Đại hội Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ IV thành công tốt đẹp
Sáng 14/4, tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đã long trọng tổ chức Đại hội Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ IV, nhiệm kỳ 2022-2027.
Trong nhiệm kỳ III (2016-2021), Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đã kết nối với các hội viên và các Trung tâm xúc tiến du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch như: Đoàn Famtrip khảo sát, quảng bá, xúc tiến, liên kết phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh, thành phố. Tổ chức hội nghị và xúc tiến, quảng bá, liên kết, hợp tác phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long với các địa phương trong và ngoài nước: Đài Loan, HongKong (Trung Quốc), Hàn Quốc, Campuchia, Thái Lan, Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.

Ban chấp hành mới Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long nhiệm kỳ 2022-2027.
Tổ chức Tọa đàm “Đi tìm diện mạo du lịch an toàn”; họp trực tuyến Lễ phát động chương trình khôi phục du lịch nội địa, khắc phục hậu quả sau đại dịch Covid-19 do Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức; Chương trình Talkshow “Dìu nhau vượt khó-khởi đà khôi phục” do Chi hội Du lịch cộng đồng Việt Nam tổ chức; Khảo sát, thẩm định, bình chọn công nhận 39 điểm “Điểm du lịch tiêu biểu Đồng bằng sông Cửu Long” tại các tỉnh, thành: Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng.
Phối hợp và tiếp tục tăng cường các hoạt động hợp tác, liên kết của 02 cụm hợp tác, liên kết phát triển du lịch phía Đông và phía Tây. Hàng năm có sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, cải tiến phương pháp, nội dung hoạt động kịp thời uốn nắn bổ sung. Đầu mối kết nối mối quan hệ hợp tác giữa các Sở quản lý du lịch với Hiệp hội Du lịch, doanh nghiệp du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm đưa quan hệ hợp tác, liên kết đi vào chiều sâu, thúc đẩy du lịch Đồng bằng sông Cửu Long không ngừng phát triển. Theo dõi, đôn đốc thực hiện Kế hoạch liên kết, hợp tác phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long năm 2020, theo thỏa thuận liên kết, hợp tác phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2020-2025, được lãnh đạo 14 địa phương và Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đã ký kết.
Đến nay, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển 124 hội viên, tăng 33 hội viên so với đầu kỳ nhiệm kỳ. Trong nhiệm kỳ qua, đã thành lập được 02 hội: Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long và Liên chi hội Lữ hành Đồng bằng sông Cửu Long.
Đại hội Hiệp hội Du lịch ĐBSCL lần thứ IV, nhiệm kỳ 2022-2027 đã đề ra phương hướng nhiệm vụ: Tiếp tục nâng cao vai trò đầu mối hợp tác, liên kết phát triển du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù Đồng bằng sông Cửu Long, trên cơ sở củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và các “Điểm du lịch tiêu biểu Đồng bằng sông Cửu Long” hiện có, phát triển thêm khi có đủ điều kiện. Đẩy mạnh công tác quảng bá và xúc tiến du lịch, hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên tổ chức các hoạt động xúc tiến chuyên đề với từng thị trường. Phối hợp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các hội viên.
Tiếp tục phối hợp thực hiện “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Quy hoạch du lịch Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045; Đề án “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Đồng bằng sông Cửu Long” và tích cực phới hợp thực hiện chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh.
Hỗ trợ doanh nghiệp hội viên nâng cao năng lực và chất lượng sản phẩm du lịch. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách, định hướng sản phẩm, tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận đối tác nước ngoài khi có điều kiện, tăng cường chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển du lịch trong tình hình mới…
Đại hội Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ IV, nhiệm kỳ 2022-2027, đã bầu ra Ban chấp hành mới với 33 thành viên, ông Trần Việt Phường tiếp tục được bầu Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long. Tại Đại hội, ông Trần Việt Phường cho rằng: “Để thực hiện hiệu quả mục tiêu của nhiệm kỳ 2022-2027, là tăng cường liên kết-hợp tác, đẩy mạnh xúc tiến - quảng bá, phục hồi và phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện bình thường mới. Đồng thời, phối hợp với các địa phương và doanh nghiệp đẩy mạnh kích cầu du lịch, thực hiện có hiệu quả chương trình liên kết - hợp tác với Thành phố Hồ Chí Minh và các Trung tâm du lịch lớn cả nước. Thành công của Đại hội, đây mới là thắng lợi bước đầu, điều quan trọng nhất là phải tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội, thực sự đưa Nghị quyết đi vào đời sống và thực hiện có hiệu quả chương trình hợp tác-liên kết, phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các Trung tâm du lịch lớn của cả nước”.
Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, ông Phạm Văn Thủy – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đã biểu dương những nỗ lực của Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua và đề nghị thời gian tới Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục sát cánh cùng các cơ quan quản lý Nhà nước trong các hoạt động và phát triển du lịch một cách bền vững trong thời gian tới. Luôn chú trọng trong các hoạt động đề xuất và tư vấn về chính sách, hỗ trợ phát triển thị trường, phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu và xu hướng mới như du lịch xanh, du lịch cộng đồng, du lịch sức khỏe cũng như đồng hành trong các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước.
Hiệp hội cần tiếp tục thể hiện vai trò là chỗ dựa vững chắc là mái nhà chung của các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, cá nhân là thành viện của Hiệp hội; Phát triển hội viên; Định hướng hỗ trợ và liên kết các thành viên trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo ra các chuỗi giá trị bền vững trong phát triển du lịch, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch quốc gia của Việt Nam.
Tiếp tục chủ động phối hợp, hỗ trợ và hướng dẫn các tỉnh, thành phố thuộc cụm, vùng thành lập các chi hội của Hiệp hội ở địa phương để tăng cường sức mạnh của Hiệp hội cũng như tạo điều kiện huy động thêm nhiều hơn nữa các nguồn lực xã hội cho phát triển du lịch các địa phương, của quốc gia…
Theo Huỳnh Biển / Báo Xây dựng
Hành trình đi vào danh sách 100 món ăn ngon thế giới của bánh mỳ Việt
Từ một món ăn được du nhập từ phương Tây, bánh mỳ đã từng bước hòa nhập vào văn hóa ẩm thực của người Sài Gòn để trở thành một trong những món ăn phổ biến và thông dụng nhất trên mảnh đất này. Càng đặc biệt hơn khi nó được chuyên trang ẩm thực Taste Atlas nổi tiếng thế giới đánh giá cao nhất với 4,6/5 sao trong 100 món bánh mì kẹp ngon nhất thế giới (Top 100 sandwiches in the world).
Vì sao du khách miền Tây thích đi núi Bà Đen?
Được mệnh danh là "nóc nhà Nam Bộ", núi Bà Đen được xem là điểm hội tụ linh khí đất trời, thế nên hàng năm, từ tháng Giêng cho đến tháng 3, rất nhiều du khách từ các tỉnh miền Tây Nam bộ đổ về đây tham quan, dâng lễ.
Du khách miền Tây ‘rục rịch’ lên kế hoạch đi Tây Bắc ngắm hoa ban
Tháng 3 là thời điểm hoa ban - biểu tượng cho vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng bắc đầu nở rộ.
Mỹ Quỳnh Safari – Thế giới hoang dã giữa đồng bằng
Từ một chi tiết rất nhỏ liên quan đến tuổi thơ của cô con gái, ông Ngô Trí Dũng, Chủ tịch Hội đồng Công ty Cổ phần vườn thú Mỹ Quỳnh (Mỹ Quỳnh Safari) đã biến vùng đầm lầy đầy phèn chua ở xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, thành một 'thế giới hoang dã' giữa đồng bằng.
Thắt chặt quản lý hoạt động du lịch tại Chợ nổi Cái Răng nhằm đảm bảo an toàn và trật tự
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ vừa gửi văn bản đề nghị UBND quận Cái Răng chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc quận, tiến hành kiểm tra, xác minh, nhắc nhở, chấn chỉnh các hoạt động du lịch đối với các ghe, tàu, bè đang hoạt động tại khu vực chợ nổi Cái Răng trong việc tuân thủ các quy định pháp luật hoạt động kinh doanh.
Festival Nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025: Nâng tầm quan trọng của muối trong đời sống mỗi gia đình
(NSMT) - Festival Nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025 là dịp đặc biệt để tôn vinh và giới thiệu giá trị của muối trong các lĩnh vực như du lịch, y tế và ẩm thực. Sự kiện này không chỉ khẳng định vai trò thiết yếu của muối mà còn góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nó trong đời sống hàng ngày của mỗi gia đình.
Phú Quốc là điểm đến có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á
Mới đây, chuyên trang du lịch nổi tiếng Travel Off Path (Mỹ) đã công bố danh sách 5 điểm đến có sự phát triển du lịch nhanh nhất tại Đông Nam Á và đứng đầu danh sách này chính là đảo Phú Quốc. Các địa danh khác có mặt trong danh sách bao gồm Phuket và Bangkok (Thái Lan), Singapore (Singapore), cùng với Kuala Lumpur (Malaysia).