Tôn vinh Áo Bà Ba - sản phẩm văn hóa truyền thống độc đáo của vùng đất Nam bộ
(NSMT) – Chiều 29/9, tại khu văn hóa Hồ Sen, TP. Vị Thanh, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đã tổ chức lễ khai mạc Festival Áo Bà ba - Hậu Giang 2023. Đây là lần đầu tiên Festival áo bà ba diễn ra tại Hậu Giang và sẽ được tổ chức hằng năm.
Tham dự chương trình có bà Nguyễn Thị Kim Ngân - nguyên Chủ tịch Quốc hội; bà Võ Thị Ánh Xuân - Phó Chủ tịch nước; bà Đặng Thị Ngọc Thịnh - nguyên Phó Chủ tịch nước, lãnh đạo một số địa phương trong, ngoài vùng Đồng bằng sông Cửu Long và lãnh đạo tỉnh Hậu Giang. Về phía đại biểu ngoại giao Đoàn có sự tham dự của ngài Saadi Salama - Đại sứ nhà nước Palestine tại Việt Nam; ngài Vahram Kazhoyan - Đại sứ Cộng hòa Armenia tại Việt Nam; ngài Hynek Kmonicek - Đại sứ Cộng hòa Czech tại Việt Nam; ngài Daniel Stork - Tổng lãnh sự Vương quốc Hà Lan tại TP. Hồ Chí Minh.
Festival Áo Bà Ba – Hậu Giang 2023 được diễn ra từ ngày 29 tháng 9 đến ngày 01 tháng 10 năm 2023 với nhiều hoạt động ý nghĩa và giá trị như khu ẩm thực của các nghệ nhân chế biến các món ăn từ khóm Cầu Đúc và cá Thác Lác Hậu Giang với tên gọi Hương Vị Thanh; Cuộc thi Vẽ tranh bằng công nghệ AI dành cho học sinh bậc Tiểu học và THCS với chủ đề Hậu Giang của em; Giao lưu văn hóa “Áo Bà Ba xưa và nay - Những cung bậc cảm xúc”; Giao lưu trổ tài biểu diễn chế biến cá thác lác và lươn của đầu bếp nổi tiếng người Nhật Bản; Triển lãm tranh với chủ đề Chiếc Áo Bà Ba xưa và nay; trình diễn Áo Bà Ba trên sông; đặc biệt là chương trình nghệ thuật Nụ cười Hậu Giang, với những chiếc Áo Bà Ba do các người mẫu chuyên nghiệp và không chuyên trình diễn được dệt và may từ tơ khóm.
Với mong muốn giới thiệu về vùng đất và con người Hậu Giang, Festival áo bà ba là hoạt động ý nghĩa nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng 20 năm Ngày thành lập tỉnh Hậu Giang (01/01/2004 - 01/01/2024) với chủ đề “Phát huy nội lực, tận dụng thời cơ, khơi dậy khát vọng xây dựng tỉnh Hậu Giang phát triển nhanh và bền vững”. Sự kiện Festival Áo Bà Ba – Hậu Giang 2023 lần đầu tiên được tổ chức tại tỉnh Hậu Giang, đây sẽ là điểm hẹn khởi đầu, để mọi người có cái nhìn khác hơn về Hậu Giang, biết đến Hậu Giang nhiều hơn, để từ đó cùng kết nối cho sự phát triển văn hóa, du lịch và kinh tế của tỉnh trong thời gian tới.
Chương trình khai mạc Festival áo bà ba Hậu Giang với chủ đề “Nụ cười Hậu Giang” đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách và bạn bè quốc tế với màn trình diễn những chiếc áo bà ba dệt và may từ sợi khóm Cầu Đúc (một loại khóm thuộc giống Queen được trồng trên vùng đất phèn ở Hậu Giang) kết hợp tơ tằm do những nghệ nhân dệt tơ tằm ở Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) và Nha Xá (tỉnh Hà Ham).
