Văn hóa

Độc đáo ship "chợ" tận nhà ở miền Tây

Thứ hai, 19/07/2021, 12:07 PM

Ðiểm qua ở ngõ ngách, dòng kênh hay cung đường quê đều có “chợ” di động đến tận nơi, phục vụ nhu cầu thiết yếu của bà con. Cuộc mưu sinh diễn ra trên ghe xuồng, xe máy, xe đạp và cả lực đẩy, vai gánh… vậy mà được đón nhận, ủng hộ như một thói quen không thể thay đổi.

ghe-hang

“Chợ” di động cập bến sông nhà, người dân có thể thuận tiện mua thực phẩm hay đồ dùng cho gia đình

Những cái chợ thu nhỏ ấy cũng phong phú nhiều mặt hàng, có thể là rau củ, cá, thịt, trái cây, hàng tạp hoá và đến cả quần áo… Bắt đầu hoạt động từ tờ mờ sáng đến chiều, người bán không quản nhọc nhằn, nắng mưa với đầy ắp hàng hoá, nông sản ngược xuôi, mang lại sự thuận lợi cho người mua và mong có khoản thu nhập trang trải cuộc sống. Ở đó còn có bao câu chuyện, cảm xúc tốt đẹp từ sức lao động chân chính.

Tôi đến định cư ở Khóm 3, Phường 5, TP Cà Mau gần 10 năm nay, ngần ấy thời gian đã thấy dì Tâm gánh thịt, cá, rau… bán vòng vòng các con hẻm. Nhà tôi và cả các hộ dân sống trong con hẻm dài 200m là mối của dì Tâm. Chừng hơn 7 giờ sáng là dì gánh “chợ” tới, giá cả có nhích hơn ở chợ phường, nhưng không ai mặc cả. Dì bán tầm trưa là hết hàng, về thay ca giữ cháu ngoại với chồng. Câu chuyện về gia đình dì Tâm khiến tôi bồi hồi cảm xúc.

Buôn bán bao năm dì Tâm đã lo cho cuộc sống gia đình và 2 con gái học hành thành đạt, gả cưới đàng hoàng. Tôi là khách mời của đám, mừng cho niềm hạnh phúc của người mẹ cả đời vất vả. Năm vừa rồi đột nhiên dì Tâm nghỉ bán. Dân hẻm nói với nhau, giờ dì đâu còn lo cho ai nữa, chắc ở nhà nghỉ ngơi cho khoẻ. Vài tháng sau, tôi lại nghe dì kêu mua hàng, vừa mừng, vừa tò mò hỏi han. Dì Tâm rưng rưng: “Con gái của dì mất. Nó nhảy sông tự tử vì buồn chuyện tình cảm”. Ðôi vai hằn vết chai của dì chất thêm nỗi đau mất con. Dì Tâm vẫn tiếp tục quang gánh, mang nét đẹp lao động và đức hy sinh tô điểm khắp nẻo phố phường…

Mỗi lần tác nghiệp đến các vùng quê, tôi thường ấn tượng với hình ảnh chợ trên sông. Ðó không phải là chợ nổi theo kiểu neo đậu bến bờ chờ khách, mà hàng hoá được xếp trên một chiếc ghe hay vỏ lãi ngược xuôi, len lỏi đến các kênh, rạch hàng mấy chục cây số, đáp ứng nhu cầu thực phẩm, hàng thiết yếu của người dân khắp vùng nông thôn. Ghe hàng (bán đồ tạp hoá) thường rao bằng tiếng kèn te tít, còn xuồng đồ (thịt, cá, rau, củ…) gắn cái loa được thu âm sẵn tiếng rao, chỉ việc phát ra là người dân hai bên bờ nghe thấy, đón mua. Tôi thấy những người chở “chợ” trên sông thường là cặp vợ chồng, người cầm lái, người bán hàng, nói cười, trao đổi cùng nhau thật ấm áp. Cơ cực, vất vả nhưng gắn kết tình nghĩa. Những dòng sông đi cùng năm tháng, thăng trầm quê hương, nay hiền hoà chở bao cuộc mưu sinh. Chợ trên sông đã trở thành nét văn hoá đặc trưng của miền quê sông nước Cà Mau.

