Ẩm thực

An Giang tổ chức Ngày hội mắm Châu Đốc với hơn 180 gian hàng

Thứ ba, 19/04/2022, 15:29 PM

(NSMT) - Sáng ngày 19/4, Ban Tổ chức Ngày hội mắm Châu Đốc, An Giang – Đặc sản các vùng miền 2022 tổ chức họp báo thông tin về sự kiện.

Thông tin về Ngày hội mắm Châu Đốc, An Giang – Đặc sản các vùng miền 2022, ông Lê Trung Hiếu, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang cho biết, đây là sự kiện trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh An Giang (1832-2022).

Lễ khai mạc ngày hội sẽ diễn ra lúc 18 giờ ngày 20/4 tại sân khấu chính Quảng trường phường Châu Phú A. Sự kiện diễn ra đến ngày 24/4, có 180 gian hàng của 150 đơn vị của tỉnh An Giang và 19 tỉnh, thành phố trong cả nước tham dự.

Các gian hàng được chia làm 3 khu vực: Khu tái hiện đời sống văn hoá cộng đồng 4 dân tộc Kinh – Khmer – Chăm – Hoa, trưng bày giới thiệu sản phẩm đặc sản An Giang, đặc biệt là mắm Châu Đốc; Khu triển lãm của các tỉnh, thành phố; Khu không gian văn hóa ẩm thực và giao lưu văn hóa cộng đồng của các tỉnh, thành phố.

Châu Đốc - An Giang là nơi hội tụ các loại khô, mắm nổi tiếng cả nước. Ảnh: Báo An Giang.

Châu Đốc - An Giang là nơi hội tụ các loại khô, mắm nổi tiếng cả nước. Ảnh: Báo An Giang.

Theo đó, trong khuôn khổ của ngày hội, bên cạnh các hoạt động tôn vinh nghề mắm Châu Đốc – An Giang, còn có một số hoạt động nổi bật như: Trưng bày, giới thiệu các sản phẩm được chế biến từ lúa gạo – thủy sản, đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP địa phương, sản phẩm du lịch, ẩm thực các địa phương, các món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc; dựng tiểu cảnh tái hiện, tôn vinh nghề làm khô, mắm truyền thống của người dân An Giang xưa và nay; triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội của thành phố Châu Đốc và tỉnh An Giang.

Ban Tổ chức sự kiện còn phục dựng 4 gian nhà truyền thống tái hiện đời sống sinh hoạt hàng ngày, văn hóa văn nghệ, ẩm thực của 4 dân tộc anh em Kinh - Khmer - Chăm - Hoa đang sinh sống trên địa bàn tỉnh An Giang; tổ chức gian hàng tái hiện đời sống văn hóa kết hợp biểu diễn văn nghệ cộng đồng của đồng bào dân tộc Khmer (tỉnh Sóc Trăng), cồng chiêng (tỉnh Đắk Lắk, Tây Bắc), đờn ca tài tử (tỉnh Bạc Liêu), xiếc (tỉnh Long An).

Đồng thời, tổ chức không gian văn hóa ẩm thực giới thiệu các món ăn địa phương chế biến từ mắm và một số món ăn đặc trưng của An Giang; tổ chức hội nghị kết nối giao thương chủ đề “Sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền gắn với thị trường tiêu thụ và hoạt động du lịch”. 

Đặc biệt, tại ngày hội, Tổ chức kỷ lục Việt Nam sẽ xác nhận kỷ lục “Thành Phố Châu Đốc, tỉnh An Giang - Địa phương có nhiều cơ sở sản xuất mắm Nam bộ nhất tại Việt Nam”; Ban Tổ chức Ngày hội mắm Châu Đốc, An Giang – Đặc sản các vùng miền 2022 sẽ tôn vinh các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mắm trên địa bàn tỉnh An Giang đạt chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên, đã đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, đạt các kỷ lục và tích cực tham gia các hoạt động của ngày hội.