Bối cảnh được thiết kế đậm chất miền Tây với mái tranh, vách lá, bến nước, cầu ao, những chiếc xuồng ba lá và hơn 500 diễn viên chuyên, không chuyên đã mang đến cho khán giả trong và ngoài nước màn trình diễn độc đáo với hình ảnh chiếc áo bà ba thuần hậu, mộc mạc, dung dị, chân quê qua bộ sưu tập khóm, lúa, cá thát lát, bộ sưu tập trầu gắn với làng trầu Vị Thủy có lịch sử hàng trăm năm, bộ sưu tập đan lục bình gắn với các làng nghề ở các miền quyên thanh bình, yên ả của tỉnh, bộ sưu tập hoa sen, bộ sưu tập khăn rằn, bộ sưu tập đám cưới…
Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Hồ Thu Ánh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, Trưởng Ban Tổ chức Festival áo bà ba Hậu Giang cho biết: “Khi nhắc đến chiếc Áo Bà Ba, mọi người ai cũng nghĩ ngay đến vùng đất Nam bộ. Chiếc áo đã gắn liền với các bậc tiền nhân từ thuở mang gươm đi mở cõi, khai phá vùng đất phương Nam; dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dù trong chiến tranh gian khó, cho đến giai đoạn xây dựng và phát triển hiện đại; chiếc áo đã đặc biệt gắn liền với các bà, các mẹ, các chị từ trong chiến trận, ra đến công trường, đi vào công sở và xã hội hiện đại ngày nay. Ở giai đoạn nào, thời kỳ nào, chiếc Áo Bà Ba luôn ghi dấu ấn đậm nét đời sống của con người vùng đất Nam bộ. Đây là sản phẩm văn hóa truyền thống rất đặc sắc, rất độc đáo và rất riêng không nơi nào có được.”
- Một số hình ảnh lần đầu tiên Festival áo bà ba diễn ra tại Hậu Giang
Qua gần 20 năm thành lập, kế thừa và phát huy những thành quả tốt đẹp của các thế hệ đi trước, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân và doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang luôn đoàn kết, vượt qua nhiều khó khăn, xây dựng tỉnh Hậu Giang đến hôm nay đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2022, lần đầu tiên tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP của tỉnh đạt 13,94%, đứng thứ 4 cả nước, đứng thứ nhất đồng bằng sông Cửu Long. Đến 6 tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng trưởng tiếp tục đạt 14,21%, vươn lên dẫn đầu cả nước; chỉ số năng lực cạnh tranh xếp thứ 12/63 tỉnh, thành, xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long; chỉ số cải cách hành chính xếp thứ 20 cả nước, xếp thứ 2 khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Ở nhà thuê có cần cúng ông Công ông Táo không?
Cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là truyền thống lâu đời của người Việt. Nhiều người thuê nhà đang phân vân liệu có phải thực hiện nghi lễ này hay không?
Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may
Việc dọn dẹp cuối năm cần phải vứt bỏ một số cây cảnh không tốt cho phong thủy gia đình, xua đuổi xui xẻo ra khỏi nhà.
Cổ nhân dạy tháng 12 âm lịch không làm 5 điều
Những điều cấm kỵ trong tháng 12 âm tuy có phần mê tín nhưng cũng thể hiện sự mong đợi, cầu phúc trong năm mới cũng như sự tôn trọng, kế thừa văn hóa truyền thống của người dân.
Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025
(NSMT) - Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025 với chủ đề “Hội tụ và phát triển”. Dự kiến khai mạc đưa vào phục vụ ngày 27/01/2025 và hoạt động đến hết ngày 03/02/2025 (từ ngày 28 tháng Chạp đến hết ngày mùng 6 Tết) tại tuyến đường Võ Văn Tần – Nguyễn Thái Học, quy mô khoảng 310m, kinh phí thực hiện khoảng 5,5 tỉ đồng được xã hội hóa, không dùng ngân sách.
Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?
Tháng Chạp là tháng cuối cùng trong năm Âm lịch, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn được chứa đựng nhiều điều kiêng kỵ mang đậm dấu ấn tâm linh.
Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi
(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".
Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.