Văn hóa

Hạnh phúc bình dị

Thứ hai, 10/04/2023, 09:56 AM

(NSMT) - Đối với nhiều người, hạnh phúc đến từ những điều rất bình dị. Đó có thể là nụ cười trong bữa cơm đầm ấm, vợ chồng tâm đầu ý hợp, con cháu hiếu thuận… Những điều giản đơn ấy như liều thuốc tinh thần giúp vơi bớt nhọc nhằn để mỗi người sống tích cực hơn, biết trân trọng hiện tại và làm thêm nhiều việc tốt đẹp, góp phần lan tỏa tình yêu thương cho nhau.

Do công việc bận rộn, các con của chị Nguyễn Thị Nghĩa ở quận Ninh Kiều, thường đi làm cả ngày, còn các cháu giờ giấc học hành không giống nhau. Buổi sáng và trưa, chị Nghĩa nấu sẵn một số món đơn giản, ai đói thì ăn trước. Chị Nghĩa tập trung cho buổi cơm chiều là thời điểm mọi người có mặt đầy đủ, đông vui.  

Quan tâm, yêu thương nhau là chất xúc tác để gia đình luôn hạnh phúc. Trong ảnh: Các thành viên gia đình anh Hữu Nghị quây quần, vui vẻ trong bữa cơm.

Quan tâm, yêu thương nhau là chất xúc tác để gia đình luôn hạnh phúc. Trong ảnh: Các thành viên gia đình anh Hữu Nghị quây quần, vui vẻ trong bữa cơm.

Nhà chị Nghĩa 8 người, trong đó có 3 trẻ em, nên việc nấu nướng khá công phu. Từng là thợ nấu và là chủ quán cơm nên chị Nghĩa tính toán thay đổi món thường xuyên. Các thành viên trong gia đình đều mê những bữa cơm đúng chuẩn ngon nên rất ủng hộ chuyện bếp núc, ngoài việc đóng góp chi phí, còn mua nhiều đặc sản để chị Nghĩa chế biến, các cháu còn học cách tỉa rau củ, trái cây trưng bày nên bữa cơm càng thêm thú vị. Cuối tuần, gia đình chị Nghĩa thường quây quần nấu nướng, chị Nghĩa hay mời má chồng và các em chồng sống gần đó đến ăn chung. Bên mâm cơm vui vẻ, mọi người như buông bỏ áp lực, chuyện trò sôi nổi, thêm hiểu nhau, tình cảm gắn bó. Chị Nghĩa tâm sự: “Biết khẩu vị từng người để chế biến món ăn phù hợp, không chỉ đơn thuần cung cấp chất dinh dưỡng mà còn là tâm huyết, tình yêu thương gởi trao cho nhau. Những bữa cơm ngon với tiếng cười nói rộn rã của người thân chính là hạnh phúc lớn nhất của gia đình tôi”.

Thấy vợ đi làm vất vả, còn gánh vác luôn cả việc đưa rước con đi học hằng ngày, anh Thanh Hùng ở quận Cái Răng, luôn tìm cách bù đắp. Có lần chứng kiến vợ và các con mắc mưa, về tới nhà ướt mem, anh Hùng dành dụm tiền mua tặng vợ chiếc ô tô cũ và tài trợ tiền xăng để vợ đi lại. Biết tính vợ tiết kiệm, anh Hùng thường mua quà tặng, khi là đôi giày, khi là thỏi son, quần áo… Sự quan tâm của anh Hùng khiến vợ rất xúc động, càng nỗ lực vun vén trong ngoài, lo cho má chồng và các con chu đáo để chồng yên tâm công tác. Anh Hùng làm việc ở Sóc Trăng, cuối tuần mới về nhà nên anh luôn được vợ chiêu đãi những món khoái khẩu. Ngôi nhà của anh chị là chốn yêu thương, neo giữ tình cảm, nên dù không thường xuyên gần gũi, vợ chồng vẫn hết mực gắn bó, tin tưởng nhau. Những tuần anh không về được, vợ sắp xếp đưa má và các con xuống thăm. Đối với vợ chồng anh Hùng, hạnh phúc không cao xa, mà chính là những niềm vui nho nhỏ dành cho nhau từ những điều thiết thực trong cuộc sống.

