Nuôi con

Giáo dục giới tính cho con từ khi mấy tuổi?

Chủ nhật, 30/06/2024, 07:26 AM

Nhiều cha mẹ né tránh và lo lắng khi trò chuyện với con về các chủ đề liên quan đến tình dục. Tuy nhiên đó lại là vấn đề quan trọng cha mẹ cần định hướng cho con ở một độ tuổi phù hợp.

Cha mẹ nên giáo dục giới tính cho con từ độ tuổi nào?

Trên thực tế, không có tiêu chuẩn về độ tuổi chính xác để giáo dục giới tính cho trẻ. Tuy nhiên, đa số các chuyên gia giáo dục, chuyên gia tâm lý - y tế đều khuyến khích các bậc phụ huynh nên bắt đầu dạy trẻ về khác biệt giới tính trong độ tuổi từ 2 - 3 tuổi.

Lý do là theo quy luật phát triển tâm lý của trẻ, trẻ sẽ dần hình thành nhận thức về giới tính khi 2 - 3 tuổi và sẽ sử dụng chính xác danh xưng “bé trai” hoặc “bé gái” khi 3 tuổi.

Vì vậy, cha mẹ không nên chủ quan và cho rằng không cần thiết dạy giáo dục giới tính cho trẻ quá sớm. Ngay khi trẻ đã có thể nhận biết được sự khác biệt về giới tính, cha mẹ có thể bắt đầu dạy những kiến thức giáo dục giới tính phù hợp cho trẻ.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Cha mẹ cần lưu ý gì khi giáo dục giới tính cho con?

Tạo môi trường an toàn cho trẻ

Cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe tình dục ở trẻ em là cung cấp một môi trường an toàn để chúng có thể phát triển giới tính bình thường cũng như ngăn ngừa các trường hợp lạm dụng tình dục.

Việc trải nghiệm chất lượng giáo dục giới tính được nhận thức cao hơn với cha mẹ có liên quan đến khả năng gặp một hoặc nhiều vấn đề tình dục thấp hơn.

Một môi trường an toàn xung quanh vấn đề tình dục và các cuộc trò chuyện về chủ đề này sẽ đảm bảo sức khỏe tình dục trong tương lai.

Gọi các bộ phận cơ thể bằng tên chính xác về mặt giải phẫu

Cha mẹ thường trả lời các câu hỏi của con mình với thái độ né tránh. Trong một nghiên cứu hoàn thành vào năm 2011, người ta phát hiện các bà mẹ có xu hướng tránh sử dụng các thuật ngữ giải phẫu thích hợp về cơ quan sinh dục với con mình.

Điều này gây bất lợi cho trẻ vì các thuật ngữ giải phẫu phù hợp dựa trên bằng chứng là rất cần thiết để giúp trẻ em và thanh thiếu niên đưa ra những lựa chọn an toàn, tích cực và sáng suốt về các mối quan hệ và sức khỏe sinh sản.

Ngay khi con bắt đầu học nói, phụ huynh có thể dạy con tên các bộ phận trên cơ thể. Ngay khi con bắt đầu ở cạnh những đứa trẻ khác, cha mẹ có thể dạy chúng tôn trọng người khác và nói về cảm xúc của mình. Điều này đặt nền tảng cho những mối quan hệ và ranh giới lành mạnh sau này.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Giáo dục giới tính cho con theo từng lứa tuổi

Việc giáo dục giới tính cho trẻ cần được thực hiện phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Theo khuyến nghị của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các nhóm tuổi khác nhau có những mục tiêu giáo dục giới tính khác nhau.

 Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi

Ở độ tuổi này, cha mẹ cần lựa chọn cách gọi tên phù hợp cho các bộ phận trên cơ thể của con. Đồng thời, cha mẹ có thể dạy con rằng con nên mặc quần áo hoặc che kín những bộ phận nhạy cảm và những ai có thể thay quần áo cho con.

Trước 5 tuổi

Cha mẹ cho con tìm hiểu tên và chức năng của các bộ phận trên cơ thể. Cha mẹ có thể chỉ cho con sự khác biệt và giới tính giữa nam và nữ, từ đó giúp con hiểu rằng cơ thể của nam, nữ không hoàn toàn giống nhau.

Ở độ tuổi này cha mẹ cũng có thể dạy cho con cách bảo vệ không gian riêng tư của bản thân, chẳng hạn như đóng cửa khi tắm và gõ cửa trước khi vào phòng của người khác.

