Giải trí

Địa Đạo: Mặt trời trong bóng tối - Khúc tráng ca dưới lòng đất

Thứ hai, 14/04/2025, 09:23 AM

Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối là một tác phẩm điện ảnh đặc biệt, được ra mắt nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, một cột mốc thiêng liêng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Không chỉ đơn thuần là một bộ phim lịch sử, tác phẩm mang sứ mệnh kể lại câu chuyện chiến tranh bằng ngôn ngữ điện ảnh hiện đại, đầy tinh tế và giàu chiều sâu cảm xúc. Qua lăng kính nghệ thuật, phim không chỉ tái hiện một phần khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ mà còn khơi dậy trong lòng người xem niềm tự hào dân tộc và ý thức trân trọng giá trị của hòa bình ngày hôm nay.

Phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối đạt danh thu khủng sau một tuần khởi chiếu

Phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối đạt danh thu khủng sau một tuần khởi chiếu

Ngay sau khi ra mắt tại các rạp trên toàn quốc từ ngày 4/4/2025, bộ phim đã nhanh chóng tạo nên hiệu ứng mạnh mẽ trong lòng công chúng. Chỉ trong vòng một tuần, đến ngày 11/4/2025, phim đã thu về hơn 100 tỉ đồng doanh thu, trở thành một hiện tượng phòng vé ấn tượng không chỉ nhờ đề tài lịch sử ý nghĩa mà còn bởi chất lượng nghệ thuật vượt trội. Thành công này không chỉ khẳng định sức hút của một bộ phim lấy cảm hứng từ lịch sử dân tộc, mà còn chứng minh rằng: khi được làm bằng tâm huyết và tài năng, những câu chuyện cũ vẫn có thể lay động mạnh mẽ trái tim người xem hôm nay.

Bộ phim được lấy bối cảnh năm 1967, giữa cao trào khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, tại căn cứ Bình An Đông – một phần quan trọng trong hệ thống địa đạo Củ Chi nổi tiếng. Đây không chỉ là “thành trì thép” của chiến tranh nhân dân, mà còn là nơi ghi dấu những câu chuyện cảm động về lòng quả cảm, sự hy sinh và ý chí kiên cường của những người lính du kích. Trung tâm câu chuyện là đội du kích gồm 21 chiến sĩ do Bảy Theo (Thái Hòa thủ vai) chỉ huy, hoạt động bí mật trong hệ thống đường hầm chằng chịt, đầy hiểm nguy. Họ nhận nhiệm vụ sống còn là bảo vệ căn cứ để nhóm tình báo chiến lược của chiến sĩ Hai Thưng (Hoàng Minh Triết) truyền tải thông tin mật qua sóng vô tuyến. Khi bị phát hiện, họ buộc phải đối đầu với những cuộc càn quét khốc liệt của quân đội Mỹ bằng xe tăng, bom đạn, hóa chất độc hại. Trong cuộc chiến không cân sức ấy, từng người ngã xuống, nhưng tinh thần chiến đấu chưa bao giờ lùi bước.

Bóng tối dưới hầm sâu dường như được thắp sáng bằng ánh sáng lý tưởng của những người chiến sĩ du kích

Bóng tối dưới hầm sâu dường như được thắp sáng bằng ánh sáng lý tưởng của những người chiến sĩ du kích

Với thời lượng chỉ với 128 phút, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên không ôm tham vọng tái hiện toàn bộ cuộc chiến dưới lòng địa đạo Củ Chi, mà chọn cách khắc họa một lát cắt cụ thể: một nhiệm vụ, một nhóm người, một khoảnh khắc quyết định. Phim không xây dựng nhân vật chính theo kiểu siêu anh hùng, không có các đại cảnh hoành tráng hay yếu tố giải trí đậm chất thương mại. Thay vào đó, phim đi theo phong cách tài liệu, chân thực, mộc mạc nhưng đầy sức nặng. Không lời dẫn, không hồi tưởng, từng khung hình, từng chuyển động máy quay đều như dẫn người xem bước chân vào đời sống thực sự của những người lính du kích, những người sống, chiến đấu, và hy sinh dưới lòng đất quê hương.