Bạn bè chơi chung đều biết không phải tự nhiên mà vợ anh Hữu Nghị ở Long An, luôn dành cho chồng những lời có cánh. Trên trang facebook cá nhân của vợ anh Nghị đầy ắp hình ảnh gia đình, chồng con. Không chỉ là trụ cột kinh tế, anh Nghị còn là người chồng hết mực thương vợ, người cha giỏi giang. Sau những chuyến xe chở hàng đường dài, anh Nghị thư giãn bằng cách vui đùa với con để vợ được nghỉ ngơi. Những điều nho nhỏ như vậy lại trở thành bí quyết “giữ lửa” hôn nhân sau bao lo toan thường nhật. Vợ chồng anh rất hợp ý trong việc ăn uống, mua sắm, trang trí nhà cửa… nên tổ ấm nhỏ lúc nào cũng rộn ràng. Mẹ anh Nghị tâm lý và thương con cháu nên hỗ trợ vợ chồng anh nhiều thứ, trong ngoài luôn yên ấm. Biết mẹ và vợ thích không gian xanh, anh Nghị trồng hoa, một số loại rau, gia vị… Những hôm xong việc sớm, anh Nghị đưa vợ con đi hóng gió, ăn ly kem mát lạnh hoặc nấu món ngon đãi cả nhà. Với anh Nghị, chỉ cần nhìn thấy người thân vui là anh mãn nguyện.

Hơn 20 năm nên nghĩa vợ chồng, hạnh phúc gia đình chị Trần Thị Thu Dung và anh Trần Quốc Cường ở quận Ninh Kiều, bình dị mà sâu sắc. Chị Dung bán điểm tâm, còn anh Cường làm thuê, hôm nào rảnh thì phụ vợ. Dù chị Dung ít khi nhờ vả hay phân công nhưng anh Cường rất chu đáo, hễ vợ nấu cơm thì anh quét nhà cửa, chị dọn cơm thì anh rửa chén… Không mơ ước xa xôi, sau mỗi ngày làm việc vất vả, anh chị buông bỏ áp lực, xem chung bộ phim hay cùng uống tách trà với nhau cũng đủ vui vầy.

Ai chẳng muốn không khí trong nhà luôn hạnh phúc, đầm ấm, nhưng điều đó không tự nhiên có, mà phải chủ động tạo ra. Mọi người thường cho rằng niềm vui, hạnh phúc càng đơn giản càng dễ tìm, dễ thực hiện, ở góc độ vật chất hay tinh thần đều đáng quý. Biết bằng lòng và trân trọng thực tại, quan tâm chăm sóc, trao cho nhau những hành động đẹp hằng ngày là mỗi người đang gắn kết tình cảm, giữ gia đình yên vui, là chốn yêu thương để quay về…

Kiều Chinh  
Đôi chân từng chạy loạt sự kiện lớn, bất ngờ sau 6 tháng phải sống nhờ... chống nạng

Đôi chân từng chạy loạt sự kiện lớn, bất ngờ sau 6 tháng phải sống nhờ... chống nạng

(NSMT) - Sống một mình trong căn trọ nhỏ cặp khu dân cư Bình Nhựt, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ, chàng trai Dương Hữu Nghĩa (32 tuổi, ngụ tại huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) từng là đôi chân chạy hàng loạt các sự kiện lớn nhỏ ở miền Tây, bất ngờ gặp "bạo bệnh" với di chứng "Viêm hoại tử chỏm xương đùi", khiến việc đi lại với anh giờ đây trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Khi mẹ là cô giáo

Khi mẹ là cô giáo

Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.

Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ

Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ

(NSMT) - Ngày 19/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là được xếp hạng Di tích quốc gia ở huyện Đầm Dơi. Tham dự chương trình có ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cùng lãnh đạo và nhân dân địa phương.

Vì sao 19/11 được chọn làm Ngày Quốc tế Nam giới?

Vì sao 19/11 được chọn làm Ngày Quốc tế Nam giới?

(NSMT) - Ngày Quốc tế Nam giới (còn gọi là Ngày Quốc tế Đàn ông) diễn ra vào ngày 19/11 hàng năm, là dịp quan trọng để tôn vinh những đóng góp của phái mạnh đối với xã hội và gia đình, đồng thời nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe, tâm lý và xã hội mà nam giới đang phải đối mặt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày lễ, những lời chúc ý nghĩa dành tặng nam giới và những món quà đặc biệt dành cho bạn trai trong dịp này.

Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp

Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp

Những ngành học này không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại mà còn hứa hẹn cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.

Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer

Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer

(NSMT) - Tối 17/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp UBND huyện Mang Thít tổ chức khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa - Khmer tỉnh Vĩnh Long năm 2024.

Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói

Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói

Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…