Sống khỏe

Đũa nhựa, đũa tre hay đũa gỗ tốt cho sức khỏe?

Thứ ba, 24/09/2024, 10:10 AM

(NSMT) - Trong văn hóa ẩm thực của người Việt, đũa ăn gần như là công cụ không thể thiếu. Tuy nhiên nếu không chọn đúng loại đũa và cách sử dụng không đúng có thể gây hại đối với sức khỏe.

Chọn mua đũa ăn không chỉ là việc đơn thuần lựa chọn một vật dụng nhỏ gọn trong bữa ăn hàng ngày mà còn đề cao vấn đề về sức khỏe và an toàn thực phẩm. Hầu hết các gia đình đều sử dụng chung đũa khi ăn, phương pháp vệ sinh đũa không đúng, nếu sử dụng loại đũa này lâu ngày rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như viêm gan, kiết lỵ, viêm dạ dày ruột cấp tính,…

Loại đũa nào tốt nhất cho sức khỏe?

Đũa tre có tốt không?Đũa tre là sự lựa chọn lâu đời, thân thiện môi trường, bền, giá rẻ, an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, đũa tre có xu hướng bị cong trong quá trình sử dụng.

Điểm trừ nữa là đũa tre dễ bị nấm mốc khi trời nồm ẩm. Loại kém chất lượng sẽ không được trơn láng, dễ bị bám thức ăn, rửa không sạch sẽ là môi trường để vi khuẩn sinh sôi.

Đũa tre chất lượng tốt sẽ không bị biến dạng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đũa gỗ tự nhiên

Đũa được làm từ gỗ tự nhiên, có ưu điểm bảo vệ môi trường và dễ sử dụng. Tuy nhiên, đũa gỗ cũng dễ bị ẩm mốc. Tuổi thọ của đũa gỗ ngắn, cần phải thay thế thường xuyên. Một số loại gỗ được sơn mài, có nhiều hình dạng, song có thể gây ảnh hưởng sức khỏe do các chất liệu sơn trên đũa.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Có nên ham rẻ dùng đũa nhựa?

Đũa nhựa nhẹ, bền, không nấm mốc và nhiều màu sắc nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, đũa nhựa dễ bị biến dạng ở nhiệt độ cao và thải ra các chất có hại nên không thể sử dụng lâu dài. Nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Đũa inox

Đũa inox thân thiện với môi trường, dễ làm sạch và bền, rất dễ vệ sinh. Tuy nhiên, vì khả năng dẫn nhiệt nhanh, đũa inox có thể gây bỏng. Một số loại đũa inox nặng, trơn, khó sử dụng. Giá thành đũa inox cũng khá cao.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đũa sứ

Đũa sứ mang cảm giác "chén ngọc, đũa ngà" của vua chúa xưa. Sử dụng đũa này trong ăn uống có thể cho cảm giác sạch sẽ, ngon miệng. Tuy nhiên đũa nặng, dễ gãy vỡ, không thích hợp cho gia đình có người già, trẻ nhỏ sử dụng.

Mỗi loại đũa đều có ưu và nhược điểm riêng. Nếu bạn thích bảo vệ môi trường, giá thành rẻ có thể chọn đũa tre hoặc đũa gỗ. Nếu chú ý hơn đến độ bền và sự tiện lợi, bạn có thể chọn đũa nhựa. Để tốt nhất cho sức khỏe, bạn nên chọn đũa từ chất liệu inox, gốm và tre.

Rửa đũa như thế nào để giảm vi khuẩn?

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhiều vi trùng lây truyền qua đũa. Theo thử nghiệm, một đôi đũa không sạch có thể chứa hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn vi khuẩn, virus. Một khi người ta sử dụng những chiếc đũa như vậy sẽ dễ mắc các bệnh liên quan như viêm gan, kiết lỵ, thương hàn, viêm dạ dày ruột cấp tính,…

Khi cha mẹ dùng đũa như vậy để đút cho con hoặc khi nhiều người trong bàn ăn cùng dùng đũa để gắp cùng một món ăn thì các vi sinh vật gây bệnh này sẽ truyền qua đũa, gây lây nhiễm chéo.

Lu Jinxing, Phó giám đốc Viện Kiểm soát Bệnh Truyền nhiễm thuộc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc chỉ ra: “Đũa nên được đặt trong hộp đựng đũa rỗng và đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát”.

Các cuộc khảo sát cho thấy nhiều người thường để đũa trong hộp hoặc ngăn đựng kín. Những nơi này có không gian chật hẹp, môi trường ẩm ướt.

Ngoài ra, nhiều người không xả sạch đũa sau khi rửa. Theo thời gian, đũa tre và đũa gỗ rất dễ bị nấm mốc, có mùi hôi, bằng mắt thường không thể nhận thấy. Cách rửa đũa đúng là rửa từng chiếc một, chứ không phải cho cả nắm đũa cọ xát vào nhau.

---> Mẹ bầu ăn nhiều trứng gà sinh con da trắng hồng đúng không?

T. Linh (Theo Aboluowang)  
Ngược đời, thời tiết lạnh dễ mất ngủ: Nguyên nhân do đâu?

Ngược đời, thời tiết lạnh dễ mất ngủ: Nguyên nhân do đâu?

Nhiều người cho rằng thời tiết lạnh rất phù hợp để “ngủ nướng” nhưng một số người lại bị mất ngủ do thời tiết này.

Chi phí thực hiện IVF là bao nhiêu, cần làm như thế nào?

Chi phí thực hiện IVF là bao nhiêu, cần làm như thế nào?

IVF (thụ tinh ống nghiệm) là phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến, mang đến niềm hy vọng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Tuy nhiên, nhắc đến chi phí cho một chu kỳ IVF liệu người lại tỏ ra băn khoăn.

Giải pháp nào cho các cặp đôi khi IVF thất bại?

Giải pháp nào cho các cặp đôi khi IVF thất bại?

Áp lực về tâm lý và khó khăn về tài chính sau nhiều lần thất bại liên tiếp làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) khiến không ít người dang dở ước mơ tìm con yêu. Vậy đâu là giải pháp?

Nội soi tạo hình thân đốt sống bằng cement, lấy nhân đệm cho cụ bà 70 tuổi

Nội soi tạo hình thân đốt sống bằng cement, lấy nhân đệm cho cụ bà 70 tuổi

(NSMT) - Ngày 22/11, đại diện Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ cho biết, vừa thực hiện thành công nội soi tạo hình thân đốt sống bằng cement và lấy nhân đệm cho cụ bà 70 tuổi

Hành trình em bé sinh non chỉ nặng hơn 1kg: Từ lưỡi hái tử thần đến sự sống mãnh liệt

Hành trình em bé sinh non chỉ nặng hơn 1kg: Từ lưỡi hái tử thần đến sự sống mãnh liệt

(NSMT) - Một câu chuyện đầy xúc động về hành trình hồi phục của bé Đ.A.T – một em bé sinh non chỉ nặng hơn 1.000 gram tại tuần thai 29 tuần 3 ngày, vượt qua vô vàn thử thách để trở về với gia đình trong niềm hạnh phúc ngập tràn của các bác sĩ Bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ.

Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?

Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?

Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh phụ khoa có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Chính vì thế, nhiều chị em băn khoăn và lo lắng liệu lạc nội mạc tử cung có thai được không, cũng như các ảnh hưởng khác của bệnh.

Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc,

Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, "cản bước" hành trình làm mẹ

Làm mẹ là thiên chức cao cả và thiêng liêng của người phụ nữ. Thế nhưng chỉ vì căn bệnh này mà nhiều chị em vẫn chưa thể mang thai.