Ẩm thực

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4): Đa dạng sắc thái văn hóa các dân tộc ở Bạc Liêu

Thứ ba, 19/04/2022, 10:31 AM

Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1668, lấy ngày 19/4 hàng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam nhằm tôn vinh và giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam. Ở Bạc Liêu, 3 dân tộc anh em Kinh - Khmer - Hoa chung tay đoàn kết từ những ngày mở đất cho đến thời hiện tại cùng nhau phát triển quê hương. Mỗi dân tộc có những sắc thái văn hóa riêng đã hòa quyện để tạo nên bức tranh văn hóa độc đáo, hòa vào nền văn hóa chung của 54 dân tộc Việt Nam.

Các lễ hội mang bản sắc văn hóa dân tộc Khmer góp phần làm cho bức tranh văn hóa Bạc Liêu thêm đa dạng. Ảnh: C.T

Các lễ hội mang bản sắc văn hóa dân tộc Khmer góp phần làm cho bức tranh văn hóa Bạc Liêu thêm đa dạng. Ảnh: C.T

Giao thoa bản sắc văn hóa

Sự cộng hưởng, giao thoa bản sắc văn hóa các dân tộc anh em là đặc điểm chung của nền văn hóa Việt Nam đa dạng sắc màu. Bạc Liêu cũng vậy, từ những kiến trúc, công trình văn hóa thuộc di sản quốc gia cho đến những lễ hội, phong tục tập quán, văn hóa ẩm thực… đều có những nét đặc trưng riêng của 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa. Nhưng tựu trung là sự giao thoa độc đáo!

Trong hệ thống di tích cấp quốc gia ở Bạc Liêu, điểm lại sẽ thấy có đầy đủ những công trình mang dáng dấp của 3 dân tộc, đó là Đồng Nọc Nạng, Tháp cổ Vĩnh Hưng, Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, đình An Trạch, Thành Hoàng cổ miếu (chùa Minh), Phước Đức cổ miếu (chùa Bang), chùa Kos Thum, Khu căn cứ Cái Chanh, Di tích lịch sử địa điểm Trận Giồng Bốm (1946). Hòa quyện trong không khí rộn ràng của những lễ hội đặc trưng ở Bạc Liêu như: Kỳ yên, Thanh minh, Nghinh Ông, Dạ cổ hoài lang, Oóc-om-bóc… luôn nhận ra, dù mang nét đặc trưng của mỗi dân tộc thì từng lễ hội vẫn được gìn giữ, phát huy giá trị bởi sự tham gia, hưởng ứng của các dân tộc còn lại. Người Hoa, người Khmer hay người Kinh đều cùng nhau đón tết Nguyên đán, cúng Thanh minh, vui hội Kỳ yên hoặc hòa vào tết Chôl-chnăm-thmây tưng bừng trên từng phum sóc… Bởi vì, trong dòng máu của nhiều người đã có sự hòa quyện của cả 3 dân tộc anh em. Không ít những gia đình ở Bạc Liêu có cả 3 dân tộc hòa quyện trong huyết thống. Cho nên sự giao thoa bản sắc văn hóa cũng bắt nguồn từ đó, rồi từ sinh hoạt đời thường, từ tinh thần đoàn kết thôn xóm mà sự giao thoa văn hóa ở nơi này trở thành quy luật tự nhiên.

Một tiết mục biểu diễn âm nhạc truyền thống của dân tộc Hoa ở Bạc Liêu. Ảnh: M.Đ

Một tiết mục biểu diễn âm nhạc truyền thống của dân tộc Hoa ở Bạc Liêu. Ảnh: M.Đ

Cùng bảo tồn, phát huy giá trị

Trên sân khấu của các chương trình lễ hội nói chung, kể cả những tiết mục biểu diễn chào mừng nhiều sự kiện chính trị, tình đoàn kết 3 dân tộc anh em luôn thấm nhuần trong từng giai điệu. Lễ hội hàng năm của mỗi dân tộc đã không còn là lễ hội riêng của dân tộc nào mà hòa quyện thành ngày hội chung. Nhiều kế hoạch, dự án lâu dài để bảo tồn những giá trị thuộc về bản sắc văn hóa như: các công trình di tích, di sản phi vật thể (đờn ca tài tử, cải lương, điệu múa Rom-vong...) cũng đã và đang được địa phương và ngành chức năng tiến hành. “Đồng bào dân tộc Khmer ở Bạc Liêu rất tự hào và luôn ra sức gìn giữ bản sắc văn hóa đặc trưng cũng như những phong tục tập quán của mình để góp nét đặc sắc đó vào kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung, văn hóa Bạc Liêu nói riêng”, nghệ sĩ múa Thạch Si Phol chia sẻ.

