Nuôi con

Hãy nuôi dạy con trẻ bằng tình yêu thương...

Thứ năm, 06/01/2022, 09:19 AM

(NSMT) - Suốt hơn 2 tuần qua, việc một bé gái 8 tuổi ở TP HCM bị bạo hành đến tử vong khiến bàng hoàng và phẫn nộ. Đáng nói, kẻ tước đi sinh mạng của bé lại chính là kế mẫu và cha ruột của bé.

Đêm 22/12/2021, bé N.T.V.A (8 tuổi) được chuyển đến cấp cứu tại một bệnh viện ở quận Bình Thạnh trong tình trạng cơ thể có nhiều vết thương, mặt có nhiều vết khâu và đã tử vong trước khi nhập viện.

Khám nghiệm pháp y, kết hợp khám nghiệm hiện trường và lời khai của một số người liên quan, cơ quan điều tra đã xác định bé tử vong là do bị bạo hành. 2 kẻ thủ ác Nguyễn Võ Quỳnh Trang (SN 1995, quê Gia Lai) và Nguyễn Kim Trung Thái (SN 1985, ngụ quận 1, TP HCM) bị bắt khẩn cấp ngay sau đó lại chính là kế mẫu và cha ruột của bé N.T.V.A.

Câu chuyện đau xót đó là minh chứng cho hậu quả khủng khiếp của vấn nạn bạo hành trẻ em, đòi hỏi pháp luật, nhà trường cũng như các tổ chức đặc thù phải cấp bách có những phương án bảo vệ trẻ em an toàn thật sự. Không thể để trường hợp này tiếp tục tái diễn nữa.

“Thương cho roi cho vọt” là bạo biện cho hành động bạo hành trẻ em. Ảnh minh họa

“Thương cho roi cho vọt” là bạo biện cho hành động bạo hành trẻ em. Ảnh minh họa

Thời gian gần đây, đã xãy ra không ít vụ việc bạo hành trẻ em đến chết trong sự xót thương và phẫn nộ của toàn xã hội. Điển hình là trường hợp cháu bé 3 tuổi sống tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang bị người tình của mẹ đánh tử vong ngày 18/11 vừa qua. Theo số liệu của Bộ Công an, năm 2020 có gần 2.000 vụ bạo hành trẻ em bị phát hiện. Đáng nói, 97% số vụ, kẻ gây hại đều thân, quen với nạn nhân. “Thương cho roi cho vọt” vẫn là lý lẽ để kẻ bạo hành trả em biện minh cho hành động nhẫn tâm của mình.

Không đồng tình và lên án thực trạng bạo hành trẻ em, bà Lê Thanh Hiền, ngụ tại TP Cần Thơ cho biết: Mình nuôi, dưỡng cho con cái lớn lên đó là trách nhiệm của người làm cha làm mẹ hay nói cách khác hơn là “trách nhiệm của người lớn nuôi dạy trẻ con”. Còn đằng này, đánh con cho tới chết thì không còn là con người nữa rồi. Phải có luật pháp bảo vệ trẻ em. Chứ trẻ em còn nhỏ, nó đâu có biết cái gì mà bạo lực kiểu chửi rủa, đánh đập thấy tội lắm.

Nguyên nhân chính dẫn tới bạo hành trẻ hiện nay là do vai trò bảo vệ, chăm sóc trẻ em của gia đình chưa được coi trọng. Kiến thức và kỹ năng chăm sóc trẻ của bậc phụ huynh chưa đầy đủ. Tình trạng nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, cha mẹ ly hôn, vướng vào các tệ nạn xã hội (ghiện rượu, ma túy, cờ bạc,… ), vi phạm pháp luật,… là nhóm những nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi bạo lực mà người phải hứng chịu là trẻ em. Tệ hại hơn, là một số đối tượng bạo hành trẻ em chỉ để chế ngự, trút cơn cuồng nộ, tư thù, ghen tức cá nhân, thể hiện uy quyền của mình đối với trẻ con.

