thế sai lầm khi đi đứng cảnh báo bệnh tật‏‏

Đi nhón chân‏‏

Một số người đi kiễng chân, gót chân không chạm đất giống như trong múa ballet. ‏Đi bộ bằng mũi chân có thể dẫn đến đau ở hông, đầu gối và mắt cá chân vì mũi chân phải chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Ngoài ra, đi kiễng chân có thể dẫn đến các vấn đề với gân và bắp chân do các bộ phận này bị căng thẳng liên tục.

Đối với trẻ nhỏ, khi bắt đầu tập đi, trẻ có thể tạm thời xuất hiện dáng đi nhón gót, điều này là hoàn toàn bình thường. Song, nếu sau 2 tuổi, trẻ vẫn tiếp tục đi với tư thế này thì bố mẹ cần đặc biệt chú ý đưa trẻ đi kiểm tra vì đó là dấu hiệu có thể mắc bệnh bại não, tự ký.

Ngoài thói quen, căng cơ tam đầu, co rút gân Achilles, đều có thể gây ra dáng đi bất thường kiểu này.‏ Gặp tình trạng này, người bệnh sẽ phải phẫu thuật dây chằng Achilles kéo dài, cải thiện gân co cứng, đồng thời không ngừng phục hồi chức năng sau phẫu thuật để duy trì hiệu quả điều trị, ngăn ngừa gân co rút lại.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Dáng đi như cái kìm lớn‏‏

Đây là dáng đi mà hai chân hướng vào trong, giống như cái kìm lớn, bắp chân không thể duỗi thẳng mà cong ra ngoài, các ngón chân hướng vào trong.

Ban đầu, dáng đi này hình thành do sự co cứng gân gót khiến bàn chân và bắp chân không hướng thẳng. Tuy nhiên khi trở thành thói quen, lối đi này có thể ảnh hưởng đến xương khớp, tổn thương dây thần kinh. Dáng đi này cũng là dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm khớp dạng thấp.

Ngoài ra, đột quỵ, tổn thương dây thần kinh ngoại biên, thoát vị đĩa đệm có thể gây ra tình trạng bước đi hướng vào trong.

‏Bước đi hình cái kéo

Những người có dáng đi hình cái kéo thường có xu hướng hai đùi khép chặt khi di chuyển, chân bắt chéo nhau. Dáng đi này dễ dẫn đến tình trạng bị vấp chân, té ngã.

 Ngoài ra, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh viêm xương khớp hông, khớp háng. Phương pháp điều chỉnh phổ biến là sử dụng các loại thuốc giảm căng cơ, giảm co cứng, có thể được dùng bằng đường uống hoặc tiêm để làm giảm triệu chứng, làm phẫu thuật chỉnh hình khi cần thiết.

Lòng bàn chân chạm đất trước

‏Tư thế đi bộ chuẩn nhất là đặt gót chân xuống trước sau đó mới đến lòng bàn chân và mũi chân. Tuy nhiên, nếu phát hiện lòng bàn chân chạm đất trước, chứng tỏ khả năng điều khiển cơ bắp yếu, có khả năng là do dây thần kinh bị chèn ép, thoát vị đĩa đệm thắt lưng dẫn đến suy giảm chức năng cơ và thần kinh.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Đi bộ thế nào cho đúng tư thế, nhận được nhiều lợi ích sức khỏe?‏‏

Tư thế đi bộ đúng có thể rèn luyện các cơ cốt lõi, cải thiện chức năng khớp, tránh đau nhức cơ, giảm mệt mỏi về thể chất và làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

Gót chân chạm đất trước‏‏Khi bước đi, gót chân phải chạm đất trước, trọng tâm cơ thể dồn xuống gót chân, sau đó cảm nhận trọng tâm cơ thể "cuộn" từ gót chân đến mũi chân.‏

Ngẩng đầu khi đi bộ‏‏Khi đi phải ngẩng đầu, cằm hướng về phía trước, nhìn về phía trước, vai đưa ra sau, không gồng vai, giữ thẳng thân trên, không chúi về phía trước hoặc phía sau.