Giao thông nông thôn phát triển, “chợ” trên xe máy ngày càng nhiều, được coi là một khởi nghiệp vừa sức đối với nhiều cảnh ngộ. Sau bao năm bôn ba đất Sài Gòn làm công, vợ chồng ông Ðặng Văn Hiếu (xã Trí Phải, huyện Thới Bình) quyết định về quê sống nghề buôn bán và chăm lo mẹ già. Có sẵn xe máy, sáng sớm ông Hiếu đến Vĩnh Thuận (Kiên Giang) bổ đồ, rồi chở đi bán dài đến Khánh Hội (huyện U Minh). Ông Hiếu cho biết, chừng xế là hết đồ. Trên đường, bà con đem đồ rẫy nhà trồng ra cân, ông cũng mua luôn, rồi bán lại. Thạo đường, vợ ông Hiếu, bà Huỳnh Thị Phượng tách xe đi bán riêng. Hàng ngày, vợ chồng ông kiếm lời hơn 1 triệu đồng. Tích góp, gia đình ông Hiếu vừa sửa sang lại căn nhà đàng hoàng hơn. 

“Chợ” xe bon bon trên từng con đường, mang theo nét đẹp lao động, làm cho hình ảnh miền quê trở nên sinh động và rộn ràng hơn.

Ngẫm chuyện đời, bà con thường hay bảo nhau, tính ra cuộc sống giờ sướng thiệt, ở nhà muốn mua gì cũng có. Hàng gia dụng hay quần áo thì có các kênh bán hàng Online, trực tuyến; cần thịt cá, nước mắm, bột ngọt… thì có ghe hoặc xe hàng.

Cùng với loại chợ lưu động, Cà Mau còn có kiểu chợ theo thời vụ thu mua lúa, chợ theo lương hàng tháng của công nhân, hay chợ đặc sản xứ rừng, xứ biển… mang cốt cách của con người Ðất Mũi hiền hoà, hào sảng.

Hạn chế tập trung đông người trong những ngày dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Miên man với muôn nẻo chợ ở Cà Mau, mới thấy cái hay của việc ship “chợ” đến tận nhà, vừa tiện lợi, vừa đảm bảo an toàn.

Theo Mộng Thường (Báo Cà Mau)

Khi mẹ là cô giáo

Khi mẹ là cô giáo

Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.

Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ

Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ

(NSMT) - Ngày 19/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là được xếp hạng Di tích quốc gia ở huyện Đầm Dơi. Tham dự chương trình có ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cùng lãnh đạo và nhân dân địa phương.

Vì sao 19/11 được chọn làm Ngày Quốc tế Nam giới?

Vì sao 19/11 được chọn làm Ngày Quốc tế Nam giới?

(NSMT) - Ngày Quốc tế Nam giới (còn gọi là Ngày Quốc tế Đàn ông) diễn ra vào ngày 19/11 hàng năm, là dịp quan trọng để tôn vinh những đóng góp của phái mạnh đối với xã hội và gia đình, đồng thời nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe, tâm lý và xã hội mà nam giới đang phải đối mặt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày lễ, những lời chúc ý nghĩa dành tặng nam giới và những món quà đặc biệt dành cho bạn trai trong dịp này.

Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp

Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp

Những ngành học này không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại mà còn hứa hẹn cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.

Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer

Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer

(NSMT) - Tối 17/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp UBND huyện Mang Thít tổ chức khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa - Khmer tỉnh Vĩnh Long năm 2024.

Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói

Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói

Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…

Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh Vĩnh Long bước đi tiên phong, thể hiện sự đổi mới sáng tạo của địa phương

Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh Vĩnh Long bước đi tiên phong, thể hiện sự đổi mới sáng tạo của địa phương

(NSMT) - Tối 16/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức lễ khai mạc Festival Gạch Gốm đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 tại Làng nghề sản xuất gạch, gốm kênh Thầy Cai (xã Nhơn Phú-huyện Mang Thít). Ông Hồ Đức Phớc - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ tới dự và phát biểu chỉ đạo.