Sống khỏe

Gần 46.000 bé gái không được sinh ra tại Việt Nam

Thứ bảy, 16/07/2022, 11:23 AM

(NSMT) - Bà Hà Thị Quỳnh Anh, Chuyên gia về giới và nhân quyền - Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) cho biết, hàng năm có khoảng 45.900 bé gái không được sinh ra tại Việt Nam chỉ vì giới tính của mình.

Đây là con số được bà Quỳnh Anh chia sẻ tại lớp “Tập huấn báo chí kỹ năng viết về chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới và lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới” do Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA); Tổng cục Dân số, Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế tổ chức ngày 14/7 tại Quảng Ninh.

Bà Hà Thị Quỳnh Anh tại lớp “Tập huấn báo chí kỹ năng viết về chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới và lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới'

Bà Hà Thị Quỳnh Anh tại lớp “Tập huấn báo chí kỹ năng viết về chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới và lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới"

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam có tốc độ gia tăng nhanh hơn nhiều so với một số nước châu Á. Định kiến “trọng nam kinh nữ”, “chuộng con trai”, “phân biệt giới tính gái - trai, nối dõi tông đường” là những định kiến khiến thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam ngày càng cao.

Phát biểu khai mạc lớp tập huấn, bà Naomi Kitahara - Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam cho biết, vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam đã được cải thiện trong những thập kỷ vừa qua và UNFPA tự hào được đóng góp một phần trong quá trình đó.

Tuy nhiên, bạo lực gia đình và lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới, những hành vi gây tổn hại đến phụ nữ và trẻ em gái, vẫn đang tiếp diễn tại Việt Nam. Việc “thích con trai hơn con gái” vốn là một tư tưởng cũ truyền thống không hề tốt đẹp, chính là một sản phẩm của hệ tư tưởng định kiến giới, hệ tư tưởng đã trao cho đàn ông và trẻ em trai địa vị xã hội cao hơn và thiên vị các bé trai so với các bé gái.

Tình trạng lựa chọn giới tính dựa trên cơ sở định kiến giới có thể nhìn nhận trực tiếp qua “tỷ số giới tính khi sinh” và tỷ số này của Việt Nam hiện cao thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Cũng tại lớp tập huấn, bà Hà Thị Quỳnh Anh cho biết, theo số liệu điều tra năm 2019, tỉ lệ giới tính khi sinh tại Việt Nam đạt mức là 111.5 trẻ trai trên 100 trẻ gái trong khi tỉ lệ sinh “tự nhiên” là 105 đến 106 trẻ em trai trên 100 trẻ gái.

“Báo cáo tình trạng dân số thế giới ước tính mỗi năm Việt Nam sẽ có khoảng 45.900 bé gái không được sinh ra tại Việt Nam chỉ vì giới tính nữ”, bà Quỳnh Anh cho hay.

 Chính vì mất cân bằng giới tính khi sinh nên dự báo, đến năm 2034 Việt Nam sẽ “dư thừa” khoảng 1,5 triệu nam giới từ lứa tuổi 15 - 49 và con số này sẽ tiếp tục tăng đến năm 2059 là 2,5 triệu nam giới (bằng 9,5% dân số nam) nếu tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam không giảm.

Hàng năm, có khoảng 45.900 bé gái không có cơ hội chào đời chỉ vì giới tính của mình (Ảnh minh họa)

Hàng năm, có khoảng 45.900 bé gái không có cơ hội chào đời chỉ vì giới tính của mình (Ảnh minh họa)

Lý giải nguyên nhân dẫn tới mất cân bằng giới tính khi sinh, chuyên gia UNFPA cho rằng do 3 yếu tố chính:

- Nguyên nhân thứ nhất: Do Việt Nam là một quốc gia châu Á có nền văn hóa truyền thống với tư tưởng Nho giáo đóng vai trò chủ đạo. Một trong những giá trị quan trọng của tư tưởng này là việc có con trai để nối dõi tông đường, thờ phụng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ.

