Cà Mau: Độc đáo trưng bày chuyên đề “Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên – xưa và nay”
(NSMT) - Chào mừng kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022), Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp với Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk tổ chức trưng bày chuyên đề “Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - xưa và nay”, từ ngày 28/4 đến ngày 28/5/2022, tại Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, phường 1, thành phố Cà Mau.
Được biết, đây là chương trình nhằm tôn vinh bản sắc văn hoá di sản các vùng miền khác nhau, góp phần quảng bá hình ảnh thân thiện, hiếu khách và hoà nhập văn hoá của người và đất Cà Mau.

Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (2005), sau được chuyển sang Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2008).
Dự kiến không gian trưng bày “Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên – xưa và nay”, gồm 2 nội dung chính: “Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên xưa” và “Âm nhạc cồng chiêng trong đời sống của người Tây Nguyên hiện nay”. Với gần 80 hình ảnh, hiện vật phong phú, giới thiệu về tinh hoa cồng chiêng Tây Nguyên - một di sản đã được UNESCO công nhận là “Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” vào năm 2005, đến năm 2008 được chuyển sang Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” là niềm tự hào của Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung.

Chương trình đốt lửa trại, giao lưu nghệ thuật cồng chiêng Tây Nguyên và nghệ thuật văn hóa Khmer sẽ diễn ra vào 19 giờ 30 tối ngày 28/4/2022
Đặc biệt, lúc 19 giờ 30 ngày 28/4/2022, chương trình giao lưu nghệ thuật cồng chiêng Tây Nguyên kết hợp trình diễn nhạc trống lớn của đồng bào Khmer tỉnh Cà Mau – loại hình văn hóa tiêu biểu vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ được diễn ra tại Trung tâm Huấn luyện, Đào tạo và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh, đường Đinh Tiên Hoàng, phường 9, thành phố Cà Mau phục vụ người dân địa phương và du khách gần, xa.

Nghệ thuật nhạc trống lớn của dân tộc Khmer tỉnh Cà Mau
Đến với đêm giao lưu, người xem sẽ được hoà mình vào không gian văn hoá cồng chiêng của Tây Nguyên, trải nghiệm và thưởng thức rượu cần bên ánh lửa bập bùng và đắm chìm vào những điệu múa uyển chuyển, đẹp mắt. Bên cạnh không gian âm nhạc đậm chất đại ngàn, chương trình còn mang đến những tiết mục ca, múa đặc sắc do Đoàn nghệ thuật Khmer tỉnh Cà Mau biểu diễn. Qua đây, du khách và người dân sẽ được tiếp cận gần hơn với nghệ thuật văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ. Đây sẽ là chương trình hứa hẹn mang đến những dấu ấn mới lạ, hấp dẫn, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc trên mảnh đất Cà Mau.
Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc
Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc khi ngày vía Thần Tài năm Ất Tỵ 2025 rơi vào thứ Sáu, ngày 7/2 Dương lịch, ngày làm việc trong tuần.
Có nên mua vàng trước ngày Vía Thần Tài?
Ngày vía Thần Tài nhiều người thường có thói quen đi mua vàng nên thường xảy ra tình trạng chen chúc, giá tăng vọt. Vậy có thể mua vàng trước ngày vía Thần Tài hay không?
Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa
(NSMT) - Nhiều người cứ than thở Tết trong mắt con trẻ bây giờ “nhạt” lắm, chẳng còn háo hức và mong ngóng như xưa…
Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.
Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer
(NSMT) - Lễ cúng Trăng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, phản ánh nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Với hoạt động đặc trưng là đút cốm dẹp, hay còn gọi là Oóc Om Bóc trong tiếng Khmer, lễ cúng Trăng còn được biết đến rộng rãi với cái tên Lễ Oóc Om Bóc.
Lung linh đêm hội sông Trăng
(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.