Xưa - Nay

An Giang tổ chức Lễ hội Văn hóa truyền thống huyện Thoại Sơn lần thứ XXI

Thứ tư, 13/04/2022, 16:22 PM

(NSMT) - Lễ hội Văn hóa truyền thống huyện Thoại Sơn lần thứ XXI năm 2022 vừa được diễn ra tại Quảng trường Thoại Ngọc Hầu, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, nhân kỷ niệm 200 năm danh thần Thoại Ngọc Hầu dựng bia, lập làng Thoại Sơn (1822-2022).

Lễ hội Văn hóa truyền thống huyện Thoại Sơn lần thứ XXI năm 2022 được huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang tổ chức vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm nhằm tri ân công đức của danh thần Thoại Ngọc Hầu và các bậc tiền nhân đã có công khai mở vùng đất Thoại Sơn của tỉnh An Giang. 

Vì Lễ hội được tổ chức trùng với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương nên rất đông những người con của vùng đất Thoại Sơn và du khách thập phương về dự Lễ Kỳ Yên kỷ niệm 200 năm danh thần Thoại Ngọc Hầu dựng bia, lập làng Thoại Sơn (1822-2022).

Tặng phần quà cho các gia đình chính sách tiêu biểu của huyện Thoại Sơn trong buổi lễ. Ảnh: angianggov.

Tặng phần quà cho các gia đình chính sách tiêu biểu của huyện Thoại Sơn trong buổi lễ. Ảnh: angianggov.

Với chủ đề “Thoại Sơn, sáng danh tên làng - vươn tầm cao mới” - Lễ hội Văn hóa truyền thống huyện Thoại Sơn năm 2022 là sự kiện văn hóa nổi bật, chào mừng kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh An Giang. Đây được xem là lễ hội văn hóa truyền thống lớn bậc nhất của vùng đất Thoại Sơn và còn là dịp tôn vinh những thành tựu của Đảng bộ và nhân dân huyện Thoại Sơn trong quá trình xây dựng, phát triển.

Ngoài việc mang đậm dấu ấn truyền thống của lễ hội đình làng Nam Bộ, thu hút đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh đến chiêm bái, Lễ hội còn mang nhiều giá trị và tiềm năng phục vụ cho việc phát triển du lịch bền vững ở địa phương.

Được biết, từ năm 2002, huyện Thoại Sơn đã tổ chức Lễ hội Văn hóa truyền thống nhằm phục vụ bà con nhân dân.

Ngoài diễn ra Lễ hội Văn hóa truyền thống huyện Thoại Sơn (một trong những lễ lớn nhất trong năm của huyện), đây cũng là ngày diễn ra Lễ hội Kỳ Yên tại Đình thần Thoại Ngọc Hầu.

Đình gắn liền với danh thần Thoại Ngọc Hầu. Ảnh: Internet.

Đình gắn liền với danh thần Thoại Ngọc Hầu. Ảnh: Internet.

Với giá trị tiêu biểu, Lễ hội Kỳ Yên Đình thần Thoại Ngọc Hầu được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Bên cạnh đó, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - VietKings cũng đã xác lập kỷ lục Việt Nam đối với Đình thần Thoại Ngọc Hầu. 

Đây là ngôi đình chứa 3 thiết chế văn hóa vật thể và phi vật thể, gồm Bia Thoại Sơn; Ngôi đình và Lễ hội Kỳ Yên được xếp hạng Di tích quốc gia. Ngôi đình được giữ gìn, trùng tu khang trang và trở thành điểm tựa tâm linh của người dân Thoại Sơn.

Danh thần Thoại Ngọc Hầu (tên thật Nguyễn Văn Thoại), người mà tên tuổi đã gắn liền với cư dân vùng đất Nam Bộ, đặc biệt là trên vùng đất Thoại Sơn; người đã “thay trời mở đất mênh mông”. Công đào kênh Thoại Hà và dựng bia, lập làng Thoại Sơn của Danh thần Thoại Ngọc Hầu trải qua 200 năm vẫn còn nguyên giá trị. Tưởng nhớ đến công lao to lớn của Ông Thoại, nhân dân huyện Thoại Sơn lập đình thờ ông là thần Thành hoàng bổn cảnh, tại thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Thảo Nguyên (T/H)  
Rặng dừa nước đong đưa

Rặng dừa nước đong đưa

(NSMT) - Miền Tây là xứ sở của phù sa, của sông nước. Dọc theo các bãi bồi, các bờ sông rạch trước đây dừa nước mọc ken dày. Người miền Tây khi phải sống xa quê, trong ký ức của họ bao giờ cũng có tiếng lá dừa nước xào xạc reo vui trên những triền sông lộng gió.

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

(NSMT) - Ngày 14/4, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ Tri ân Quốc Tổ, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đây là hoạt động có ý nghĩa giáo dục truyền thống tốt đẹp, lòng hiếu đạo, sự biết ơn của lớp con cháu hôm nay đối với tổ tiên ở Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân Mũi Cà Mau.

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

(NSMT) - Từ ngày 13/4 - 16/4/2024 (nhằm ngày mùng 05/3 - 08/3 âm lịch) đã diễn ra Tết Chôl Chnăm Thmây (Lễ Chịu tuổi) ở miền Tây. Đây là nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đã và đang được gìn giữ, bảo tồn và phát huy qua nhiều năm nay.

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

(NSMT) - Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Huỳnh Quốc Việt vừa có thư ngỏ kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh hiến tặng hình ảnh, tài liệu, hiện vật liên quan đến sự kiện lịch sử "Tập kết ra Bắc năm 1954", từ ngày 26/3 - 2/9/2024 tại địa điểm tiếp nhận Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

(NSMT) - Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là một trong bốn bến chính tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam theo đường Hồ Chí Minh trên biển. Đồng thời, đây là điểm du lịch thu hút đông đảo các đoàn khách đến tham quan trong các dịp lễ, tết trong năm.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Không chỉ Việt Nam, một số quốc gia Châu Á khác cũng có tục lệ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.

Đầm ấm từ những tập tục bình dị như tát đìa ăn Tết tại Cà Mau

Đầm ấm từ những tập tục bình dị như tát đìa ăn Tết tại Cà Mau

(NSMT) - Tầm ngày 20 tháng Chạp, người dân Cà Mau bắt đầu tát đìa ăn Tết Nguyên đán. Tát cạn đìa, bắt cá xong là mọi người ngồi lại với nhau, lựa những con cá to nướng với rơm, lai rai với vài xị rượu đế, cả xóm rộn ràng.