“Đồng vợ, đồng chồng...”
(NSMT) - Ðể xây dựng gia đình hạnh phúc, cần có sự vun đắp, phối hợp ăn ý của các thành viên trong nhà. Ði làm kiếm tiền, tạo dựng kinh tế hay ở nhà nội trợ, nuôi dạy con cái… đều quan trọng như nhau. Nhiều cặp vợ chồng thấu hiểu vai trò của bạn đời nên cư xử khéo léo, trân trọng, song cũng không ít trường hợp xem nhẹ “người ở nhà”, dẫn đến sứt mẻ tình cảm…
Mỗi khi nhắc đến mái ấm của mình, chú Hùng ở quận Ninh Kiều, không tiếc lời khen cô Dung, người vợ tào khang đã song hành cùng chú hơn 30 năm.
Trước đây, do yêu cầu công việc, chú Hùng hay đi công tác đột xuất, dài ngày, có thời điểm thường trú cả chục năm ở các tỉnh xa. Vắng nhà nhưng chú Hùng rất an tâm vì có vợ là hậu phương vững chắc, chăm sóc ba má chồng, nuôi dạy 2 con gái chu đáo. Chi tiêu trong nhà đều dựa vào lương của chú Hùng nên cô Dung luôn khéo léo tính toán để không thiếu hụt.
Giai đoạn các con vào đại học, cô Dung nấu cơm trưa bán tại nhà, kiếm thêm đồng ra đồng vào. Thấy vợ vất vả, sau khi các con ra trường, có công việc ổn định, chú Hùng đề nghị vợ nghỉ bán.
Chú Hùng chia sẻ: “Mình đi làm chỉ chú tâm vào công việc, còn vợ ở nhà phải lo nhiều thứ, cực khổ trăm bề. Nhờ sự đảm đang của vợ, tôi mới yên tâm phát triển sự nghiệp. Tôi rất tin tưởng vợ nên mọi chuyện lớn nhỏ đều bàn bạc, trao đổi để cùng thống nhất”.
Hơn 35 năm làm dâu, chị Ngọc Thủy ở tỉnh Long An, rất được lòng gia đình bên chồng.
Không trực tiếp làm ra của cải, vật chất, chị Thủy tạo dựng những giá trị tinh thần khiến chồng rất hãnh diện về “nội tướng” của mình.
Với tài quán xuyến, chị Thủy xây dựng được gia đình yên vui, hạnh phúc, nuôi dạy các con ngoan ngoãn, học hành đỗ đạt. Gia đình sống bằng nghề làm nông, chăn nuôi và thu nhập từ việc làm thuê của chồng lúc nông nhàn ở nhà máy, chị Thủy chắt chiu, tính toán sao cho vừa đảm bảo mức sống căn bản vừa có khoản dành dụm phòng thân.
Thấy chồng vất vả nắng mưa, chị Thủy đề nghị phụ giúp chuyện đồng áng nhưng chồng bảo ở nhà cơm nước, nuôi con cái tốt là được. Không chỉ vun vén gia đình nhỏ, chị Thủy còn cùng các chị em bạn dâu gìn giữ nếp nhà, anh em quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
Chị Thủy khéo léo trong giao tiếp, cư xử nên chuyện hiếu hỉ, thăm viếng nội ngoại hai bên đều vẹn tròn. Các con chị Thủy cũng học từ mẹ sự đảm đang, chu đáo...
Vợ chồng anh Thái ở quận Cái Răng, vừa kỷ niệm 10 năm ngày cưới. Trong bữa tiệc ấm áp với bạn bè, anh Thái bày tỏ tình cảm với vợ đã vì chồng chấp nhận ở nhà nuôi con, tạo điều kiện để chồng học tập nâng cao trình độ, công tác tốt hơn.
Trước đây, vợ anh Thái có công việc bán hàng, thu nhập khá. Sau khi vợ sinh con trai đầu lòng, anh Thái khuyên vợ nghỉ việc, chăm sóc con, anh hứa sẽ chu toàn về kinh tế.
3 năm sau, vợ anh sinh tiếp cô con gái kháu khỉnh. Ðể lo cho gia đình, anh Thái nỗ lực làm việc nhiều hơn.
