Văn hóa

An Giang: “Đánh thức” đất núi mùa mưa

Thứ bảy, 23/04/2022, 09:16 AM

Mùa mưa đến cũng là lúc nông dân vùng cao Bảy Núi, tỉnh An Giang bước vào vụ sản xuất chính trong năm. Với họ, mùa mưa là “mùa vui”, khi lớp đất cát dưới chân bừng tỉnh, mang đến những vụ mùa trĩu quả, rau màu tốt tươi.

Nhanh tay phác đám cỏ già mọc um tùm sau mấy tháng mùa khô, ông Chau Sang (ngụ xã An Cư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) hổn hển: “Năm nay mưa sớm, tui tranh thủ dọn đất để kiếm thêm vụ đậu xanh. Mọi năm, phải tới tháng 6 (âm lịch) thì vùng này mới trồng trọt được. Do mưa sớm nên tui ráng làm, chắc cũng kiếm thêm ít tiền từ miếng đất này để trang trải cuộc sống gia đình”.

Hiện giờ, đám đậu xanh được ông Chau Sang trồng trước đó đã cao gần 1 gang tay. Nhờ mưa sớm nên rẫy đậu phát triển tốt tươi. Ông Chau Sang cho biết, năm nào mưa sớm thì nông dân có đất canh tác ở vùng cao sẽ có thêm thu nhập, bởi lớp đất núi “thức dậy” sớm cho họ thêm vụ rẫy. Như năm nay, ông Chau Sang sẽ trồng đậu xanh rồi tới vụ lúa mùa  Nếu mưa nhiều và kéo dài, thì ông sẽ có 2 vụ lúa, với năng suất 9-10 bao/công (60kg/bao). Tính ra, nguồn thu đó cũng đủ trang trải cuộc sống gia đình.

Nông dân Bảy Núi dọn cỏ chuẩn bị mùa rẫy mới

Nông dân Bảy Núi dọn cỏ chuẩn bị mùa rẫy mới

“Mấy đứa con đi các địa phương khác làm hết rồi. Nhờ vậy mà gia đình tui khá hơn. Chứ 7 công đất núi này chỉ đủ sống cho vợ chồng già. Từ trước nay, tui quen sống với đất núi, với mùa mưa. Nếu mình siêng năng thì đất cũng cho mình cái ăn. Năm nào mưa sớm thì có thêm vụ đậu, cũng kiếm vài triệu đồng bỏ túi. Nếu mưa trễ, thì cũng được vụ lúa đủ trang trải cuộc sống thôi” - ông Chau Sang thiệt tình.

Dọc theo Tỉnh lộ 949 đến khu vực ấp Tà Lọt (xã An Hảo) trong những ngày này đã thấy những nông dân tất bật xới đất, dọn cỏ, sẵn sàng cho mùa rẫy mới. Chậm rãi cất đi chiếc bình phun thuốc, anh Nguyễn Văn Thành không giấu được vẻ phấn khởi. Có lẽ, anh cũng chung niềm vui với ông Chau Sang khi sắp sửa bắt tay vào mùa rẫy mới, với niềm hy vọng sẽ cải thiện nguồn thu.

“Mình chưa biết giá cả nông sản sắp tới như thế nào, nhưng có thêm vụ rẫy là ngon lắm! Giờ tui lo xịt cỏ, vài hôm nữa xới đất, kéo hàng, lên giàn để trồng đậu que. Hy vọng năm nay thời tiết ủng hộ trúng rẫy, trúng giá để đỡ khổ. Chứ qua mấy đợt dịch bệnh COVID-19, đời sống gia đình tui bị ảnh hưởng nhiều. Đã có lúc tính đi tỉnh Bình Dương làm công nhân cho ổn định, nhưng nghĩ lại vùng đất này không phụ mình, nên ráng ở lại thêm mùa rẫy này nữa coi sao. Thiệt ra, sống ở cái thung lũng này, nếu siêng năng cũng không lo thiếu ăn” - anh Thành trải lòng.

7 núi

Trên triền dốc xa xăm, tôi nhìn thấy những vườn xoài, mãng cầu ta, dâu, chuối... cứ trập trùng đập vào tầm mắt. Chúng kéo dài từ trên triền xuống đến chân núi Dài lớn và núi Cấm. Mưa đến, nước từ trên núi chảy xuống thành dòng, tắm mát cho lớp đất cát đã nằm yên dưới cái nắng mùa khô mấy tháng qua. Có nước, lớp đất dưới chân đủ sức ấp ủ, nuôi dưỡng cây cối tốt tươi và dâng cho đời những vụ trái trĩu cành và mùa màng tốt tươi.

