Nhịp sống

Định hướng phục hồi nền kinh tế ĐBSCL sau "cơn bão" COVID - 19

Thứ hai, 11/10/2021, 15:18 PM

Sau "cơn bão" lớn Covid-19, ĐBSCL cần tái cơ cấu nguồn nhân lực, đẩy mạnh xây dựng nền công nghiệp phục vụ nông nghiệp hiện đại và nâng cấp hệ thống giao thông, xây dựng trung tâm vận tải của vùng để tìm cơ hội trong thách thức phục hồi nên kinh tế hiện nay.

Hơn hai thập kỷ qua, quá trình đô thị hóa đã chứng kiến quá trình dịch chuyển dòng lao động từ khu vực nông nghiệp sang các khu vực kinh tế khác. Thực trạng thiếu nhân lực cho ngành nông nghiệp đã dẫn đến tình trạng nhiều diện tích canh tác bị chưa khai thác hết tiềm năng thậm chí là bỏ hoang. Các khu công nghiệp được xây dựng ở nhiều địa phương nhưng chỉ hoạt động một cách cầm chừng với nguồn nhân lực còn sót.

Sau đại dịch, nhiều giá trị đã được xác định lại. Nguồn nhân lực đã được bổ sung đáng kể vì đại bộ phận người dân trở về đã không còn thiết tha trở lại công việc ở TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương như trước đây. Thực trạng đó đã đặt các tỉnh thành ở vùng ĐBSCL nếu như trước đây phải giải bài toán thiếu lao động thì thời gian tới lại là bài toán thiếu việc làm.

Sau làn sóng hồi hương, ĐBSCL cần giải bài toán nhân lực, thiếu việc làm.

Sau làn sóng hồi hương, ĐBSCL cần giải bài toán nhân lực, thiếu việc làm.

Vùng ĐBSCL hiện chủ yếu phát triển kinh tế dựa trên nền nông nghiệp lạc hậu, hệ thống giao thông vận tải còn nhiều hạn chế thì cần có những nghiên cứu bài bản để định hướng chiến lược các mũi nhọn đầu tư phát triển sau đại dịch:

Tái cơ cấu nguồn nhân lực

Cần xác định tái cơ cấu nguồn nhân lực là tiền đề quan trọng tái cơ cấu nền kinh tế, đảm bảo phát triển cân bằng với các vùng kinh tế cũng như giữa các địa phương trong vùng ĐBSCL. Đặc biệt, đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch và giảm thiểu chi phí có liên quan cần cân đối sử dụng nguồn lao động cư trú địa phương, giảm thiểu thấp nhất việc người lao động phải “ly hương” như trước đây.

Nguồn lao động có kinh nghiệm và tay nghề đã được tiêm ngừa đủ hai mũi vaccine cần đăng ký tại các trung tâm giới thiệu việc làm để được giới thiệu làm việc ngay tại nhà máy, công ty ở địa phương đang hoạt động.

Nhóm lao động có ngành nghề không còn phù hợp hoặc chưa qua đào tạo sẽ tiến hành đào tạo tại các trung tâm dạy nghề, cần gắn với nhu cầu của các công ty có dự kiến mở rộng sản xuất sau dịch. Nguồn lao động trẻ có nhu cầu có thể định hướng đào tạo phục vụ nhu cầu xuất khẩu lao động hợp pháp ở các thị trường quen thuộc.

Nhóm lao động còn lại cần gắn với hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp theo hướng hiện đại. Tăng cường chuyển giao các nghiên cứu cải tiến khoa học trong nông nghiệp, thủy sản của các trung tâm viện nghiên cứu và trường đại học lớn tại khu vực. Đào tạo sử dụng các trang thiết bị, máy móc vào nông nghiệp, cơ giới hóa nền sản xuất. Xây dựng các mô hình sản xuất an toàn, đạt chất lượng xuất khẩu với các hợp tác xã kiểu mới. Giúp người nông dân thật sự gắn bó, sống được và sống tốt với ruộng đồng của mình.