Những khoảnh khắc đời thường trong phim Địa đạo

Những khoảnh khắc đời thường trong phim Địa đạo

Tuy mạch phim chậm rãi, nhưng không vì thế mà thiếu kịch tính. Trái lại, chính sự điềm tĩnh ấy khiến người xem liên tục căng thẳng, nín thở. Giữa những khoảnh khắc sinh tử, phim cũng dành chỗ cho những giây phút đời thường hiếm hoi như những lúc ca hát, kể chuyện, xem phim bằng máy chiếu cũ kỹ… Niềm vui tuy nhỏ nhoi nhưng là nguồn động viên tinh thần to lớn, giúp họ gắn bó và tiếp tục chiến đấu. Một trong những phân cảnh xúc động nhất là khi đội trưởng Bảy Theo yêu cầu một số người lên mặt đất để rút lui, tránh hy sinh toàn bộ lực lượng, nhưng không ai chịu rời đi. Tình đồng đội, lòng trung thành, và tinh thần “sống chết có nhau” đã khiến người xem vừa cảm phục, vừa nghẹn ngào.

Bên cạnh đó, mỗi nhân vật trong phim đều mang cá tính riêng, được xây dựng tỉ mỉ và rõ nét. Điển hình là Bảy Theo với tính cách nóng nảy nhưng đầy trách nhiệm; Ba Hương là cô gái có cá tính mạnh mẽ; Tư Đạp gan lì; Út Khờ dịu dàng;... Họ là những con người bình thường, xuất thân từ nông dân, chưa từng được huấn luyện bài bản, chỉ quen với việc “chui hầm, đặt bẫy chông” như lời của Bảy Theo từng trăn trở. Nhưng chính những con người mộc mạc ấy lại trở thành biểu tượng cho tinh thần chiến đấu bất khuất, dám hy sinh vì tổ quốc.

Bối cảnh được tái hiện một cách chân thật cho thấy được sự tàn phá của chiến tranh

Bối cảnh được tái hiện một cách chân thật cho thấy được sự tàn phá của chiến tranh

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đã khéo léo khai thác sự tương phản rõ rệt giữa hai tuyến lực lượng: quân Mỹ với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, lính đặc nhiệm thiện chiến đối đầu với một nhóm du kích ít ỏi, vũ khí thô sơ, kỹ năng hạn chế. Nhưng họ lại có thứ mà đối phương không có, đó là lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết. Càng về cuối, nhịp phim càng gấp gáp, trận càn quét cuối cùng đẩy đội du kích vào tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”. Sự chênh lệch ấy không làm họ chùn bước, mà càng khơi dậy lòng quyết tâm giữ vững căn cứ đến hơi thở cuối cùng.

Không chỉ dừng lại ở những cảnh chiến đấu, phim còn đi sâu vào đời sống nội tâm của các nhân vật. Những giằng xé, nỗi day dứt, những lỗi lầm vì áp lực và nỗi sợ được khắc họa tinh tế, làm nên chiều sâu tâm lý cho bộ phim. Nhạc nền và âm thanh cũng là điểm sáng, góp phần tạo nên không khí căng thẳng và ám ảnh. Âm thanh bom nổ, tiếng súng, tiếng đất sụp… đều chân thực đến rợn người. Bối cảnh địa đạo được dựng công phu, đem đến cảm giác “như thật” khiến người xem nghẹt thở trong từng cảnh quay.

Bộ phim ngoài thể hiện sự anh dũng, bất khuất của người dân du kích ở Địa đạo mà còn cho thấy sự đoàn kết, bảo vệ lẫn nhau trong thời mưa bom bão đạn

Bộ phim ngoài thể hiện sự anh dũng, bất khuất của người dân du kích ở Địa đạo mà còn cho thấy sự đoàn kết, bảo vệ lẫn nhau trong thời mưa bom bão đạn

Câu nói của chú Sáu “Địa đạo là chiến tranh nhân dân” chính là thông điệp cốt lõi mà đạo diễn muốn gửi gắm. Nó không chỉ là mô tả địa đạo như một công trình quân sự, mà còn là biểu tượng của ý chí và sự đoàn kết toàn dân. Cảnh phim cao trào, khi một nhân vật ra đi đầy kiêu hãnh sau cuộc đàm phán với kẻ thù, đã truyền đi tinh thần bất khuất, khiến khán giả không khỏi tự hào.

Tên phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” là một hình ảnh biểu tượng, dù chiến tranh có vùi lấp con người dưới lòng đất, thì ánh sáng của lòng yêu nước, của tinh thần cách mạng vẫn rực cháy, soi sáng con đường đi đến Đại thắng mùa Xuân 1975. Đây không chỉ là một bộ phim lịch sử, nó là cầu nối cảm xúc giúp thế hệ trẻ hôm nay hiểu, cảm nhận và trân trọng hơn giá trị của hòa bình và độc lập mà cha ông đã phải đánh đổi bằng cả máu xương. Và như Giao Cùn từng nói: “Ra khỏi rạp, ta thấy hòa bình thì đó chính là kết phim.” Cái kết không cần trình bày trên màn ảnh, nó hiện hữu ngoài đời thật, trong từng hơi thở yên bình mà chúng ta có ngày hôm nay.

