Độc đáo bộ sưu tập áo Bà ba từ chất liệu khăn rằn Nam bộ
(NSMT) – Trong khuôn khổ chương trình nghệ thuật lễ khai mạc Festival Áo Bà ba - Hậu Giang 2023 với chủ đề “Nụ cười Hậu Giang”, Nhà thiết kế (NTK) Huệ Thi tại TP. Cần Thơ với bộ sưu tập (BST) áo Bà ba từ chất liệu khăn rằn đã được Ban tổ chức chọn để trình diễn tại Festival lần này.
Một trong những điểm nhấn cho lễ hội là chương trình trình diễn nghệ thuật các BST áo bà ba. Tại lễ hội, khán giả sẽ được nhìn ngắm BST áo bà ba làm bằng vải sợi khóm Cầu Đúc, kết hợp tơ tằm do những nghệ nhân dệt tơ tằm Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) và Nha Xá (tỉnh Hà Nam).
Đặc biệt, NTK Huệ Thi tại TP. Cần Thơ với BST áo bà ba từ chất liệu khăn rằn đã được Ban tổ chức chọn để trình diễn tại Festival. Chất liệu khăn rằn mộc mạc quen thuộc đậm chất Nam bộ được Huệ Thi pha phối một cách khéo léo tạo nên sự giản dị nhưng không kém phần dễ thương cho chiếc áo bà ba.
BST với 5 sắc màu được chọn gồm màu vàng tươi của lúa, màu xanh cây trái, màu hồng sen, mà vàng của khóm, màu xanh trời... những màu sắc thật hiền hoà và ngọt ngào như tính cách nhẹ nhàng của người Hậu Giang. Mỗi thiết kế được phối khăn rằn 1 cách tinh tế, giữ được sự mộc mạc của áo bà ba, tôn vinh chiếc khăn rằn Nam Bộ .
Với thông điệp Văn hoá cũng là một trong những giá trị xây dựng sự hưng thịnh phát triển cho Đất nước, góp phần chung tay là niềm tự hào của mỗi công dân, đặc biệt là người theo đuổi thời trang và các giá trị thuộc về truyền thống.
"Tôi yêu những gì thuộc về văn hoá và mong muốn được góp phần lưu giữ cũng như lan toả cho cộng đồng và thế hệ mai sau. Văn hoá cũng là một trong những giá trị xây dựng sự hưng thịnh phát triển cho đất nước, được góp phần chung tay xây dựng văn hóa là niềm tự hào của mỗi công dân. Đặc biệt là người theo đuổi thời trang và các giá trị thuộc về truyền thống như tôi", NTK Huệ Thi chia sẻ.
NTK Huệ Thi từng được biết đến với những BST Áo dài đã được trình diễn tại lễ hội áo dài Hội An, Hà Nội, Festival Quảng Ninh... Và lần này tại Festival áo bà ba Hậu Giang, Huệ Thi lại có dấu ấn riêng khi chị mang đến những chiếc áo bà ba từ chất liệu khăn rằn rất miền Tây.
Ở nhà thuê có cần cúng ông Công ông Táo không?
Cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là truyền thống lâu đời của người Việt. Nhiều người thuê nhà đang phân vân liệu có phải thực hiện nghi lễ này hay không?
Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may
Việc dọn dẹp cuối năm cần phải vứt bỏ một số cây cảnh không tốt cho phong thủy gia đình, xua đuổi xui xẻo ra khỏi nhà.
Cổ nhân dạy tháng 12 âm lịch không làm 5 điều
Những điều cấm kỵ trong tháng 12 âm tuy có phần mê tín nhưng cũng thể hiện sự mong đợi, cầu phúc trong năm mới cũng như sự tôn trọng, kế thừa văn hóa truyền thống của người dân.
Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025
(NSMT) - Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025 với chủ đề “Hội tụ và phát triển”. Dự kiến khai mạc đưa vào phục vụ ngày 27/01/2025 và hoạt động đến hết ngày 03/02/2025 (từ ngày 28 tháng Chạp đến hết ngày mùng 6 Tết) tại tuyến đường Võ Văn Tần – Nguyễn Thái Học, quy mô khoảng 310m, kinh phí thực hiện khoảng 5,5 tỉ đồng được xã hội hóa, không dùng ngân sách.
Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?
Tháng Chạp là tháng cuối cùng trong năm Âm lịch, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn được chứa đựng nhiều điều kiêng kỵ mang đậm dấu ấn tâm linh.
Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi
(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".
Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.