Địa điểm Trận Giồng Bốm 1946 ở Bạc Liêu đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia
(NSMT) - Ngày 15/4, tại di tích lịch sử Trận Giồng Bốm (ấp 7, xã Phong Thạnh Tây, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu), UBND tỉnh tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đối với địa điểm Trận Giồng Bốm và kỷ niệm 76 năm ngày diễn ra Trận Giồng Bốm (15/4/1946- 15/4/2022).
Dự lễ có ông Lữ Văn Hùng, Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc Hội, Chủ tịch HĐND tỉnh; bà Lê Thị Ái Nam, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Trần Đình Thành, Phó cục trưởng Cục di sản văn hóa (Bộ VH-TT&DL); lãnh đạo các sở ngành tỉnh và đông đảo nhân dân xã Phong Thạnh Tây, các tín hữu Cao đài Minh Chơn Đạo.
Tại buổi lễ, lãnh đạo Sở VH-TT&DL tỉnh ôn lại ý nghĩa, giá trị lịch sử Trận Giồng Bốm năm 1946 và công tác bảo tồn phát huy giá trị di tích thời gian qua. Hưởng ứng phong trào Nam Bộ kháng chiến, ông Cao Triều Phát (Phó Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh tỉnh Bạc Liêu, ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa I, Quyền Chưởng Quản Hiệp Thiên đài - Hội thánh Minh Chơn đạo, Tổng Trưởng Thanh niên Đoàn đạo đức Hậu Giang) chủ trì cuộc “Kháng đại hội nghị” và thống nhất chọn Tòa thánh Ngọc Minh làm bản doanh tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Thiều tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong giữ gìn bảo vệ di tích lịch sử Trận Giồng Bốm.
Từ ngày 6 - 15/4/1946, nhiều trận chiến ác liệt diễn ra giữa những chiến sĩ theo đạo và lực lượng địch. Trận Giồng Bốm ngày 15/4 kết thúc, quân ta đã tiêu diệt 100 tên địch, nhưng 137 chức sắc, chức việc, đạo tâm, thanh niên đoàn đạo đức của Cao Đài Minh chơn đạo đã anh dũng hy sinh.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Thiều cho rằng: “Trận Giồng Bốm năm 1946 là một trong những trận đánh lớn ở Miền Tây Nam Bộ vào thời điểm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Trận đánh đã gây tiếng vang và ấn tượng mạnh mẽ trong các tầng lớp Nhân dân, các chi phái Cao Đài và các tôn giáo bạn mang tâm hồn dân tộc; làm nung nấu tinh thần yêu nước, chí căm thù giặc sâu sắc. Địa điểm Trận Giồng Bốm, xã Phong Thạnh Tây, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công nhận là di tích lịch sử Cấp quốc gia, đúng vào dịp Kỷ niệm 76 năm Ngày diễn ra Trận Giồng Bốm (15/4/1946 - 15/4/2022). Đây là niềm vinh dự, tự hào, niềm vui chung của đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, nhất là các chức sắc, tín đồ Hội thánh Cao đài Minh Chơn Đạo.
Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Thiều đề nghị: Sở VH-TT&DL thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích. Tổ chức xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch và huy động tốt các nguồn lực để triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả công tác bảo tồn, tôn tạo thêm nhiều hạng mục, công trình, tạo vẻ mỹ quan di tích; từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông, dịch vụ du lịch... để kết nối tour, tuyến du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu lịch sử của du khách.

Ông Trần Đình Thành, Phó cục trưởng Cục di sản văn hóa trao bằng xếp hạng di tích Quốc gia địa điểm Trận Giồng Bốm cho bà Cao Xuân Thu Vân, Phó chủ tịch UBND tỉnh.
Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, hình ảnh, hiện vật có liên quan đến Trận Giồng Bốm năm 1946 và thân thế, sự nghiệp cụ Cao Triều Phát để trưng bày tại di tích. Các cơ quan báo chí trong tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về ý nghĩa, giá trị lịch sử Trận Giồng Bốm năm 1946; thân thế, sự nghiệp cụ Cao Triều Phát. Tăng cường công tác giáo dục truyền thống trong cán bộ, đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên... về giá trị lịch sử của sự kiện quan trọng này; địa phương cần quan tâm chăm lo các gia đình chính sách, gia đình người nghèo, gia đình có người thân hy sinh trong Trận Giồng Bốm...”