Thảo Nguyên (T/H)  
Đi tìm tô phở chuẩn Bắc giữa Sài Gòn

Đi tìm tô phở chuẩn Bắc giữa Sài Gòn

Cách đây vài hôm, tôi có chuyến công tác từ miền Tây lên TP.HCM. Khi nghe bảo “tôi thèm tô phở chuẩn vị Bắc”, chị Hương Giang, một đồng nghiệp cũ đã “nhanh như cắt” đưa tôi đến một quán phở có tên là Phát Tài (quán tọa lạc tại số 34 - 36 đường Trần Hưng Đạo, Q.1, TP.HCM).

Hành trình đi vào danh sách 100 món ăn ngon thế giới của bánh mỳ Việt

Hành trình đi vào danh sách 100 món ăn ngon thế giới của bánh mỳ Việt

Từ một món ăn được du nhập từ phương Tây, bánh mỳ đã từng bước hòa nhập vào văn hóa ẩm thực của người Sài Gòn để trở thành một trong những món ăn phổ biến và thông dụng nhất trên mảnh đất này. Càng đặc biệt hơn khi nó được chuyên trang ẩm thực Taste Atlas nổi tiếng thế giới đánh giá cao nhất với 4,6/5 sao trong 100 món bánh mì kẹp ngon nhất thế giới (Top 100 sandwiches in the world).

Vì sao du khách miền Tây thích đi núi Bà Đen?

Vì sao du khách miền Tây thích đi núi Bà Đen?

Được mệnh danh là "nóc nhà Nam Bộ", núi Bà Đen được xem là điểm hội tụ linh khí đất trời, thế nên hàng năm, từ tháng Giêng cho đến tháng 3, rất nhiều du khách từ các tỉnh miền Tây Nam bộ đổ về đây tham quan, dâng lễ.

Du khách miền Tây ‘rục rịch’ lên kế hoạch đi Tây Bắc ngắm hoa ban

Du khách miền Tây ‘rục rịch’ lên kế hoạch đi Tây Bắc ngắm hoa ban

Tháng 3 là thời điểm hoa ban - biểu tượng cho vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng bắc đầu nở rộ.

Mỹ Quỳnh Safari – Thế giới hoang dã giữa đồng bằng

Mỹ Quỳnh Safari – Thế giới hoang dã giữa đồng bằng

Từ một chi tiết rất nhỏ liên quan đến tuổi thơ của cô con gái, ông Ngô Trí Dũng, Chủ tịch Hội đồng Công ty Cổ phần vườn thú Mỹ Quỳnh (Mỹ Quỳnh Safari) đã biến vùng đầm lầy đầy phèn chua ở xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, thành một 'thế giới hoang dã' giữa đồng bằng.

Thắt chặt quản lý hoạt động du lịch tại Chợ nổi Cái Răng nhằm đảm bảo an toàn và trật tự

Thắt chặt quản lý hoạt động du lịch tại Chợ nổi Cái Răng nhằm đảm bảo an toàn và trật tự

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ vừa gửi văn bản đề nghị UBND quận Cái Răng chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc quận, tiến hành kiểm tra, xác minh, nhắc nhở, chấn chỉnh các hoạt động du lịch đối với các ghe, tàu, bè đang hoạt động tại khu vực chợ nổi Cái Răng trong việc tuân thủ các quy định pháp luật hoạt động kinh doanh.

Festival Nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025: Nâng tầm quan trọng của muối trong đời sống mỗi gia đình

Festival Nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025: Nâng tầm quan trọng của muối trong đời sống mỗi gia đình

(NSMT) - Festival Nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025 là dịp đặc biệt để tôn vinh và giới thiệu giá trị của muối trong các lĩnh vực như du lịch, y tế và ẩm thực. Sự kiện này không chỉ khẳng định vai trò thiết yếu của muối mà còn góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nó trong đời sống hàng ngày của mỗi gia đình.