Truyền thống văn hóa chính là cội nguồn sức mạnh của dân tộc trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Văn hóa các dân tộc anh em chính là di sản quý giá, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng và thống nhất của nền văn hóa Việt Nam. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam trở thành nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa quan trọng. Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam hàng năm, vì vậy là dịp để giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào, ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

CẨM THÚY

Link bài gốc tại Báo Bạc Liêu Online

Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP HCM và ĐBSCL tại TP Cần Thơ năm 2024

Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP HCM và ĐBSCL tại TP Cần Thơ năm 2024

(NSMT) - Tuần lễ Du lịch - Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng Sông Cửu Long tại TP Cần Thơ năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 29/11 đến ngày 02/12/2024. Các hoạt động diễn ra tập trung tại quận Ninh Kiều, quận Cái Răng và các địa phương lân cận TP Cần Thơ.

Mộc mạc vị cốm Trung Thạnh

Mộc mạc vị cốm Trung Thạnh

Xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ từ lâu nổi tiếng với nghề làm cốm nổ, mang hương vị mộc mạc, bình dị. Gia đình cô Âu Thị Thu Hồng, chủ lò cốm Minh Tứ ở ấp Thạnh Lợi, là một trong những hộ đã gắn bó với nghề làm cốm nổ hơn 30 năm qua. Không chỉ lưu giữ nếp quê qua món bánh dân dã, nghề làm cốm mang đến cho gia đình cô Hồng nguồn thu nhập ổn định.

102 món ăn chế biến từ tàu hũ ky Mỹ Hòa xác lập kỷ lục Việt Nam

102 món ăn chế biến từ tàu hũ ky Mỹ Hòa xác lập kỷ lục Việt Nam

(NSMT) – Ngày 17/11, Uỷ ban Nhân dân Thị xã Bình Minh phối hợp Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Long tổ chức Liên hoan ẩm thực món ngon vùng miền và Hội thi ẩm thực, sự kiện chế biến và công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam 102 món ăn từ tàu hũ ky và dùng kèm tàu hũ ky đầu tiên tại Việt Nam.

Vĩnh Long khai trương tuyến phố đi bộ tại dự án của T&T Group

Vĩnh Long khai trương tuyến phố đi bộ tại dự án của T&T Group

UBND tỉnh Vĩnh Long đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động tuyến phố đi bộ thành phố Vĩnh Long tại dự án Khu dân cư Phước Thọ (do Công ty T&T Land Phước Thọ, thành viên của Tập đoàn T&T Group phát triển) để phục vụ Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần 1 năm 2024.

Kết nối giao thương sản phẩm xuất khẩu, OCOP và đặc sản Cà Mau

Kết nối giao thương sản phẩm xuất khẩu, OCOP và đặc sản Cà Mau

(NSMT) - Sáng 15/11, Bộ công thương phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tỉnh Cà Mau năm 2024 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.

Nhọc nhằn nghề ủi hà, thôn ở quần đảo Nam Du

Nhọc nhằn nghề ủi hà, thôn ở quần đảo Nam Du

Dẫu biết “Một lần là tởn tới già/Ðừng đi nước mặn mà hà ăn chân”, nhưng những người làm nghề ủi hà, thôn ở hai xã Nam Du và xã An Sơn (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang) không thể không đi, vì đây là nghề mưu sinh giúp họ có thu nhập hằng ngày để lo cho gia đình.

Về Thới Tân, nghe chuyện cô Nga mần mắm

Về Thới Tân, nghe chuyện cô Nga mần mắm

Ðến xã Thới Tân, huyện Thới Lai, hỏi Hiệu mắm Kim Nga hầu như ai cũng biết. Hương vị mặn mòi của mắm cá đồng từ bàn tay vén khéo của phụ nữ Thới Tân đã làm nên đặc sản trứ danh.