PGS. TS Trần Văn Minh, Hiệu trưởng trường THPT Thực hành sư phạm - Đại học Cần Thơ, cho biết: Bản thân phụ huynh học sinh cũng là một trong những nhân tố tác động đến môi trường giáo dục hiện nay, chưa có được một môi trường gia đình thật tốt thì không gieo được những mầm thiện, mầm tốt trong tâm hồn của học sinh.

Bên cạnh đó, tư tưởng sống hầu như khép kín, kiểu “đèn nhà ai nấy sáng” cũng là yếu tố khiến các vụ bạo lực trẻ em trở nên nghiêm trọng hơn do không  được can thiệp ngay từ đầu. Không ít trường hợp, hàng xóm dửng dưng khi thấy trẻ em canh nhà bị đánh đập, chửi rủa vì cho rằng đó là việc riêng của gia đình người khác.

Luật Trẻ em quy định rất rõ, các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm tố giác hành vi xâm hại, bạo hành trẻ em đến cơ quan có thẩm quyền hoặc Đường dây nóng - Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em bảo vệ trẻ em 111 (hoạt động miễn phí 24h/7 ngày). Thông tin, danh tính của người tố giác sẽ được bảo mật hoàn toàn, không lo sợ bị trả thù.

Chúng ta có cả một hệ thống chính trị ở các cấp từ Sở, Phòng Giáo dục đến trường học, thì phải vào cuộc để chủ động đưa nền giáo dục về văn hóa đạo đức thẩm mỹ lên ngang hàng với trí dục. Cả hệ thống chính trị, từ tổ chức Đảng, công đoàn, thanh niên, đội, thiếu niên, hội cha mẹ học sinh… tất cả hệ thống này đồng tâm hiệp lực thì sẽ có được giải pháp giải quyết bạo lực gia đình và trẻ em. Tình hình dịch Covid-19 và các biện pháp giãn cách xã hội cũng khiến trẻ em bị cô lập và đối mặt với nhiều rủi ro bạo hành khi gia đình cha, mẹ hạn chế về kinh tế cũng như những gia đình cha mẹ bị đỗ vỡ .

Theo thống kê từ Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em, tính từ tháng 7/2020 đến tháng 7/2021, số cuộc gọi đến Đường dây nóng bảo vệ trẻ em đã vượt mốc 500.000 cuộc. Trước đây, mỗi tháng Tổng đài 111 tiếp nhận trung bình 30.000 cuộc. Nhưng trong năm 2021, thời gian nhiều địa phương phải giãn cách xã hội, trẻ hầu hết ở trong nhà với người thân, số cuộc gọi tăng tới 40.000 - 50.000 cuộc mỗi tháng. Một nửa số cuộc gọi đến đường dây nóng là trẻ em từ 11 - 18 tuổi. Còn trẻ dưới 11 tuổi thì có khả năng chưa biết đến tổng đài bảo vệ để gọi xin trợ giúp. Con số này đã chứng minh thực trạng trẻ em đang đối mặt với nhiều nguy cơ không an toàn trong chính ngôi nhà của mình.

Hãy nuôi dạy con trẻ bằng tình yêu thương. Ảnh minh họa.

Hãy nuôi dạy con trẻ bằng tình yêu thương. Ảnh minh họa.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề nghị nhiều giải pháp giúp đỡ trẻ em trong thời gian này. Ông cho biết: Chúng tôi đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thí điểm việc lồng ghép kiến thức, kỹ năng phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe, tâm thần, phòng-chống xâm hại, bạo lực trẻ em, bổ sung thông qua các bài giảng trực tuyến.

