Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực, ứng phó với biến đổi khí hậu
Ngày 21/1, tại TP. Cần Thơ, Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu đã chính thức khai mạc. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu khai mạc . Đây là sự kiện do Quốc hội Việt Nam đề xuất và tổ chức nhân dịp đăng cai tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF).
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, thay mặt Quốc hội và Nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhiệt liệt chào mừng lãnh đạo các nghị viện thành viên APF, các đoàn đại biểu nghị viện thành viên và quan sát viên, và các vị khách mời đã nhận lời mời và tham dự Diễn đàn do Quốc hội Việt Nam tổ chức nhân dịp đăng cai tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành APF tại TP. Cần Thơ - trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

Toàm cảnh lễ khai mạc Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và đại biểu tham dự.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu khai mạc.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Diễn đàn.

Chủ tịch Liên minh Nghị viện Pháp ngữ, Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Cameroon Hilarion Etong phát biểu tại Diễn đàn.

Tổng giám đốc Tổ chức Pháp ngữ Caroline St-Hilaire phát biểu tại Diễn đàn.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Diễn đàn.

Chia sẻ các thành tựu của Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội cho biết, sau gần 40 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, khá toàn diện và có ý nghĩa lịch sử. Việt Nam đã đạt được những thành tựu trong xóa đói, giảm nghèo bền vững cũng như trong thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình nghị sự của Liên Hợp Quốc đến năm 2030.
Việt Nam vừa bước qua năm 2024 với rất nhiều thành quả ấn tượng: tăng trưởng kinh tế đạt 7,09%, quy mô nền kinh tế đạt khoảng 476 tỷ USD; lạm phát được kiểm soát dưới 4%; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ghi nhận kỷ lục 786 tỷ USD, trong đó có 62 tỷ USD từ nông nghiệp; đầu tư nước ngoài thu hút khoảng 38,2 tỷ USD, trong đó vốn FDI thực hiện khoảng 25,4 tỷ USD; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, kinh tế vĩ mô được giữ vững ổn định.

Các đại biểu quốc tế tham dự Dễn đàn.

Các đại biểu trao đổi bên lề Diễn đàn.



Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại Diễn đàn.
Đặc biệt, “nông nghiệp là một trong những thành quả quan trọng mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua. Trong giai đoạn khó khăn của đại dịch Covid – 19, nông nghiệp đã là trụ đỡ của nền kinh tế. Nhờ đầu tư vững chắc cho nông nghiệp, Việt Nam không chỉ tự đảm bảo được an ninh lương thực mà còn cung cấp lương thực, nông sản cho thế giới. Năm 2024, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt kỷ lục, trong đó xuất khẩu gạo hơn 9 triệu tấn, đạt giá trị khoảng 5,7 tỷ USD”, Chủ tịch Quốc hội cho biết.
Hướng đến mốc 100 năm lập nước, Việt Nam đặt mục tiêu bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, với mong muốn về một kỷ nguyên dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; và đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tiếp nối những thành công của các hoạt động đa phương liên nghị viện cấp cao do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức gần đây, như Đại hội đồng Nghị viện các nước Đông Nam Á lần thứ 41 (năm 2020), Hội nghị lần thứ 10 khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong APF (năm 2022), Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 của IPU (năm 2023), việc tổ chức Diễn đàn nghị viện về hợp tác Pháp ngữ và Hội nghị Ban Chấp hành APF lần này một lần nữa khẳng định sự chủ động, tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam trong các khuôn khổ hợp tác đa phương; đồng thời cho thấy sự ưu tiên, quan tâm và tham gia của Việt Nam đối với các vấn đề chung của khu vực và toàn cầu; sự đoàn kết, đồng hành vì sự phát triển của Cộng đồng Pháp ngữ và các quốc gia thành viên.
“Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi đang tập trung quyết tâm chính trị cao, tiến hành nhiều giải pháp cải cách mạnh mẽ và đột phá chiến lược, khơi dậy mạnh mẽ hào khí dân tộc, tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc và khát vọng phát triển của đất nước”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Sau lễ khai mạc Diễn đàn, đã diễn ra Phiên thảo luận “Cộng đồng Pháp ngữ với vấn đề an ninh lương thực”, Cộng đồng Pháp ngữ khẳng định vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy an ninh lương thực ở các nước thành viên, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển và những nơi dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, xung đột hoặc khủng hoảng kinh tế.
Từ khi được thành lập đến nay, Cộng đồng Pháp ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy an ninh lương thực ở các nước thành viên thông qua các tổ chức và cơ chế của mình, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển và những nơi dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, xung đột hoặc khủng hoảng kinh tế.

Chủ trì Phiên thảo luận “Cộng đồng Pháp ngữ với vấn đề an ninh lương thực”.

Ông Lê Minh Hoan - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại Phiên thảo luận.

Ông Nguyễn Ngọc Hè - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ phát biểu tại Phiên thảo luận.

Các đại biểu phát biểu tại Phiên thảo luận.

