Đột quỵ do thể dục quá sức: Nhận biết và phòng tránh thế nào?
Tỷ lệ người mắc đột quỵ khi chơi thể thao ngày càng gia tăng và xảy ra ở mọi đối tượng, kể cả những người trẻ tuổi. Làm thế nào để nhận biết và phòng tránh?
Bác sĩ CKII. BSNT Lê Đức Hiệp, Khoa Tim mạch - Tim mạch can thiệp, BVĐK Hồng Ngọc cho rằng luyện thể dục thể thao có lợi cho sức khỏe nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng. Tuy nhiên, hoạt động với cường độ cao hay thể dục thể thao quá sức có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Đột quỵ sẽ xảy ra đối với bệnh nhân có bệnh lý tim mạch hoặc yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm như tăng huyết áp, đái tháo đường, thừa cân, rối loạn chuyển hóa Lipid và đặc biệt ở người hút thuốc (thuốc lào, thuốc lá), rung nhĩ chưa được điều trị đầy đủ. Việc tập luyện quá sức ở nhóm đối tượng này làm gia tăng biến cố tim mạch đặc biệt là khi tập luyện không đúng cách.
Ai dễ đột quỵ do thể dục quá sức?
Theo bác sĩ Lê Đức Hiệp, đối tượng nguy cơ cao gặp phải đột quỵ do thể dục quá sức có thể phân chia thành 3 nhóm người:
Nhóm thứ nhất: Đột quỵ xảy ra trên người có sẵn yếu tố nguy cơ cao như người có dị dạng mạch máu não (phình mạch máu não), bệnh lý xơ vữa mạch máu gây ra nhồi máu cơ tim cấp, hoặc xuất huyết não cấp. Có một vấn đề là những biến cố hay xảy ra ở nhóm bệnh nhân không có triệu chứng trước đó khiến cho người bệnh chủ quan không thăm khám hoặc sàng lọc.
Nhóm thứ hai: Là do người chơi thể thao gắng sức quá, ham mê quá, đẩy sức chịu đựng vượt lên cao quá khả năng của mình. Đây là một tình trạng rất hay gặp trên thực tế. Ví dụ: những người này hàng ngày chỉ chạy được 5km, khi thi đấu lại lựa chọn quãng đường đua là 10km, 20km hay thậm chí nhiều hơn nữa…
Nhóm thứ ba: Người cao tuổi, do cơ chế điều hòa tuần hoàn não của người cao tuổi kém hơn người bình thường, cộng thêm tập gắng sức có thể gây cơn tăng huyết áp kịch phát và xảy ra đột quỵ, đặc biệt khi thời tiết khắc nghiệt (quá nóng hoặc quá lạnh…), nhất là với những người cao tuổi có sẵn bệnh tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hút thuốc, ít vận động, lối sống không lành mạnh, mất ngủ kéo dài, thường xuyên căng thẳng..
Dấu hiệu cảnh báo sớm cơn đột quỵ do thể dục quá sức
Khi tập luyện thể thao không dễ dàng để có thể nhận biết sớm cơn đột quỵ. Để nhận biết, bác sĩ Lê Đức Hiệp hướng dẫn sử dụng quy tắc “FAST”
F (face): Khuôn mặt bị mất cân đối, yếu liệt mặt, một bên mặt bị chảy xệ, cười méo mó. Có thể bảo bệnh nhân cười và quan sát.
A (arm): Cử động khó khăn hoặc không thể cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể. Hãy bảo bệnh nhân giơ tay lên và so sánh, nếu hai tay không thể nâng qua đầu cùng lúc thì có khả năng người đó bị đột quỵ.
S (speech): Giọng nói bị thay đổi, nói ngọng, dính chữ. Có thể yêu cầu người đó nói những câu đơn giản, nếu không thể nhắc lại được thì người đó có dấu hiệu bị đột quỵ.
T (time): Khi một người có những triệu chứng trên thì rất có thể họ đã bị đột quỵ, vì vậy hãy gọi ngay cấp cứu (115) hoặc đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất có khả năng điều trị bằng phương tiện phù hợp. Người bệnh được đưa đến bệnh viện càng sớm thì tổn thương càng ít, khả năng phục hồi càng cao, ngược lại đưa đến bệnh viện càng trễ thì càng có nhiều biến chứng nguy hiểm.
Làm thế nào để phòng tránh ngất xỉu hoặc đột quỵ khi chơi thể thao?
Bác sĩ Hiệp khuyên nên chọn môn thể thao phù hợp với thể chất và điều kiện sức khỏe của bản thân, tham vấn những người có kinh nghiệm như huấn luyện viên, các vận động lâu năm về phương pháp tập luyện đúng cách
Với nhóm người cao tuổi hoặc có bệnh lý tim mạch, hô hấp,… nên thăm khám sức khỏe và tham vấn bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá và tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh và khả năng gắng sức.
Việc kê đơn thể lực cho bệnh nhân đã được khuyến cáo từ các hiệp hội y khoa hàng đầu trên thế giới, qua đó giúp nâng cao hiệu quả của việc tập thể dục và hạn chế thấp nhất các biến cố khi tập luyện.
Chủ động thăm khám sớm để được đánh giá, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh và khả năng gắng sức phù hợp.
Cứu sống bệnh nhân viêm cơ tim biến chứng choáng tim ngưng bằng kỹ thuật ECMO
(NSMT) - Ngày 04/11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể ), lọc máu liên tục, hồi sức nội khoa tích cực.
Cháu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do thói quen ăn uống nhiều người mắc
Bệnh viện phát hiện cậu bé bị teo thị giác, tình trạng tế bào thần kinh thị giác co lại do tổn thương lâu dài. Các bác sĩ lo ngại cậu bé phải đối mặt với tình trạng mù vĩnh viễn.
Suýt tử vong do phình bóc tách động mạch chủ ngực
(NSMT) - Ngày 3/11, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết vừa cứu sống người bệnh 65 tuổi bị phình bóc tách động mạch chủ ngực type A biến chứng tràn dịch màn tim, chèn ép tim cấp, có nguy cơ tử vong rất cao.
Vì sao người chơi golf dễ bị chấn thương khuỷu tay, phòng tránh thế nào?
Bộ môn golf không nổi tiếng với mức độ gây chấn thương cao nhưng ngay cả trong số các golfer chuyên nghiệp, chấn thương vẫn xuất hiện.
Đột tử sau 1 tuần đau vai: Bác sĩ cảnh báo 4 chỗ đau không nên xem nhẹ
Bác sĩ cảnh báo bất cứ ai cảm thấy đau bất thường ở những bộ phận này trên cơ thể nên cần hết sức chú ý vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim
Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị muỗi đốt hơn người bình thường?
Bà bầu thường có xu hướng thu hút những loài động vật hút máu cao hơn gấp 2 lần so với người bình thường.