Xưa - Nay

Trung thu thời xa vắng

Thứ sáu, 29/09/2023, 08:38 AM

Gần 40 năm trước, làng tôi chưa có điện, trung thu trăng sáng vằng vặc. Không có bánh trung thu, thay vào đó là những quả bưởi để “gọt đầu thằng cuội” và những chiếc đèn kéo quân được làm từ giấy vàng mã để dành từ rằm tháng Bảy.

Trung thu xưa giờ chỉ còn trong ký ức (Ảnh minh họa)

Trung thu xưa giờ chỉ còn trong ký ức (Ảnh minh họa)

Làng Hón quê tôi nằm cheo leo trên bờ biển miền Trung. Đêm trung thu trăng tròn vành vạnh. Những quả bưởi cuối mùa đung đưa trong vườn, lấp lánh sau những tán lá xanh nhuộm vàng ánh trăng rằm tháng Tám. Gió thu khe khẽ thổi từ biển vào qua khóm tre xào xạc. Từ chập tối lũ trẻ đã gọi nhau í ới đi rước đèn kéo quân.

Bà nội tôi ngồi ở bậu cửa nhìn đàn cháu đang háo hức chờ đến giờ được đi rước đèn, phá cỗ. Vừa bỏm bẻm nhai trầu, nội vừa ngâm nga câu đồng dao:

Chú Cuội ngồi gốc cây đa

Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời.

Tôi hỏi nội chú Cuội và chị Hằng có thật trên đời hay không, nội không trả lời mà tiếp tục ngâm nga:

Cha còn cắt cỏ trên trời

Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên

Ông thì cầm bút, cầm nghiên

Ông thì cầm tiền đi chuộc lá đa.

Dù nội không trả lời nhưng tôi vẫn cứ tin chú Cuội và chị Hằng có thật. Chỉ vì nghịch ngợm và hay nói dối, lại để trâu ăn lúa nên cuội bị đày lên cung trăng, mỗi năm chỉ đến Rằm tháng Tám mới được xuống hạ giới vui trung thu cùng bầu bạn. Câu đồng dao cứ văng vẳng như thế trong tôi, mang theo niềm tin yêu trong trẻo như trăng rằm.

Ông nội ngồi uống trà ngắm nghía rất kỹ chiếc đèn kéo quân vừa mới hoàn thành. Năm nào cũng vậy, giấy vàng mã còn thừa từ Rằm tháng Bảy được ông gom góp lại, kiếm thêm ít nan tre, ông làm cho tôi một chiếc đèn kéo quân rực rỡ sắc màu. Nếu còn dụng cụ, ông bắt chéo mấy chiếc nan, lấy cơm nguội thay keo, dán thêm vài tờ giấy xanh đỏ, anh em tôi có thêm chiếc đèn ông sao 5 cánh.

Có dịp trung thu ông làm cho tôi một chiếc trống da ếch buộc dây đeo lủng lẳng ở cổ. Tang trống là chiếc ống bò đựng sữa dán giấy màu nâu. Mặt trống là da con ếch phơi một nắng căng lên mặt ống bò. Tôi, một tay cầm đèn kéo quân, một tay cầm rùi trống bé tẹo gõ tưng tưng trông rất oai.

Nhiều người muốn mua vé tuổi thơ để trở về với trung thu xưa (Ảnh minh họa)

Nhiều người muốn mua vé tuổi thơ để trở về với trung thu xưa (Ảnh minh họa)

Rằm tháng Tám, buổi tối không đứa trẻ nào trong làng phải học bài. Những chiếc đèn dầu leo lét được khêu to hơn, sáng choang một góc nhà. Ngoài bãi biển, tiếng trống thình thình mỗi lúc một rộn ràng hơn. Bữa cơm chiều qua nhanh vội vã. Đứa nào đứa nấy xúng xính rước đèn ngược gió ra bãi biển, nơi có cái sân khấu đón trung thu… lớn nhất thế giới đang chờ.

Hồi đó, bánh nướng, quê tôi thường gọi là bánh cao lâu là một món quà đặc sản, hiếm có. Trung thu quê nghèo nhìn lên mâm cỗ chỉ có quả bưởi, quả hồng, bánh đa, bỏng ngô, kẹo vừng, kẹo mật… Các anh chị thanh niên phải cắt cử người trông mâm cỗ từ chập tối. Nếu không sẽ có đứa phá cỗ trước, phá vỡ luôn “kịch bản” trong trẻo của đêm hội trăng rằm.