 Khu vực ấp Tà Lọt mùa mưa nhộn nhịp hơn hẳn với xe cộ vào vườn chở trái cây, rau màu đi tiêu thụ. Cùng với đó, rất nhiều lao động gồm cả người Kinh và đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở các xã Châu Lăng, Lương Phi, Lê Trì, An Hảo, An Cư và thị trấn Ba Chúc cũng đến khu vực này chăm sóc vườn đồi, trồng trọt rau màu và làm thuê. Bỏ lại sau lưng một Tà Lọt hoang sơ thuở trước, người dân ở Tà Lọt đã biết cách ứng phó với sự khắc nghiệt của khí hậu, cải tạo vùng khô cằn trong quá khứ thành vườn xanh tươi tốt.

Có đến ấp Tà Lọt vào 2 mùa mưa - nắng trong năm mới thấy rõ sự chuyển mình của thung lũng đặc biệt này. Vùng đất là “giao điểm” của 5 xã thuộc 2 huyện miền núi Tri Tôn, Tịnh Biên bao giờ cũng khiến người ta thích thú, bởi khung cảnh độc đáo. Khi mùa mưa đến, Tà Lọt trữ tình hơn với những mùa trái trên non, hay lúc những ô ruộng “bậc thang” óng vàng lúa chín. Lúc đó, người ta cảm nhận vẻ đẹp rất riêng của Tà Lọt, khi vùng đất này được đánh thức bởi dòng nước mát trên cao đổ xuống.

“Mùa mưa, bạn hàng vô Tà Lọt mua đồ rẫy, đồ vườn nhiều lắm, nghe đâu họ đem bán qua tỉnh Kiên Giang. Nhờ đó, tụi tui mới có nguồn thu kha khá. Mong là dịch bệnh ổn định, để mùa rẫy năm nay nông dân kiếm được thu nhập, bù lại thời gian qua. Trước mắt, tui sẽ cố gắng chăm sóc cho đám rẫy của mình thiệt tốt, bởi mùa mưa là mùa làm ăn chính của người dân ở ấp Tà Lọt, để chăm lo cuộc sống gia đình cả năm dài phía trước” - anh Thành hy vọng.

THANH TIẾN

Link bài gốc tại Báo An Giang Online

Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy

Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy

(NSMT) - Ngày 25/4, được sự thống nhất của UBND TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, Ban quản lý Đình thần tổ chức Lễ Kỳ yên Hạ điền tại Đình Thần Phụng Hiệp theo như thông lệ hàng năm.

Một lần vào bệnh viện

Một lần vào bệnh viện

Đối với những bệnh nhân trong bệnh viện, họ không bao giờ hỏi ý nghĩa cuộc sống là gì, bởi được sống như những người bình thường là niềm hạnh phúc lớn nhất.

Cha mẹ làm gì khi anh chị em trong nhà xung đột?

Cha mẹ làm gì khi anh chị em trong nhà xung đột?

Gia đình đông con xảy ra xung đột, cãi vã, tranh giành đồ chơi giữa anh chị em là điều khó tránh khỏi. Điều đáng nói ở đây là xung đột này có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành với đủ loại vấn đề phát sinh và không thể nào giải quyết được.

Quan tâm giáo dục, bảo vệ con

Quan tâm giáo dục, bảo vệ con

Mấy tháng nay, từ khi mua cho con gái đang học lớp 8 chiếc điện thoại thông minh, chị Ngọc Mai ở quận Cái Răng thấy con hay lo ra, chểnh mảng học hành. Tình cờ kiểm tra điện thoại, chị Mai tá hỏa khi thấy con lên mạng xã hội nhận lời kết bạn, trò chuyện với nhiều người lạ; đặc biệt thường xuyên trò chuyện với bạn nam cùng trường, nội dung yêu đương không phù hợp lứa tuổi, xưng là “chồng - vợ”, còn hẹn có dịp gặp riêng tâm sự… Trong số ảnh con lưu, có nhiều hình ảnh nhân vật ăn mặc thiếu vải. Chị Mai gặng hỏi, con nói là bạn nam này gởi cho coi.

Trekking - Trải nghiệm thú vị với trẻ em

Trekking - Trải nghiệm thú vị với trẻ em

Trong thời đại công nghệ hiện đại, trải nghiệm trực tiếp với thiên nhiên đang trở nên xa lạ đối với nhiều trẻ em. Tuy nhiên, trekking - hoạt động thám hiểm tự nhiên qua các địa hình đa dạng, đã đem lại cơ hội tuyệt vời để trẻ tiếp xúc và khám phá vẻ đẹp của thế giới tự nhiên.

Cố níu hôn nhân: Sống vì con cái hay sĩ diện của chính mình?

Cố níu hôn nhân: Sống vì con cái hay sĩ diện của chính mình?

Ly hôn là một quyết định khó khăn đặc biệt khi có con. Nhiều cặp vợ chồng đã chán ngấy nhau nhưng vẫn cố ở lại vì con mà không biết hậu quả nặng nề đến mức nào.

60 giây để yêu!

60 giây để yêu!

Không có hai người tự nhiên sinh ra đã thích hợp với nhau, tiếng cười và tiếng ồn ào cãi vã luôn xen lẫn. Mỗi phút họ không thích bạn thực chất là 60 giây họ dành để yêu bạn.