Với các chương trình giáo dục và đào tạo, Cộng đồng Pháp ngữ đã giúp các nước thành viên cải thiện kỹ năng sản xuất nông nghiệp, bảo quản thực phẩm và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, hỗ trợ các quốc gia thành viên tiếp cận công nghệ và các phương pháp canh tác bền vững hỗ trợ kỹ thuật và chia sẻ kiến thức và chuyển giao công nghệ, cung cấp nguồn tài chính và viện trợ cho các dự án an ninh lương thực qua các đối tác quốc tế; thúc đẩy các dự án giúp người nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện khả năng phục hồi trước hạn hán, lũ lụt và các thảm họa thiên nhiên khác, hỗ trợ các sáng kiến bảo tồn hệ sinh thái, đảm bảo nguồn thực phẩm lâu dài cho người dân.
Phát biểu tại Phiên thảo luận, ông Nguyễn Ngọc Hè - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ chia sẻ, Việt Nam nói chung và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng được xác định là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 13 tỉnh, thành phố với lợi thế sản xuất nông nghiệp chủ lực của cả nước là lúa, trái cây và thủy sản đã đóng góp 50% sản lượng lúa, 95% sản lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thủy sản nuôi trồng, 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu và gần 70% sản lượng trái cây toàn quốc.
Tuy nhiên, Cần Thơ cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với khó khăn, thách thức như: tác động trực tiếp từ biến đổi khí hậu, xu hướng tiêu dùng mới đòi hỏi chất lượng nông sản ngày càng cao; các loại tài nguyên truyền thống trong nông nghiệp như đất đai, lao động đang giảm và xu hướng giảm ngày càng tăng nhanh theo định hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa; Nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của ngành nông nghiệp.
Để phát huy hơn nữa vai trò của Cộng đồng Pháp ngữ, các đại biểu đề nghị, thông qua việc thúc đẩy hợp tác Nam-Nam, các nước thành viên trong cộng đồng tiếp tục đẩy mạnh hợp tác chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp phù hợp với hoàn cảnh địa phương; lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa về việc thúc đẩy chính sách an ninh lương thực công bằng và bền vững tại các diễn đàn quốc tế; nhấn mạnh quyền tiếp cận thực phẩm như một quyền cơ bản của con người, đấu tranh cho sự bình đẳng trong phân phối tài nguyên, triển khai các dự án hỗ trợ người dân địa phương tự chủ về lương thực, từ đó giảm sự phụ thuộc vào viện trợ và tăng cường các chuỗi giá trị nông nghiệp để cải thiện thu nhập cho người dân nông thôn.
---> Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, chúc Tết lực lượng Công an Cần Thơ
Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ tổ chức họp mặt Ngày Công tác xã hội Việt Nam
(NSMT) - Chiều 25/3, Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ đã tổ chức họp mặt Kỷ niệm 09 năm Ngày Công tác xã hội (CTXH) Việt Nam 25/03/2016 – 25/03/2025. Ngày CTXH Việt Nam năm 2025 với phương châm “Công tác xã hội Việt Nam - Đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp”.
Bạc Liêu: Nhiều cán bộ chủ chốt xin nghỉ hưu trước tuổi
(NSMT) - Ngày 25/3, Tỉnh ủy Bạc Liêu tổ chức hội nghị triển khai các quyết định của ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ và quyết định nghỉ hưu trước tuổi cho các cán bộ chủ chốt thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu quản lý.
Thành đoàn Cần Thơ tổ chức chương trình Họp mặt cán bộ Đoàn qua các thời kỳ
(NSMT) - Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2025), Ban Thường vụ Thành đoàn Cần Thơ tổ chức chương trình Họp mặt cán bộ Đoàn TP. Cần Thơ qua các thời kỳ.
Cà Mau: Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng
(NSMT) - Ngày 25/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Lê Văn Sử ký công văn về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh.
Trao 113 suất học bổng từ Quỹ học bổng Vừ A Dính và Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu
Chiều ngày 24/3, tại Trung tâm Văn hóa và Hội nghị tỉnh, Tỉnh đoàn Sóc Trăng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức Lễ trao học bổng Vừ A Dính và học bổng Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu, năm học 2024 - 2025.
Đoàn học sinh Cần Thơ đạt giải cao về giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn
(NSMT) - Thông tin từ Sở GD&ĐT TP. Cần Thơ cho biết, đoàn TP. Cần Thơ có 2 giáo viên và 10 học sinh tham gia Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025 do Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ GD&ĐT, Công ty ô tô Toyota Việt Nam phối hợp tổ chức tại tỉnh Lào Cai trong 2 ngày 22 - 23/3.
Cần Thơ: Hơn 1.000 người tham gia Chương trình Chủ nhật Đỏ năm 2025
(NSMT) - Ngày 23/3, tại Trung đoàn Cảnh sát Cơ động (CSCĐ) Tây Nam Bộ (TP. Cần Thơ), Thành đoàn Cần Thơ phối hợp Báo Tiền Phong và Trung đoàn CSCĐ Tây Nam Bộ tổ chức Chương trình Chủ nhật Đỏ lần thứ XVII năm 2025 với thông điệp “Hiến máu cứu người – Sinh mệnh của bạn và tôi”.