Hàng nghìn người dân đổ về miền Tây tham gia ngày hội "té nước"
(NSMT) - Chiều 23/2 (14 tháng Giêng ÂL), tại lưu vực sông Hậu - Cần Thơ đã diễn ra Lễ hội cầu an Miễu bà Xóm Chài. Đây được coi là ngày Lễ trọng đại được tổ chức lớn nhất miền Tây vào mỗi dịp đầu năm.
Vào đúng 14 giờ, người dân xóm Chài sẽ thực hiện nghi thức đi “nghinh”, xà lang chở bè tống phong sẽ diễu hành một vòng quanh lớn trên sông Hậu khoảng hơn một giờ đồng hồ, sau đó di chuyển ra giữa sông để tiến hành làm lễ hạ bè tống phong. Đây được xem là nghi thức quan trọng giúp xua đuổi tà khí, mang ý nghĩa cầu an, cầu may, đón chào một năm mới bình an, hạnh phúc.

Lễ hội diễn ra trong 3 ngày: từ 21- 23/2 (nhằm ngày 12 - 14 tháng Giêng ÂL) với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ đậm chất sông nước miền Tây.

Trước Lễ vài ngày, người dân Xóm Chài đã cùng nhau tất bật chuẩn bị đầy đủ mâm cúng, sính lễ dâng lên thần linh để cầu bình an, may mắn cho năm mới.

Các nghi thức của lễ hội gồm có: lễ Cầu an, lễ cúng Bà, cúng Thổ thần và người khuất mặt; thả mô hình bè ra sông lớn; đánh trống múa lân, tắm sông, xối nước lên nhau để để rửa trôi tà khí, đón lấy những điều may mắn, tốt lành về cho năm mới.

Ban tổ chức đưa bè “Tống Ôn - Tống gió” lên tàu lớn và bắt đầu diễu hành trên sông.

Sau hơn một giờ diễu hành, đoàn tàu di chuyển đến giữa sông Hậu và tiến hành nghi thức hạ thủy bè "Tống Ôn - Tống gió”.

Thuyền cầu an được "hộ tống" an toàn xuống khu vực sông Hậu nhằm thể hiện sự kính trọng, thành tâm đối với thần linh.

Ông Trần Văn Lộc (65 tuổi, áo dài xanh, đội mấn xanh) - Trưởng Ban Tế tự Miếu Bà xóm Chài cho biết: Lễ hội này đã được duy trì hơn 100 năm, trở thành niềm tự hào của người dân xóm Chài, giúp thắt chặt tình làng, nghĩa xóm.


Khi hoàn thành các nghi thức Lễ, người dân sẽ dùng nước sông để rửa tàu, tạt vào nhau để tống đi các xui xẻo của năm cũ, đón chào một năm mới bình an.

Du khách nước ngoài thích thú quay phim, chụp ảnh khi lần đầu tham gia trẩy hội.

Lực lượng cảnh sát đường thủy luôn túc trực để đảm bảo người dân được tham gia vui lễ an toàn.
Bí quyết sống chung với mẹ chồng
Anushree Bose là nhà tâm lý học và cũng là một nàng dâu người Ấn Độ đã chia sẻ những bí quyết để sống chung với mẹ chồng từ góc độ chuyên gia và từ trải nghiệm cá nhân của mình.
Mẹ trầm cảm ném con mới sinh: Đáng thương hơn đáng trách
Từ khi mang thai, chị H. mong chờ từng ngày, từng phút để có thể nhìn mặt con nhưng khi con vừa chào đời chưa được 1 tháng, chị đã ném con xuống đất khiến cả gia đình bàng hoàng.
Vì sao mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu tồn tại bất chấp thời đại?
Tiến sĩ Madeleine A. Fugère - GS Tâm lý học xã hội tại Đại học Bang Eastern Connecticut (Mỹ) đã chia sẻ những lý do bất ngờ đằng sau mâu thuẫn trong mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu.
Từ bị dẫn dắt thành... đu "trend": Trẻ em đang bị dụ dỗ
Hiện nay có không ít trào lưu tưởng vô hại nhưng dễ ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, lối sống và văn hóa ứng xử của con trẻ.
Tiệm mì 1.000 đồng lan tỏa yêu thương ở Cà Mau
Một tiệm mì gói giá 1.000 đồng vừa xuất hiện tại phường 5, TP Cà Mau, do anh Trương Minh Đương, người dân phường 6, cùng một số người bạn thành lập. Mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, từ những gói mì, quả trứng, xúc xích, rau sống, ớt, chanh đến nước sôi, tất cả đều không tốn kém, nhưng lại chứa đựng một tâm huyết lớn lao. Khi câu chuyện về việc làm thiện nguyện lan tỏa, nhiều nhà hảo tâm đã mang mì, trứng và các vật phẩm khác đến để ủng hộ quán mì 1.000 đồng này.
Tỉnh thành nào ở Việt Nam kết hôn muộn nhất và ly hôn nhiều nhất?
Độ tuổi kết hôn trung bình tại Việt Nam là 27,3 tuổi, trong đó nam là 29,4 tuổi và nữ là 25,2 tuổi. Tỉnh có độ tuổi kết hôn muộn nhất chênh lệch gần 3 tuổi so với trung bình.
Gia đình bất hòa vì dừng… học thêm
Từ ngày bọn trẻ không đi học thêm buổi tối, không phải đưa đón con, anh lại tụ tập bạn bè nhậu nhẹt đến tận khuya mới về. Chị ở nhà vừa làm mẹ, vừa làm cô giáo. Không khí gia đình không còn êm đềm như trước.