Giới thiệu cho trẻ các khái niệm cơ bản về mang thai và sinh con, sử dụng động vật làm ví dụ nhưng không đi sâu vào chi tiết. Chẳng hạn như con sinh ra từ bụng mẹ hoặc cho trẻ thấy các loài động vật mang bầu hoặc sinh con thế nào.

Từ 5 - 8 tuổi

Giới thiệu chung về một số thuật ngữ về cơ quan sinh sản và giúp trẻ hiểu được chức năng, cấu tạo của các bộ phận. Giới thiệu về tuổi vị thành niên cho trẻ nhưng cần lưu ý khi giáo dục giới tính cho trẻ ở độ tuổi này tuyệt đối không nên sử dụng các hình ảnh nhạy cảm không phù hợp với lứa tuổi.

Dạy trẻ cách từ chối sự đụng chạm hoặc tiếp cận của người khác đối với các bộ phận riêng tư. Cho trẻ tìm hiểu về những cảm xúc khác nhau như tình yêu, tình bạn, tình cảm gia đình.

Từ 9 - 13 tuổi

Cha mẹ có thể chắt lọc các kiến thức về giới tính chuyên sâu hơn để dạy trẻ.

Từ 14 - 18 tuổi

Ở giai đoạn này, về cơ bản trẻ đã nhận thức được các vấn đề về giới tính, ý thức về mặt đạo đức và cách kiểm soát các xung động của bản thân.  

Sau 18 tuổi

Khi trẻ bước vào độ tuổi trưởng thành, cha mẹ có thể dạy thêm cho con về các kiến thức an toàn sinh sản để con có thể tự bảo vệ bản thân.

Phương Anh (Theo Sohu)  
Nuôi dạy con một có khó không?

Nuôi dạy con một có khó không?

Nhiều người cho rằng con một thường được cha mẹ chiều chuộng từ bế nên ích kỷ, thiếu kỹ năng xã hội và tự coi mình là trung tâm. Tuy nhiên, quan điểm này liệu có đúng?

Làm gì khi con liên tục ăn vạ?

Làm gì khi con liên tục ăn vạ?

Khi trẻ ăn vạ, phụ huynh rất dễ cáu giận. Việc duy nhất cha mẹ cần làm, đó là bình tĩnh trước những đòi hỏi của trẻ từ đó sẽ biết cách xử lý vấn đề sao cho hiệu quả.

Cách dạy con khác biệt của những ông bố nổi tiếng

Cách dạy con khác biệt của những ông bố nổi tiếng

(NSMT) - Dù là người nổi tiếng với đầy đủ tiền tài, danh vọng nhưng những ông bố này cũng không nằm ngoài "cuộc chiến" nuôi dạy con như bất kỳ bậc phụ huynh nào.

Kỳ nghỉ hè đáng nhớ: Anh rửa xe, em làm phụ bếp

Kỳ nghỉ hè đáng nhớ: Anh rửa xe, em làm phụ bếp

11 tuổi, nghỉ hè, Sơn đến làm việc cả ngày tại tiệm rửa xe. Loan, cô em gái kém Sơn 2 tuổi được nhận làm phụ bếp cho một nhà hàng. Buổi sáng, bố chở hai anh em đến chỗ làm bằng xe ô tô; buổi chiều mẹ đón bằng xe… bốn bánh. Nhiều người tự hỏi: đang diễn ra chuyện gì ở gia đình nọ?

5 hành vi làm hư con cái, nguy hại khi thường xuyên thấy bố say xỉn

5 hành vi làm hư con cái, nguy hại khi thường xuyên thấy bố say xỉn

Trẻ em là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Trẻ em thường quan sát mọi thứ và bắt chước hành vi của người lớn. Vì vậy, bất cứ phụ huynh nào cũng cần cẩn thận khi nói hoặc làm gì đó trước mặt trẻ nhỏ.

Dạy con thời 4.0

Dạy con thời 4.0

Trong cuộc sống hiện đại, không thể phủ nhận những lợi ích từ công nghệ 4.0 mang lại đối với trẻ. Ðó là trẻ được tiếp cận nguồn thông tin đa dạng, đem tới cơ hội học tập và giáo dục rộng mở, tạo tiền đề phát triển khả năng, tư duy và sự sáng tạo... Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm, thời đại số cũng có hạn chế riêng, nhất là khi ngày càng có khá nhiều trẻ mắc chứng “nghiện” công nghệ, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý. Ðiều này đòi hỏi phụ huynh, nhà trường cần có kỹ năng kết nối, đồng hành cùng con trẻ bước vào thời đại số, phát triển toàn diện.