Đông đảo sinh viên, học sinh và người dân đứng ven đường tiễn đưa GS Võ Tòng Xuân về nơi an nghỉ
(NSMT) - Sáng 22/8, tại nhà tang lễ TP. Cần Thơ, đã diễn ra lễ truy điệu GS, TS, AHLĐ, NGND Võ Tòng Xuân. Hàng trăm người là người thân, đồng nghiệp, sinh viên Trường Đại học Nam Cần Thơ, Đại học Cần Thơ và học trò của ông đến dự, đưa tiễn ông.
Tại lễ truy điệu, ông Lê Văn Nưng – Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang, Trưởng Ban tang lễ bày tỏ, giáo sư Võ Tòng Xuân là một nhà sư phạm tài năng, nhiều tâm huyết với ngành, luôn trăn trở tìm ra những giải pháp tích cực để phát triển giáo dục, nâng cao dân trí. Nhưng dấu ấn kỳ công của giáo sư Võ Tòng Xuân để lại cho đất nước và vùng Đồng bằng sông Cửu Long là trên lĩnh vực nông nghiệp.

Lãnh đạo TP. Cần Thơ, tỉnh An Giang và Tổng lãnh sự Nhật Bản Ono Masuo cùng tham dự lễ truy điệu GS, TS, AHLĐ, NGND Võ Tòng Xuân.

Ông Lê Văn Nưng - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang, Trưởng ban tổ chức tang lễ đọc điếu văn tại lễ truy điệu GS, TS, AHLĐ, NGND Võ Tòng Xuân.

Ông Võ Tòng Anh - Con trai của GS, TS, AHLĐ, NGND Võ Tòng Xuân phát biểu cảm tạ tại lễ truy điệu.

Ông Lê Văn Nưng - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang, Trưởng ban tổ chức tang lễ thắp hương cho GS, TS, AHLĐ, NGND Võ Tòng Xuân trước khi diễn ra lễ truy điệu.

Các đại biểu dành một phút mặc niệm tưởng nhớ GS, TS, AHLĐ, NGND Võ Tòng Xuân.

Ban giám hiệu Trường Đại học Nam Cần Thơ thắp hương cho GS, TS, AHLĐ, NGND Võ Tòng Xuân.

Với tình yêu khoa học, sự khao khát phục vụ cho quê hương đất nước, năm 1971, giữa lúc sự nghiệp đang thăng tiến tại Viện Nghiên cứu lúa quốc tế, giáo sư trở về nước làm việc với mong muốn phát triển nền nông nghiệp Việt Nam. Giáo sư cùng các nhà nghiên cứu đã thực hiện nhiều đề tài liên quan đến cây lúa cao sản, kỹ thuật trồng lúa, phổ biến kỹ thuật canh tác mới, công bố nhiều bài báo khoa học và đề xuất các chính sách nông nghiệp. Bên cạnh đó ông cũng là tác giả nhiều công trình khoa học nghiên cứu sử dụng đất phèn Đồng bằng sông Cửu Long và nghiên cứu hệ thống canh tác chuyển đổi nông nghiệp.

Sinh viên Trường Đại học Cần Thơ đứng thành hàng dài khu vực trước cổng trường chào tiễn biệt GS, TS, AHLĐ, NGND Võ Tòng Xuân, nguyên Phó hiệu trưởng của trường.

Sinh viên Trường Đại học Cần Thơ xếp hàng cúi đầu tiễn đưa GS, TS, AHLĐ, NGND Võ Tòng Xuân trong phút linh cữu giáo sư được đưa ngang qua cổng trường.



Giáo sư Võ Tòng Xuân đã đưa giống lúa IR36 từ Viện Nghiên cứu lúa quốc tế về Việt Nam và hợp tác với nông dân áp dụng kỹ thuật cấy một tép, phổ biến trên khắp các vùng bị sâu bệnh tấn công ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nhờ đó đã thúc đẩy mở rộng khả năng cho ngành nông nghiệp Việt Nam tiếp cận với giống lúa chất lượng và tăng cường sản lượng lúa gạo với chi phí thấp hơn mà không sử dụng thuốc trừ sâu, góp phần củng cố an ninh lương thực toàn cầu.
"Dù giờ đây đồng chí Võ Tòng Xuân không còn nữa, nhưng công lao đóng góp của đồng chí cho đất nước đã để lại dấu ấn với đồng chí và nhân dân, luôn để chúng ta ghi nhớ và trân trọng", ông Nưng nghẹn ngào.

Tập thể cán bộ, giáo viên và sinh viên đứng ngay ngắn chờ tiễn biệt GS, TS, AHLĐ, NGND Võ Tòng Xuân.

Dưới cái nắng khá oi bức, các sinh viên đứng thành hàng dài cả cây số tiễn đưa lần cuối người thầy đáng kính.