Nâng cấp hệ thống giao thông, xây dựng trung tâm vận tải của vùng

Chính phủ cần bố trí nguồn vốn trung hạn để tập trung hoàn thiện hệ thống giao thông vận tải để phục vụ phát triển kinh tế của vùng. Dù có lợi thế nguồn hàng hóa nông sản lớn nhất nước nhưng chi phí vận chuyển quá cao đã tác động lớn đến giá thành sản phẩm cũng như lợi nhuận của nông dân miền Tây. Bên cạnh hệ thống đường bộ hiện hữu được thiết kế thành các trục chính, vùng cần chú ý củng cố và nâng cấp hệ thống cảng biển cũng như ngành vận tải hàng không.

Chú trọng xây dựng các trung tâm vận tải đặt ở trung tâm và các hệ thống vệ tinh phục vụ cho toàn vùng. Trung tâm vận tải vùng cần phải đảm bảo được hệ thống giao thông cảng và hàng không. Đây là hai phương thức vận tải phổ biến để tiến hành xuất khẩu các hàng hóa có giá trị kinh tế cao cũng như các hàng hóa nông thổ sản phổ thông. Quá trình này sẽ giảm dần sự phụ thuộc của nông sản vùng ĐBSCL vào trung tâm vận tải quốc tế ở TP Hồ Chí Minh như hiện nay.

Đẩy mạnh xây dựng nền công nghiệp phục vụ nông nghiệp hiện đại

Cần đẩy mạnh hoạt động chuyển giao các nghiên cứu cải tiến khoa học trong nông nghiệp, thủy sản để gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Cần đẩy mạnh hoạt động chuyển giao các nghiên cứu cải tiến khoa học trong nông nghiệp, thủy sản để gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Cần đẩy mạnh hoạt động chuyển giao các nghiên cứu cải tiến khoa học trong nông nghiệp, thủy sản để gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Mạnh dạn tiến hành việc tập trung đất đai, mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" ở các địa phương để tăng năng suất, lợi nhuận, đặc biệt là áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật trên quy mô lớn như quy trình GAP, thúc đẩy cơ giới hóa và bảo vệ môi trường đặt trong xu hướng thích ứng biến đổi khí hậu.

Từ đó có hoạch định chiến lược để thu hút vốn đầu tư từ các tập đoàn lớn đầu tư đảm bảo nguồn tiêu thụ nông sản ngay tại khu vực, tạo một chuỗi giá trị sản xuất mang lại giá trị cao hơn từ các sản phẩm nông nghiệp. Chính quyền cần hỗ trợ các doanh nghiệp đang tìm hiểu và thâm nhập các thị trường khó tính, tạo mối liên kết với các đối tác nước ngoài tại các thị trường đã có chuyến bay thẳng, vận chuyển thuận tiện, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu tại trung tâm vận tải của khu vực.

Tập trung chú ý phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp hiện đại, từng bước cơ giới hóa nền nông nghiệp của vùng phù hợp với yêu cầu phát triển của thế giới gắn liền việc thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cuối cùng, các gói hỗ trợ khó khăn, các gói phục hồi, các gói kích thích nền kinh tế đang được các Quốc hội và Chính phủ soạn thỏa cần chú ý đến các doanh nghiệp mạnh đang có thị trường xuất khẩu để sớm ổn định phát triển sản xuất, vươn lên thành những cánh chim đầu đàn của vùng ĐBSCL. Phần bố trí một nguồn vốn vay để các doanh nghiệp tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng hiện đại và bền vững.

Với lợi thế là vùng đất rộng lớn chiếm 12% diện tích, 19% dân số cả nước, mạng lưới sông, kênh, rạch dày đặc; có tiềm năng lớn về phát triển nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, du lịch, năng lượng tái tạo, ĐBSCL đang đứng trước một thách thức và cũng là cơ hội lớn để có thể vươn mình phát triển từ chính miền đất mang nặng tình phù sa từ bao đời nay.