Khi đi bộ, không được chúi đầu về phía trước hoặc phía sau (Ảnh minh họa).

Khi đi bộ, không được chúi đầu về phía trước hoặc phía sau (Ảnh minh họa).

Cánh tay vung tự nhiên‏‏

Khi đi bộ, hai cánh tay cũng nên đung đưa qua lại một cách tự nhiên theo bước chân, khuỷu tay ở tư thế hơi cong.

Mũi chân hướng thẳng về phía trước‏‏

Khi đi, hãy bước về phía trước một cách vững chắc và tự nhiên, mũi chân hướng về phía trước. Tốc độ đi bộ của mỗi người khác nhau, ngoài nhu cầu tập thể dục, 80 mét mỗi phút là phù hợp.

Phương Anh (Theo Aboluowang)  
Tự khám tại nhà là cách đơn giản nhất để tầm soát ung thư vú

Tự khám tại nhà là cách đơn giản nhất để tầm soát ung thư vú

Tự khám vú là một phương pháp quan trọng giúp phụ nữ nhận biết sớm các thay đổi bất thường trên tuyến vú, từ đó có thể kịp thời thăm khám và điều trị, giúp chị em phòng ngừa biến chứng và nâng cao chất lượng sống.

Trên đường về quê, thai phụ bất ngờ xuất huyết nguy kịch

Trên đường về quê, thai phụ bất ngờ xuất huyết nguy kịch

(NSMT) - Vừa qua, khoa Cấp cứu Bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ đã tiếp nhận sản phụ V.T.B.N (32 tuổi ở Tiền Giang) được chuyển đến trong tình trạng nguy kịch.

Thành công cắt khối u gan kích thước lớn với vị trí khó phẫu thuật cho cụ ông 74 tuổi

Thành công cắt khối u gan kích thước lớn với vị trí khó phẫu thuật cho cụ ông 74 tuổi

(NSMT) - Ngày 11/10, lãnh đạo Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết, vừa phẫu thuật thành công cho cụ ông 74 tuổi có khối u gan, kích thước lớn khoảng 5x6 cm ở vị trí rất khó thực hiện.

Lợi ích của oxy cao áp trong đời sống

Lợi ích của oxy cao áp trong đời sống

(NSMT) - Trung tâm oxy cao áp có địa chỉ tại số 32 Tiền Lân 14, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn là trung tâm duy nhất tại TP.HCM điều trị bệnh không dùng thuốc mà dùng oxy ở áp lực cao để chữa trị bệnh.

Bé gái bị thang máy kẹp gãy chân vì mải mê xem điện thoại

Bé gái bị thang máy kẹp gãy chân vì mải mê xem điện thoại

(NSMT) - Các bác sĩ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long vừa phẫu thuật cấp cứu thành công, giữ lại chân trái cho bé gái 6 tuổi bị kẹt chân vào cửa thang máy với tình trạng chấn thương nghiêm trọng.

Hãy cho con bạn được khám tim ít nhất một lần trong đời

Hãy cho con bạn được khám tim ít nhất một lần trong đời

(NSMT) - Từ ngày 11/9 – 13/9/2024, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long phối hợp với Quỹ VinaCapital và Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Nạn nhân chất độc màu da cam tỉnh Trà Vinh tổ chức chương trình "Tầm soát bệnh tim bẩm sinh miễn phí” với thông điệp “Hãy cho con bạn được khám tim ít nhất một lần trong đời”.

Cảnh giác với bệnh viêm phổi do sốt ve mò

Cảnh giác với bệnh viêm phổi do sốt ve mò

Viêm phổi là một bệnh lý hô hấp phổ biến có thể xuất hiện do nhiều tác nhân, trong đó có sốt ve mò. Gần đây, các bác sĩ tại bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đã điều trị thành công một trường hợp viêm phổi do sốt ve mò – đây là bệnh lý ít gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.