Tập thể cán bộ, giáo viên và sinh viên cúi đầu tiễn đưa GS, TS, AHLĐ, NGND Võ Tòng Xuân trong phút linh cữu giáo sư được đưa ngang qua cổng trường.


Nỗi buồn bao trùm trên khuôn mặt các sinh viên khi linh cữu GS, TS, AHLĐ, NGND Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng danh dự của trường đi ngang qua.

Thay mặt gia đình phát biểu cảm tạ, ông Võ Tòng Anh - con trai giáo sư Võ Tòng Xuân, xúc động: "Nay ba tôi không còn nữa, đó là một nỗi đau sâu sắc không những đối với ba anh em chúng tôi, mà với đại gia đình, lãnh đạo nhiều ban ngành, các cựu sinh viên của ba tôi, vô số nông dân, các doanh nghiệp, nhiều phóng viên báo chí truyền thông và không ít bạn bè quốc tế.

Tập thể cán bộ, giáo viên và sinh viên Trường Đại học An Giang đứng ngay ngắn chờ tiễn biệt GS, TS, AHLĐ, NGND Võ Tòng Xuân.

Chào tiễn biệt khi linh cữu tiễn biệt GS, TS, AHLĐ, NGND Võ Tòng Xuân đi ngang cổng trường.

Rất đông người dân đứng tiễn biệt GS, TS, AHLĐ, NGND Võ Tòng Xuân.

Từ khi ba tôi bắt đầu lâm bệnh vào cuối năm 2022 đến tận những phút giây cuối cùng của tháng 8 này, gia đình luôn nhận được rất nhiều tình cảm động viên, chia sẻ chân thành, giúp đỡ tận tình của nhiều cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. Trước khi ra đi, một trong số ít điều ba tôi nhắc đi nhắc lại là cựu sinh viên cùng với ba diệt rầy giúp nông dân. Và nay ba đã thấy và chắc ba cũng đã cảm nhận được trong những ngày này ba đang được nằm trong vòng tay không chỉ của tụi con mà còn rất nhiều cựu sinh viên là các chiến sĩ diệt rầy của ba, của vô số nông dân mà sau này họ đã trồng được giống lúa kháng rầy nâu IR36 do ba và bộ môn lúa của ba chọn tạo rồi đó. Chắc ba đang toại nguyện".

Học sinh Trường THPT Ba Chúc, huyện Tri Tôn mang theo di ảnh đứng chờ tiễn biệt GS, TS, AHLĐ, NGND Võ Tòng Xuân.


85 học sinh, Đoàn viên thanh niên mang 85 di ảnh tượng trưng cho số tuổi 85 của GS, TS, AHLĐ, NGND Võ Tòng Xuân đứng đợi đón, linh cữu thầy về quê hương.


Ông Võ Tòng Anh cũng đặc biệt cảm ơn các cơ quan thông tấn báo chí đã đưa tin về sự kiện mất mát của gia đình, của công chúng và lễ tang. Điều này đã giúp cho sự lan tỏa thông tin đến nhân dân và nhiều bạn bè quốc tế.
"Xin trân trọng cảm ơn quý cô chú, anh chị phóng viên báo chí, đài truyền hình thuộc nhiều cơ quan thông tấn khác nhau trong cả nước. Ông có nhiều lần nói với tôi điều này và chắc chắn, khi ra đi ông cũng sẽ vẫn mang theo nhiều tình cảm dành cho báo chí, truyền thông trong lòng ông", ông Võ Tòng Anh chia sẻ trong lời cảm tạ.

Người dân đứng chờ tiễn biệt GS, TS, AHLĐ, NGND Võ Tòng Xuân.

Người dân đến thắp hương cho GS, TS, AHLĐ, NGND Võ Tòng Xuân.


Các em học sinh thắp hương cho GS, TS, AHLĐ, NGND Võ Tòng Xuân.