- Nguyên nhân thứ hai: Do hiện nay quy mô gia đình nhỏ ngày càng trở nên phổ biển, mỗi cặp vợ chồng thường sinh 1-2 con nhưng mong muốn trong số đó phải có con trai. Vì vậy, họ đã sử dụng các dịch vụ lựa chọn giới tính trước sinh để đáp ứng được cả hai nhu cầu trên.

- Nguyên nhân thứ ba: Việc lạm dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện lựa chọn giới tính trước sinh, trong lúc thụ thai hoặc khi đã có thai để chẩn đoán giới tính.

Như vậy, nguyên nhân cốt lõi dẫn đến vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh chính là định kiến giới, tâm lý ưa thích con trai hơn con gái vẫn luôn tồn tại mãnh liệt cho mỗi cá nhân, mỗi cặp vợ chồng, mỗi gia đình và mỗi dòng họ. Tư tưởng đó ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân và trở thành quan niệm truyền thống của người Việt Nam.

Trước thực trạng này, bà Quỳnh Anh cho biết Quỹ Dân số đã tổ chức nhiều hoạt động để can thiệp chấm dứt lựa chọn giới tính khi sinh như truyền thông tập trung vào việc huy động sự tham gia của nam giới và trẻ em trai vào việc thay đổi các quan niệm xã hội về giới thông qua chương trình "Làm cha trách nhiệm"; Chiến dịch quốc gia về Ngày quốc tế trẻ em gái; Xây dựng Đề án quốc gia về Giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh,... và đạt được những kết quả nhất định.

Kim Ngân  
Lời khuyên

Lời khuyên "vàng" cho người cao huyết áp

Cao huyết áp là một bệnh lý tim mạch mãn tính, vì vậy người bệnh cần hiểu biết các thông tin để tăng hiệu quả điều trị, hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

Ca ghép thận thành công đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

Ca ghép thận thành công đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

(NSMT) - Sau 02 tuần tiến hành phẫu thuật lấy thận, người hiến thận cho bệnh nhân hiện đã bình phục và trở lại cuộc sống bình thường. Còn phía bệnh nhân nhận thận, sức khỏe cũng đã ổn định, các chỉ số cận lâm sàng tiến triển thuận lợi, các chức năng thận của bệnh nhân đã phục hồi gần như bình thường.

3 quy tắc

3 quy tắc "vàng" giúp tập thể dục thể thao đạt hiệu quả

Chìa khóa để giảm cân lành mạnh là tập thể dục chăm chỉ và đều đặn. Biết những gì tốt nhất cho cơ thể và thực hiện kết hợp các bài tập một cách nghiêm túc.

Cần tầm soát Thalassemia trước khi kết hôn

Cần tầm soát Thalassemia trước khi kết hôn

Việt Nam hiện có hơn 10 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia; trên 20.000 người bệnh đang cần được điều trị.

Rận mi chi chít trên mắt bé gái 5 tuổi

Rận mi chi chít trên mắt bé gái 5 tuổi

(NSMT) - Ngày 8/5, đại diện Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ cho biết, vào lúc 22h00 tối ngày 5/5, đơn vị đã tiếp nhận bệnh nhi H.B.H (5 tuổi, ngụ tại Cần Thơ) nhập viện trong tình trạng rận mi chi chít trên mi mắt. Bệnh nhi được đưa đến bệnh viện trong tình trạng ngứa mi mắt dữ dội, Bác sĩ bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ với tinh thần bệnh nhân là trung tâm đã tiếp nhận và điều trị kịp thời ngay trong đêm.

Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?

Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?

Dưa hấu và dưa lưới ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ khi một số lợi ích của 2 loại dưa này có thể kể đến như cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường miễn dịch,... và cả 2 cùng được nhiều người lựa chọn trong mùa hè.

Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?

Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?

Tình trạng nắng nóng kéo dài có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và có thể dẫn tới tử vong, trong khi đó, giới hạn chịu nhiệt của con người không cao.