Tăng cường phối hợp liên ngành và huy động sự tham gia của các tổ chức, phân nhóm bác sĩ tình nguyện khám bệnh trực tuyến hoặc là các chuyên gia tư vấn tâm lý để tạo thành mạng lưới kết nối, hỗ trợ trẻ em, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe tâm tinh thần của trẻ nhỏ.  Không chỉ tước đoạt mạng sống mà bạo hành còn giết dần thể xác và tinh thần của những đứa trẻ ngây thơ vô tội. Hệ lụy tất yếu, trẻ em không được chăm sóc và dạy dỗ chu đáo sẽ có tâm lý lệch lạc, tự do ngang bướng, thích sử dung bạo lực, thậm chí bất cần, dễ dàng phạm tội khi bị rủ rê, lôi kéo.

Pháp luật có trách nhiệm bảo vệ và xét xử nghiêm minh những vụ án bạo hành trẻ làm gương cho xã hội. Nhưng để bày trừ tận gốc vấn nạn bạo hành trẻ em thì trước tiên, gia đình, người thân phải thật sự là vòng tay yêu thương, che chở, bảo vệ an toàn đối với trẻ em.

Quang Lợi  
Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói

Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói

Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…

Cùng con vui đọc sách

Cùng con vui đọc sách

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, nhất là mạng internet, khiến cho mạng xã hội, trò chơi điện tử, phim ảnh... ngày càng phổ biến, trở thành những thú vui giải trí đầy hấp dẫn, lấn dần văn hóa đọc ở người trẻ. Ðiều này khiến không ít bậc phụ huyh lo ngại nhưng cũng có nhiều phụ huynh làm gương, kiên trì định hướng để xây dựng thói quen đọc sách cho con.

Bí quyết

Bí quyết "5 chữ" dạy 3 con gái thành CEO và giáo sư đại học nổi tiếng thế giới

Gia đình giáo sư Stanley Wojcicki nổi tiếng khi có 3 cô con gái là CEO, giáo sư tài năng, nổi tiếng. Điều này xuất phát từ phương pháp dạy con đặc biệt gồm 5 chữ của ông và vợ.

4 điều về già tuyệt đối không nói với con nhất là chuyện tài sản

4 điều về già tuyệt đối không nói với con nhất là chuyện tài sản

Cha mẹ có nhiều điều để nói nhưng có 4 điều về già tuyệt đối không nói với con trong đó quan trọng nhất là chuyện phân chia tài sản khi nói ra dễ sinh vấn đề.

Trẻ thích làm việc nhà ít thất nghiệp, hạnh phúc hơn trong tương lai

Trẻ thích làm việc nhà ít thất nghiệp, hạnh phúc hơn trong tương lai

Một trong những cách hiệu quả để phát triển kỹ năng sống và tạo dựng nhân cách cho trẻ chính là khuyến khích các bé làm những việc nhỏ, ví dụ như một số việc nhà đơn giản.

Nêu gương sáng cho con

Nêu gương sáng cho con

Những năm đầu đời, trẻ có khả năng học hỏi rất nhanh. Trẻ thường xuyên tiếp xúc với ba mẹ và có khả năng bắt chước những biểu hiện, lời nói, cử chỉ, thậm chí là cảm xúc tích cực và tiêu cực từ ba mẹ. Do vậy, tính cách của con trẻ phần lớn phụ thuộc vào sự dạy bảo, rèn giũa của cha mẹ. Có rất nhiều phương pháp giáo dục trẻ nhỏ và một trong những phương pháp tốt là sự gương mẫu của đấng sinh thành.

5 thói quen phải uốn nắn cho con trước 6 tuổi, sau tuổi này muốn dạy cũng khó

5 thói quen phải uốn nắn cho con trước 6 tuổi, sau tuổi này muốn dạy cũng khó

Những thói quen xấu của trẻ nếu không được chỉnh sửa, uốn nắn ngay từ khi còn nhỏ có thể hủy hoại tương lai của trẻ, cản trở khả năng giao tiếp và các mối quan hệ xã hội.