Thay mặt Bộ VH-TT&DL, ông Trần Đình Thành, Phó cục trưởng Cục di sản văn hóa trao bằng xếp hạng di tích Quốc gia địa điểm Trận Giồng Bốm cho bà Cao Xuân Thu Vân, Phó chủ tịch UBND tỉnh.
Dịp này, UBND tỉnh trao bằng khen có 3 tập thể và 4 cá nhân có nhiều đóng góp trong giữ gìn bảo vệ di tích lịch sử Giồng Bốm; 40 gia đình liệt sĩ được UBND tỉnh và gia đình cụ Cao Triều Phát tặng quà tại buổi lễ.
Đi tìm tô phở chuẩn Bắc giữa Sài Gòn
Cách đây vài hôm, tôi có chuyến công tác từ miền Tây lên TP.HCM. Khi nghe bảo “tôi thèm tô phở chuẩn vị Bắc”, chị Hương Giang, một đồng nghiệp cũ đã “nhanh như cắt” đưa tôi đến một quán phở có tên là Phát Tài (quán tọa lạc tại số 34 - 36 đường Trần Hưng Đạo, Q.1, TP.HCM).
Hành trình đi vào danh sách 100 món ăn ngon thế giới của bánh mỳ Việt
Từ một món ăn được du nhập từ phương Tây, bánh mỳ đã từng bước hòa nhập vào văn hóa ẩm thực của người Sài Gòn để trở thành một trong những món ăn phổ biến và thông dụng nhất trên mảnh đất này. Càng đặc biệt hơn khi nó được chuyên trang ẩm thực Taste Atlas nổi tiếng thế giới đánh giá cao nhất với 4,6/5 sao trong 100 món bánh mì kẹp ngon nhất thế giới (Top 100 sandwiches in the world).
Vì sao du khách miền Tây thích đi núi Bà Đen?
Được mệnh danh là "nóc nhà Nam Bộ", núi Bà Đen được xem là điểm hội tụ linh khí đất trời, thế nên hàng năm, từ tháng Giêng cho đến tháng 3, rất nhiều du khách từ các tỉnh miền Tây Nam bộ đổ về đây tham quan, dâng lễ.
Du khách miền Tây ‘rục rịch’ lên kế hoạch đi Tây Bắc ngắm hoa ban
Tháng 3 là thời điểm hoa ban - biểu tượng cho vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng bắc đầu nở rộ.
Mỹ Quỳnh Safari – Thế giới hoang dã giữa đồng bằng
Từ một chi tiết rất nhỏ liên quan đến tuổi thơ của cô con gái, ông Ngô Trí Dũng, Chủ tịch Hội đồng Công ty Cổ phần vườn thú Mỹ Quỳnh (Mỹ Quỳnh Safari) đã biến vùng đầm lầy đầy phèn chua ở xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, thành một 'thế giới hoang dã' giữa đồng bằng.
Thắt chặt quản lý hoạt động du lịch tại Chợ nổi Cái Răng nhằm đảm bảo an toàn và trật tự
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ vừa gửi văn bản đề nghị UBND quận Cái Răng chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc quận, tiến hành kiểm tra, xác minh, nhắc nhở, chấn chỉnh các hoạt động du lịch đối với các ghe, tàu, bè đang hoạt động tại khu vực chợ nổi Cái Răng trong việc tuân thủ các quy định pháp luật hoạt động kinh doanh.
Festival Nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025: Nâng tầm quan trọng của muối trong đời sống mỗi gia đình
(NSMT) - Festival Nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025 là dịp đặc biệt để tôn vinh và giới thiệu giá trị của muối trong các lĩnh vực như du lịch, y tế và ẩm thực. Sự kiện này không chỉ khẳng định vai trò thiết yếu của muối mà còn góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nó trong đời sống hàng ngày của mỗi gia đình.