TH.S LÂM BÁ KHÁNH TOÀN (KHOA LUẬT, TRƯỜNG ĐH CẦN THƠ)

Bạc Liêu: Lan tỏa mô hình “Vòng tay yêu thương”

Bạc Liêu: Lan tỏa mô hình “Vòng tay yêu thương”

(NSMT) - Thời gian qua, Phụ nữ Công an Bạc Liêu đã tạo sức lan tỏa với mô hình “Vòng tay yêu thương” đóng góp, hỗ trợ trao vốn không hoàn lãi cho hơn 1.000 thành viên câu lạc bộ “Nữ phòng, chống tội phạm” và giúp đỡ Phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn... góp phần phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Nước ngọt nghĩa tình

Nước ngọt nghĩa tình

(NSMT) - Thời gian qua, hạn hán và xâm nhập mặn đã ảnh hưởng rất lớn đến việc canh tác nông nghiệp và cuộc sống của người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là các tỉnh duyên hải của đồng bằng.

Sóc Trăng: Nỗ lực nâng cao năng suất cung ứng dịch vụ hành chính công

Sóc Trăng: Nỗ lực nâng cao năng suất cung ứng dịch vụ hành chính công

(NSMT) - Ngày 17/5, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Viện Nghiên cứu Khoa học hành chính (thuộc Học viện Hành chính Quốc gia) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Năng suất lao động trong cung ứng dịch vụ hành chính công trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng - Thực trạng và giải pháp”.

Ngày hội thiếu nhi tham gia bảo vệ môi trường năm 2024: Sân chơi lành mạnh, bổ ích cho trẻ em dịp hè

Ngày hội thiếu nhi tham gia bảo vệ môi trường năm 2024: Sân chơi lành mạnh, bổ ích cho trẻ em dịp hè

(NSMT) - Để mùa hè trở nên ý nghĩa hơn với các em thiếu nhi, Gia đình Việt Nam tổ chức chương trình "Đổi rác lấy quà" nhằm giáo dục cho các em ý thức bảo vệ môi trường.

Ra mắt câu lạc bộ doanh nhân họ Bùi khu vực Tây Nam Bộ

Ra mắt câu lạc bộ doanh nhân họ Bùi khu vực Tây Nam Bộ

(NSMT) - Chiều ngày 16/5, tại TP Cần Thơ tổ chức lễ ra mắt, kiện toàn, phân công nhiệm vụ Ban điều hành, Ban cố vấn, kết nạp hội viên và kế hoạch hoạt động năm 2024 của CLB doanh nhân họ Bùi khu vực Tây Nam Bộ; do ông Bùi Vũ Phương làm Chủ tịch; ông Bùi Văn Đạo làm Trưởng ban Cố vấn, kết nạp 36 hội viên vào CLB.

Cần Thơ: Ra mắt mô hình đảm bảo an ninh trật tự trong trường học

Cần Thơ: Ra mắt mô hình đảm bảo an ninh trật tự trong trường học

(NSMT) - Chiều 16/5, tại Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thuỷ), Công an TP Cần Thơ và Sở Giáo dục - Đào tạo TP Cần Thơ tổ chức triển khai thực hiện mô hình “Trường học thân thiện, học sinh thanh lịch, không ma túy, không tệ nạn và không bạo lực học đường”. Mô hình được triển khai đến tất cả các trường cấp 2, cấp 3 trên địa bàn thành phố.

Sóc Trăng thông báo đăng ký nhu cầu sử dụng cát biển của tỉnh cho dự án

Sóc Trăng thông báo đăng ký nhu cầu sử dụng cát biển của tỉnh cho dự án

Tỉnh Sóc Trăng vừa thông báo và đề nghị một số tỉnh, thành phố nếu có nhu cầu sử dụng cát biển để làm đường cao tốc thì đăng ký với tỉnh.