Người thân xúc động tiễn biệt GS, TS, AHLĐ, NGND Võ Tòng Xuân.
Sau lễ truy điệu, linh cữu GS Võ Tòng Xuân được đưa lên xe tang. Từ nhà tang lễ, đoàn xe đi ngang Đại học Cần Thơ, nơi ông từng làm Phó hiệu trưởng. Tại đây, hàng trăm đồng nghiệp, sinh viên xếp hàng dài hơn một km bên đường chào tiễn thầy.
Đoàn xe chạy qua đường Nguyễn Văn Cừ nối vào hướng Đại học Nam Cần Thơ, nơi GS Võ Tòng Xuân có nhiều năm công tác, làm hiệu trưởng, hiệu trưởng danh dự. Thầy và trò Đại học Nam Cần Thơ cúi đầu tưởng niệm khi đoàn xe đi qua. Sau đó, đoàn xe tang qua quốc lộ 91 đi về TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang. Khi vào thành phố Long Xuyên, đoàn xe chạy ngang Trường Đại Học An Giang, nơi ông là hiệu trưởng đầu tiên. Tiếp đó, đoàn xe chạy đến Trường tiểu học song ngữ Tinh Hoa - cơ sở giáo dục do GS Võ Tòng Xuân cùng các cộng sự sáng lập, rồi thẳng hướng về quê nhà Ba Chúc, huyện Tri Tôn, An Giang, cách TP. Cần Thơ gần 130 km.
Bà Huỳnh Thị Tuyết, 60 tuổi, cho biết chờ gần 2 giờ để đón ông ở quê nhà. "Ông sống có tình nghĩa, giúp đỡ quê hương nhiều lắm, nhất là đem các giống lúa kháng rầy của ông mà người dân trồng trúng, thoát cảnh thiếu đói".
Em Nguyễn Thị Diễm Trang, học lớp 10 Trường THPT Thị trấn Ba Chúc cùng 85 học sinh, Đoàn viên thanh niên mang 85 di ảnh tượng trưng tuổi 85 của GS Võ Tòng Xuân đứng đợi đón, linh cữu thầy về quê hương.
"Gia đình em và nhiều bạn ở đây nhớ ơn thầy rất nhiều. Nhờ quỹ học bổng của thầy mà chú em cùng nhiều người khác được tiếp bước lên đại học", Trang nói.
---> Sinh viên Trường Đại học Nam Cần Thơ khắc ghi lời căn dặn của Giáo sư Võ Tòng Xuân
Hơn 10.000 thí sinh Cần Thơ hoàn thành môn thi đầu tiên Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT
(NSMT) - Sáng ngày 5/6, 10.998 thí sinh bước vào Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT. Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025-2026 của TP. Cần Thơ có 11.057 thí sinh đăng ký dự thi tại 28 hội đồng thi. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của 28 trường THPT trên địa bàn TP là 10.433.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ, Thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng và Hậu Giang
(NSMT) - Chiều 4/6, tại Cần Thơ, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ, Thường trực Tỉnh ủy hai tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang về triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, việc sắp xếp tổ chức bộ máy của địa phương, công tác quốc phòng, an ninh, việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế, công tác an sinh xã hội.
Sóc Trăng: 81 chiến sĩ nhí tham gia Chương trình trải nghiệm “Học kỳ Công an”
Sáng ngày 3/6, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Sóc Trăng phối hợp với Công an tỉnh, Sở GD & ĐT tổ chức Lễ Xuất quân Chương trình trải nghiệm “Học kỳ Công an” tỉnh Sóc Trăng lần thứ III, năm 2025.
Từ văn phòng đến bục vinh quang: Cô gái Việt làm nên kỳ tích Triathlon
Từ một cô gái văn phòng với sức khỏe yếu, không biết bơi, Nguyễn Thị Kim Cương đã vượt qua vô số thử thách để trở thành nhà vô địch Triathlon toàn quốc. Câu chuyện của cô không chỉ là hành trình thể thao, mà còn là hành trình của lòng kiên trì, ý chí vượt lên chính mình và khát khao cống hiến cho cộng đồng.
Nước mắm Quốc Hải đồng hành cùng Ngày hội “Đổi rác lấy quà” lần thứ 5 năm 2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, chương trình “Đổi rác lấy quà” lần thứ 5 năm 2025 do Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP. Cần Thơ tổ chức đã diễn ra sôi nổi tại Công viên Lưu Hữu Phước (TP. Cần Thơ) với nhiều hoạt động ý nghĩa vì môi trường và cộng đồng. Trong khuôn khổ chương trình, thương hiệu nước mắm Quốc Hải đã trao tặng 1.000 chai nước mắm để ủng hộ Quỹ học bổng khuyến học, tiếp thêm động lực cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.
Ngày hội "Đổi rác lấy quà": Lan tỏa ý thức sống xanh vì một tương lai bền vững
Với thông điệp “Rác thải nhựa hôm nay - Thảm họa ngày mai”, Ngày hội “Đổi rác lấy quà” do Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP. Cần Thơ tổ chức là một sự kiện đặc biệt ý nghĩa nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em thiếu nhi nhân dịp ngày 1/6, với các hoạt động vừa mang tính giáo dục, vừa tạo không khí vui tươi, hào hứng đã giúp ngày hội diễn ra thành công tốt đẹp.
Cần Thơ: Đường Cách mạng Tháng Tám hư hỏng sau mưa, người dân lo ngại tai nạn
Sau cơn mưa lớn lúc 12h trưa 31/5, tuyến đường Cách mạng Tháng Tám (CMT8), đoạn qua 2 quận Bình Thủy và Ninh Kiều TP. Cần Thơ xuất hiện nhiều điểm hư hỏng nghiêm trọng, gây nguy cơ mất an toàn giao thông, đặc biệt đối với người đi xe máy.