Startup

Đồng Tháp: Dự án Sản xuất dược trà giành giải nhất tại cuộc thi khởi nghiệp năm 2021

Thứ hai, 20/12/2021, 09:13 AM

(NSMT) - Ban Tổ chức Cuộc thi khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tỉnh Đồng Tháp năm 2021 vừa tiến hành tổng kết và trao giải cho các dự án, ý tưởng xuất sắc.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Phạm Thiện Nghĩa trao đổi với các tác giả dự án. Ảnh: Cổng TTĐT Đồng Tháp.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Phạm Thiện Nghĩa trao đổi với các tác giả dự án. Ảnh: Cổng TTĐT Đồng Tháp.

Theo đánh giá của Ban Tổ chức, tuy diễn ra trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng cuộc thi khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tỉnh Đồng Tháp năm 2021 nhận được nhiều sự quan tâm, tham gia của các tác giả đến từ 10 tỉnh, thành phố trong cả nước với 103 ý tưởng, dự án thuộc nhiều lĩnh vực, đáng chú ý là các giải pháp chế biến, khai thác, tạo giá trị gia tăng tài nguyên bản địa.

Theo đó, Ban Tổ chức đã trao giải Nhất cho Dự án Sản xuất dược trà – khai thác giá trị dược liệu từ nông sản của tác giả Đoàn Thị Hồng Thắm.

Vốn xuất thân là dược sĩ nên chị Đoàn Thị Hồng Thắm mong muốn sẽ phát triển nhiều sản phẩm mang lại lợi ích về sức khoẻ cho người tiêu dùng. Sau thời gian nghiên cứu, hiện chị Thắm đã cho ra đời 10 loại trà với nguyên liệu sẵn có tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long như: Trà diếp cá, trà gừng mật ong, trà chanh sả, trà cà gai leo..

Đồng thời, 2 giải Nhì thuộc về Dự án sản xuất và kinh doanh cây giống cấy mô của tác giả Nguyễn Phượng Hằng và Dự án mắm chao cá Mè Vinh của tác giả Trần Thị Kim Ngân.

Với Dự án sản xuất và kinh doanh cây giống cấy mô, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ sư công nghệ sinh học – Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, chị Nguyễn Phượng Hằng đã theo đuổi và hiện thực hoá ước mơ phát triển thị trường cây giống cấy mô và ngành kiểng lá ở làng hoa Sa Đéc nói riêng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Hiện tại, Dự án tập trung phát triển sản phẩm là cây chuối giống để phục vụ nông dân trồng xuất khẩu, chủ yếu là thị trường Đông Nam bộ và Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, 3 giải Ba được trao cho các dự án: Hệ thống điều khiển và giám sát môi trường tích hợp sóng vô tuyến, Mô hình trồng nấm hoàng đế MILKY bằng rơm khô tại Đồng bằng sông Cửu Long và Trà Bouea Macrophylla hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.

Và giải Nhất ý tưởng thuộc về Dự án Robot tuần tra hệ thống cống, rãnh của nhóm tác giả Phan Nguyễn Hạnh An.

Ông Phạm Thiện Nghĩa – Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh bày tỏ niềm tự hào trước những ý tưởng, sức sáng tạo của các tác giả tham gia dự thi. Theo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, chất lượng cuộc thi năm nay có sự chuyển biến rõ nét, từ phát huy các giá trị tài nguyên bản địa tiến đến những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh nhấn mạnh, tỉnh luôn dành sự quan tâm, khuyến khích và tạo điều kiện cho các ý tưởng khởi nghiệp. Sắp tới đây, tỉnh sẽ hình thành Trung tâm khởi nghiệp để kịp thời hỗ trợ, phát triển các dự án, ý tưởng khởi nghiệp.

Thảo Nguyên  
CEO Grab học Harvard, làm việc 20h/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á thuyết phục tài xế taxi thử ứng dụng

CEO Grab học Harvard, làm việc 20h/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á thuyết phục tài xế taxi thử ứng dụng

(NSMT) - Để Grab trở thành siêu ứng dụng 2 tỷ đô như ngày hôm nay, CEO Anthony Tan đã làm việc 20 giờ/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á để thuyết phục tài xế dùng thử ứng dụng grab.

Về quê khởi nghiệp

Về quê khởi nghiệp

"Từng trải qua hơn 15 năm tha hương mưu sinh, tôi thấu hiểu nỗi niềm không đâu bằng quê nhà. Vì vậy, khi có điều kiện, tôi vận dụng kinh nghiệm nghề nghiệp, mở cơ sở may gia công để tạo việc làm, thu nhập tại chỗ cho người lao động". Anh Võ Trầm Hương, 36 tuổi, chủ cơ sở may gia công, ấp Thới Bình A2, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, bộc bạch về "cơ duyên” với nghề".

Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp

Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp

(NSMT) - Để thu hút thanh niên tham gia tổ chức Đoàn ở địa phương, lãnh đạo BCH Đoàn thanh niên xã An Hiệp (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng), bằng nhiều nguồn vốn, đã hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp bằng nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả.

Tự học để khởi nghiệp

Tự học để khởi nghiệp

Khởi nghiệp là hành trình đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực vượt khó của mỗi bạn trẻ, vì vậy việc tự học, tự tích lũy thêm kinh nghiệm rất hữu ích, giúp bạn trẻ tự tin lập nghiệp, khởi nghiệp. Đồng hành cùng sinh viên (SV) khởi nghiệp, tổ chức Đoàn - Hội các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Cần Thơ chú trọng tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm, tập huấn kỹ năng mềm, cùng các chương trình thực tập, tham quan doanh nghiệp, mô hình khởi nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao kiến thức thực tế và hun đúc tinh thần khởi nghiệp cho người trẻ.

Cần Thơ: Tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp dành cho thanh niên ĐBSCL năm 2024

Cần Thơ: Tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp dành cho thanh niên ĐBSCL năm 2024

(NSMT) - Ban Thường vụ Thành đoàn Cần Thơ, Hội Doanh nhân Trẻ TP Cần Thơ và Quỹ Khởi nghiệp sáng tạo FUNDGO vừa có buổi trao đổi thông tin về việc tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp năm 2024 dành cho thanh niên ĐBSCL.

Chàng trai khởi nghiệp với loài cây không lớn lên từ đất

Chàng trai khởi nghiệp với loài cây không lớn lên từ đất

Khu vườn trồng dứa Nam Mỹ và cây không khí của anh Nguyễn Phạm Minh Châu, 26 tuổi, ở Lộ Ngã Bát, đường Trương Vĩnh Nguyên, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, thu hút khách tham quan bởi màu sắc rực rỡ, tuyệt đẹp. Là kỹ sư xây dựng nhưng anh Châu lại chọn khởi nghiệp với những loài cây không lớn lên nhờ đất.

Học sinh Sóc Trăng sáng chế hệ thống cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong đám cháy

Học sinh Sóc Trăng sáng chế hệ thống cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong đám cháy

(NSMT) - Trước thực trạng đã có nhiều người thiệt mạng trong các vụ cháy ở các khu chung cư, một nhóm học sinh Sóc Trăng đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong các vụ cháy chung cư.