Thằng Hương, con chú họ tôi năm nào cũng được phát kẹo tới 2 lần. Số là nó đeo mặt nạ múa lân nên tìm cách xếp hàng 2 lần mà không ai phát hiện ra. Một lần nó đứng đầu hàng đeo mặt nạ nhận kẹo, sau đó luồn xuống cuối hàng cởi mặt nạ ra để nhận thêm lần nữa. Nhìn miệng nó nhai kẹo vừng kẹp bánh đa phồng má ai cũng không nhịn được cười. Bánh kẹo trung thu không bao giờ là đủ. Có đứa khóc vì kẹo vào đến miệng còn bị bạn cướp mất.

Thằng Lâm, bạn tôi nhai một lúc 2 chiếc kẹo dừa dính răng không tài nào há được miệng. Bố nó phải dùng tay bóp miệng, lay lay mãi cu cậu mới nhấc được hàm trên khỏi hàm dưới. Lâm tẽn tò một phen vì bị bạn bè ồ lêu… ăn tham.

Sau màn phá cỗ, dưới ánh trăng Rằm, lũ trẻ lại nắm tay nhau hát bài dung dăng dung dẻ. Đèn ông sao, đèn kéo quân, trống da ếch nối đuôi nhau thành hàng dài đi khắp làng trên xóm dưới. Đầu lân, mặt nạ chú tễu khiến nhiều đứa hoảng hồn hét toáng lên. Tan hội trăng rằm, trên bãi cát mênh mông, đám con gái chi chi chành chành, đám con trai kéo cưa lừa xẻ. Một nhóm khác rủ nhau đánh trận giả, cát theo gió bay mù mịt…

Gần 40 năm sau, thấy vợ ngồi cắt chiếc vỏ chai nhựa làm đèn trung thu cho con, lòng tôi lại dâng lên những cảm xúc xao xuyến khó tả. Ngoài phố tiếng nhạc rộn ràng những bài hát trung thu mới nhưng tuổi thơ chưa bao giờ cũ. Đêm nay, trong giấc mơ chập chờn, tôi thấy chú Cuội vẫn ngồi đếm lá đa.

Quang Duy  
Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy

Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy

(NSMT) - Ngày 25/4, được sự thống nhất của UBND TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, Ban quản lý Đình thần tổ chức Lễ Kỳ yên Hạ điền tại Đình Thần Phụng Hiệp theo như thông lệ hàng năm.

Rặng dừa nước đong đưa

Rặng dừa nước đong đưa

(NSMT) - Miền Tây là xứ sở của phù sa, của sông nước. Dọc theo các bãi bồi, các bờ sông rạch trước đây dừa nước mọc ken dày. Người miền Tây khi phải sống xa quê, trong ký ức của họ bao giờ cũng có tiếng lá dừa nước xào xạc reo vui trên những triền sông lộng gió.

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

(NSMT) - Ngày 14/4, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ Tri ân Quốc Tổ, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đây là hoạt động có ý nghĩa giáo dục truyền thống tốt đẹp, lòng hiếu đạo, sự biết ơn của lớp con cháu hôm nay đối với tổ tiên ở Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân Mũi Cà Mau.

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

(NSMT) - Từ ngày 13/4 - 16/4/2024 (nhằm ngày mùng 05/3 - 08/3 âm lịch) đã diễn ra Tết Chôl Chnăm Thmây (Lễ Chịu tuổi) ở miền Tây. Đây là nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đã và đang được gìn giữ, bảo tồn và phát huy qua nhiều năm nay.

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

(NSMT) - Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Huỳnh Quốc Việt vừa có thư ngỏ kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh hiến tặng hình ảnh, tài liệu, hiện vật liên quan đến sự kiện lịch sử "Tập kết ra Bắc năm 1954", từ ngày 26/3 - 2/9/2024 tại địa điểm tiếp nhận Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

(NSMT) - Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là một trong bốn bến chính tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam theo đường Hồ Chí Minh trên biển. Đồng thời, đây là điểm du lịch thu hút đông đảo các đoàn khách đến tham quan trong các dịp lễ, tết trong năm.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Không chỉ Việt Nam, một số quốc gia Châu Á khác cũng có tục lệ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.