Phong cách sống

Hậu Giang tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ đa dạng mừng ngày sinh nhật Bác

Thứ hai, 16/05/2022, 10:36 AM

Năm nay, Hậu Giang tổ chức đa dạng, chu đáo, ý nghĩa các hoạt động kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2022).

Người dân xem triển lãm “Hậu Giang xưa và nay qua tài liệu lưu trữ” tại Đền thờ Bác Hồ.

Người dân xem triển lãm “Hậu Giang xưa và nay qua tài liệu lưu trữ” tại Đền thờ Bác Hồ.

Chủ động sớm

Là đơn vị được phân công tổ chức Lễ kỷ niệm 132 năm Ngày sinh của Bác, Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn huyện Long Mỹ chủ động xây dựng và triển khai từng phần việc cụ thể, nhanh chóng. Ông Đặng Hoàng Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ, cho biết: Huyện đã triển khai các hoạt động cổ động trực quan, treo 800 cờ các loại, cổng chào màn hình led, băng rôn chào mừng trên các tuyến đường chính về trung tâm huyện. Cùng với đó là vận động người dân làm cỏ hai bên đường, cắt tỉa hàng rào sạch đẹp, nhất là xung quanh Di tích lịch sử Đền thờ Bác Hồ.

Địa phương đã chuẩn bị chu đáo khâu hậu cần, chương trình Lễ viếng Bác vào sáng 19-5, dự kiến có khoảng 150 đại biểu cấp tỉnh, huyện và xã. Tất cả đều được triển khai, phân công, phân nhiệm vụ cụ thể, có kiểm tra, giám sát, đảm bảo các hoạt động diễn ra ý nghĩa, chất lượng và an toàn.

Trước ngày lễ, tại Đền thờ Bác Hồ sẽ diễn ra nhiều hoạt động, như trưng bày hình ảnh chủ đề: Thành tựu các lĩnh vực của tỉnh năm 2021; Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đặc biệt, nơi đây còn có triển lãm bộ ảnh “Hậu Giang xưa và nay qua tài liệu lưu trữ”, do huyện Long Mỹ phối hợp với Trung tâm Lịch sử tỉnh tổ chức, để phục vụ Nhân dân, đã bắt đầu từ chiều ngày 12-5. Đây là bộ ảnh tư liệu hiếm và quý đã từng được tổ chức tại tỉnh và một số huyện, thị, thành trong tỉnh những năm qua, để Nhân dân biết thêm nhiều thông tin hay về lịch sử hình thành và phát triển của Hậu Giang từ xưa đến nay.

Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ

Tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh: Vào ngày 17-5 tới đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức Hội thi Văn nghệ quần chúng các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật tiêu biểu tỉnh Hậu Giang, với sự tham gia của 8 đội văn nghệ quần chúng đến từ các huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Đây là dịp để đánh giá hoạt động của các câu lạc bộ văn nghệ nòng cốt ở địa phương, để có hướng hỗ trợ, nâng chất toàn diện. Ông Dương Thanh Tùng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết: “Sau khi các đội thi xong, chúng tôi sẽ chọn những tiết mục xuất sắc, kết hợp với một số tiết mục của Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh và huyện Long Mỹ, thành một chương trình nghệ thuật tổng hợp, đặc sắc, trong đó tập trung chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi tình yêu quê hương và nhịp sống của Hậu Giang trong xu hướng phát triển”.

Thời điểm này, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh đã hoàn thành các tiết mục để phục vụ trong đêm văn nghệ cũng như các tiết mục văn nghệ chào mừng vào sáng 19-5. Đây là những tiết mục được chọn lọc từ chương trình nghệ thuật năm cùng một số tiết mục mới dàn dựng, tập trung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, được các ca sĩ, diễn viên chủ động tập luyện sớm, đảm bảo chất lượng nghệ thuật, tạo nên điểm nhấn, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của người dân ở địa phương.

Ngoài hoạt động văn nghệ, tại Thư viện tỉnh có triển lãm nhiều bộ sách hay, sách quý với chủ đề về Bác Hồ và đa dạng các chủ đề khác. Bà Trần Tuyết Hận, Phó Giám đốc Thư viện tỉnh, cho biết: “Ngoài triển lãm sách tại chỗ, diễn ra trước, trong và sau ngày 19-5, trong hai ngày 18 và 19-5, chúng tôi sẽ triển lãm khoảng 600 đầu sách với các chủ đề về Bác, sách mới, sách quý và sách thiếu nhi, vừa phục vụ người dân đến viếng Bác tại khu di tích, vừa phát huy công năng của xe lưu động, để mang văn hóa đọc đến gần với người dân”.

Công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ đã khởi động. Đây hứa hẹn sẽ là chuỗi những hoạt động ý nghĩa, chất lượng, được tổ chức đa dạng, phong phú, khởi động cho chuỗi hoạt động văn hóa, văn nghệ trong thời gian tiếp theo.

Bài, ảnh: VĨNH TRÀ

Link gốc tại Báo Hậu Giang

Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu

Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu

Việc cho người khác một con cá có thể nuôi sống họ trong một ngày, nhưng dạy họ kỹ năng bắt cá có thể nuôi sống họ suốt đời.

Vĩnh biệt Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ

Vĩnh biệt Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ

(NSMT) - Theo thông tin từ gia đình, Nhà giáo Nhân dân Lâm És, Nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng, Nguyên Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng đã từ trần vào lúc 14 giờ ngày 05/4/2024, hưởng thọ 84 tuổi. Nhà giáo Lâm És (sinh năm 1940) sinh ra trong một gia đình nông dân Khmer, ở ấp Trà Tép, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng).

Làm gì để sống một mình không cô độc?

Làm gì để sống một mình không cô độc?

Sống một mình ngày càng trở thành xu hướng nhưng làm thế nào để cải thiện chất lượng cuộc sống mà không gây nhàm chán, tốn nhiều chi phí?

Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt

Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt

Tục ngữ có câu: “Không có gỗ thì không đỡ được nhà, không có hàng xóm thì không thể sống tốt”. Nếu hàng xóm mà không biết giúp đỡ nhau, chỉ nghĩ đến bản thân mình, giữa họ sẽ dễ nảy sinh mâu thuẫn.

Giai thoại ly kỳ về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (Kỳ 3): Tài tiên tri khiến thiên hạ bội phục

Giai thoại ly kỳ về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (Kỳ 3): Tài tiên tri khiến thiên hạ bội phục

Không chỉ nổi tiếng với tài học rộng hiểu sâu, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn nổi danh là nhà tiên tri số một Việt Nam với những câu sấm truyền bất hủ lưu truyền đến đời sau, được hậu thế tán tụng, ca ngợi.

Giai thoại ly kỳ về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (Kỳ 2): Quân sư của nhiều bậc đế vương

Giai thoại ly kỳ về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (Kỳ 2): Quân sư của nhiều bậc đế vương

Sử sách ghi nhận Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà dự báo, hoạch định chiến lược kỳ tài, coi ông là "nhà tiên tri" số một nước Việt với những lời tiên đoán chính xác về các biến cố của dân tộc.

Giai thoại ly kỳ về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (Kỳ 1): Phụ mẫu mâu thuẫn vì dạy con

Giai thoại ly kỳ về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (Kỳ 1): Phụ mẫu mâu thuẫn vì dạy con

Tương truyền, bà Nhữ Thị Thục mẹ của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn hướng ông trở thành người mang chí hướng dựng nên nghiệp lớn nhưng chồng bà chỉ muốn con làm bề tôi. Vì thế không ít lần vợ chồng đã mâu thuẫn trong cách dạy con.