Vợ anh Thái là người giỏi bếp núc nên mấy cha con thường được ăn ngon, đảm bảo sức khỏe. Biết vợ cực khổ, anh Thái luôn tranh thủ phụ việc nhà, đưa vợ con tham quan, vui chơi ở các điểm du dịch. Khi các con đi học, vợ anh Thái có thời gian bán hàng online, đỡ đần tiền nong với chồng. Ðôi bên có sự yêu thương, thấu hiểu nhau nên rất hòa thuận.
Sau khi công ty cũ giải thể, xin việc nhiều nơi không được do lớn tuổi, anh Bình ở quận Bình Thủy chấp nhận lui về phía sau để vợ đi làm. Hằng ngày, anh Bình đưa rước 2 con đi học, chợ búa, cơm nước. Có cha dạy kèm mỗi tối, các con học hành tấn tới, nhất là các môn khoa học tự nhiên. Khi vợ anh Bình tan sở làm thì cũng là lúc mọi việc nhà hoàn tất, chồng con đợi bên mâm cơm canh nóng sốt.
Ban đầu, vợ anh Bình cũng thấy vui vẻ, rảnh rỗi nghỉ ngơi, thư giãn. Nhưng sau đó, vợ anh bắt đầu có tâm lý coi thường chồng, so sánh với người khác, than trách, nói những lời không hay. Chịu không thấu, anh Bình thưa chuyện với má vợ, bày tỏ ý định đi làm ăn xa.
Hiểu hoàn cảnh con rể, má vợ anh Bình nói chuyện, phân tích cho con gái thấy những đóng góp thầm lặng của chồng. Thấy vợ biết sai, làm hòa, anh Bình hàn gắn lại tình cảm, lo lắng trong ngoài để vợ yên tâm làm việc, cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn.
Nhiều người cho rằng trong gia đình ai kiếm được nhiều tiền hơn là trụ cột, có quyền quyết định mọi việc. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều người vợ hoặc chồng không đóng góp về mặt kinh tế, vật chất, nhưng có vai trò không thể thiếu trong đời sống tinh thần, là người gìn giữ nếp nhà, chăm lo sức khỏe các thành viên.
Ðể trong ngoài hòa thuận, vợ chồng cần có sự thấu cảm, tôn trọng, gắn bó với nhau, để mỗi bên có điều kiện thể hiện trọn vẹn trách nhiệm của mình, cùng góp phần xây dựng cuộc sống chung tốt đẹp hơn.
Cùng nhau vượt khó
(NSMT) - Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, thuận lợi mà có những “khúc quanh” đột ngột như mất việc làm, ốm đau… Ðiều quan trọng, người trong cuộc đừng bi quan mà hãy suy nghĩ tích cực, tìm cách vượt qua nghịch cảnh. Sẽ đáng quý hơn nếu như trong lúc thắt ngặt, thất bại, có sự chung tay trợ giúp của gia đình.
Hạnh phúc hơn khi sinh đủ 2 con
Nhiều hộ dân tộc Khmer ở TP Cần Thơ thực hiện tốt thông điệp của ngành dân số thành phố “Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con”. Dẫu có lúc khó khăn về kinh tế nhưng các cặp vợ chồng đều cùng nhau vượt qua để xây dựng gia đình tiêu biểu, hạnh phúc.
Nhà chật đến mấy vẫn phải tránh đặt bếp 4 hướng này để không lục đục, ốm đau
Bếp không chỉ đơn thuần là nơi nấu nướng mà còn mang theo nguồn năng lượng hỏa, ảnh hưởng đến tài vận của gia chủ. Có một số lỗi phong thủy khi đặt bếp nấu mà nhiều gia đình Việt thường mắc phải.
Giải trí ảo, hậu quả thật
Hiện nay, sử dụng mạng xã hội là hình thức giải trí phổ biến, nhất là đối với chị em phụ nữ. Các chị lên mạng cập nhật kiến thức, mở rộng quan hệ, kết giao bạn bè, nhiều chị đầu tư viết nội dung, xây dựng hình ảnh trên trang cá nhân thật lung linh để có like… Và rồi không ít trường hợp bị các thiết bị công nghệ cùng thế giới ảo chi phối quá mức, xao nhãng trách nhiệm đối với người thân, gây bao hệ lụy…
Khi mẹ là cô giáo
Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.
Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc
Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.
Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách
Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?