Minh Châu  
Ai sẽ là

Ai sẽ là "cơ thủ" đáng gờm nhất tại giải đấu Bida Báo chí 100?

Không khí của Giải đấu "Bida Báo chí 100" do Câu lạc bộ Báo chí Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phối hợp cùng Văn phòng đại diện Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP. Cần Thơ tổ chức tại Bida Ông Phổ (199, đường Phạm Hùng, phường Lê Bình, quận Cái Răng, Cần Thơ) đang dần nóng lên. Các cơ thủ là phóng viên, nhà báo, cán bộ truyền thông đến từ các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã sẵn sàng bước vào đường cơ, chuẩn bị cho những trận đấu hết sức gay cấn.

Khai mạc “Giải Bida Báo chí 100” - sân chơi kết nối nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Khai mạc “Giải Bida Báo chí 100” - sân chơi kết nối nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Sáng ngày 21/6, tại Bida Ông Phổ (199, đường Phạm Hùng, phường Lê Bình, quận Cái Răng, Cần Thơ), Câu lạc bộ Báo chí Đồng bằng sông Cửu Long đã phối hợp cùng Văn phòng đại diện Tạp chí Gia Đình Việt Nam tại TP. cần Thơ đã tổ chức Lễ Khai mạc giải đấu “Bida Báo chí 100”. Trong không khí rộn ràng, thân tình và đầy phấn khởi, giải đấu đã thu hút sự tham dự của đông đảo nhà báo, phóng viên từ nhiều cơ quan báo chí trung ương và địa phương.

Tất cả đã sẵn sàng cho Giải Bida Báo chí 100

Tất cả đã sẵn sàng cho Giải Bida Báo chí 100

Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Câu lạc bộ Báo chí Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phối hợp cùng Văn phòng đại diện Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP. Cần Thơ tổ chức Giải bida báo chí 100 như một hoạt động giao lưu thể thao mang đậm tính kết nối.

Giải Bida Báo chí 100 – Nơi kết nối người làm báo qua từng đường cơ

Giải Bida Báo chí 100 – Nơi kết nối người làm báo qua từng đường cơ

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP. Cần Thơ đã tổ chức giải đấu “Bida Báo chí 100” như một hoạt động ý nghĩa nhằm tôn vinh tinh thần nghề nghiệp của những người làm báo.

Trường Đại học Nam Cần Thơ lần đầu tổ chức môn thi Bắn cung, thu hút gần 30 vận động viên tham gia

Trường Đại học Nam Cần Thơ lần đầu tổ chức môn thi Bắn cung, thu hút gần 30 vận động viên tham gia

Nhằm chào mừng Đại hội Đại biểu Đoàn cơ sở các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Nam Cần Thơ lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 – 2027, Trường Đại học Nam Cần Thơ vừa tổ chức môn thi Bắn cung với sự tham gia của gần 30 vận động viên là sinh viên đến từ các khoa trong trường.

Thu về hơn 10 tấn rác được phân loại tại Ngày hội “Đổi rác lấy quà”

Thu về hơn 10 tấn rác được phân loại tại Ngày hội “Đổi rác lấy quà”

Ngày hội “Đổi rác lấy quà” do Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP. Cần Thơ tổ chức tại Công viên Lưu Hữu Phước (TP. Cần Thơ) đã thu về hơn 10 tấn rác thải được phân loại kỹ lưỡng. Sự kiện không chỉ góp phần lan tỏa thông điệp sống xanh, mà còn ghi nhận sự tham gia đầy nhiệt tình của các em thiếu nhi và quý phụ huynh trong dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt tại Ngày hội “Đổi rác lấy quà” lần thứ 5 năm 2025

Chương trình nghệ thuật đặc biệt tại Ngày hội “Đổi rác lấy quà” lần thứ 5 năm 2025

Tối ngày 1/6, trong khuôn khổ ngày hội “Đổi rác lấy quà” do Văn phòng Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP. Cần Thơ tổ chức tại Công viên Lưu Hữu Phước (TP. Cần Thơ) đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt vào lúc 18h30, thu hút đông đảo người dân, đặc biệt là các em thiếu nhi tham dự.