Ðầu tư hơn 28 tỷ đồng trùng tu Di tích Lịch sử quốc gia Khám Lớn Cần Thơ
(NSMT) - Nhà tù lớn nhất miền Tây thời Pháp thuộc tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ được trùng tu nguyên trạng để thể hiện hết giá trị lịch sử, tạo điểm nhấn cho thành phố.
Theo đó, công trình có quy mô hơn 3.500 m2 với các hạn mục như: Nhà giám thị (gần 130 m2); dãy nhà giam nam (314 m2), dãy nhà giam nữ (gần 300 m2); tháp nước (9m2), tháp canh (2x4m). Các hạng mục này được phục dựng theo đúng diện tích, vị trí cũ. Tổng mức đầu tư dự án hơn 28,2 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố; thực hiện trong giai đoạn 2022-2024.
Bên cạnh đó, ban tổ chức còn phục dựng, bổ sung gần 200 bức tượng thể hiện cảnh sinh hoạt, tra tấn… để trưng bày trong các phòng giam của di tích. Ngoài ra, còn có các công trình phụ trợ như cây xanh, sân đường nội bộ, cấp thoát nước, chiếu sáng.
Ông Nguyễn Minh Tuấn – Phó Giám đốc phụ trách Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ cho biết, việc trùng tu di tích theo đúng với qui mô trước đây nhằm để thể hiện hết tầm vóc và giá trị lịch sử của Khám Lớn qua các thời kỳ kháng chiến. Đồng thời, tạo điểm nhấn cho thành phố, đảm bảo công năng sử dụng phù hợp với tính chất hoạt động của di tích này theo xu hướng càng phát triển, hội nhập.
Khám Lớn Cần Thơ tọa lạc tại số 8, đường Ngô Gia Tự, phường Tân An, quận Ninh Kiều, được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng Di tích Lịch sử cấp quốc gia vào năm 1996.
Đây là nhà tù do thực dân Pháp xây dựng vào những năm 1878 - 1886 với tên Prison Provinciale (nhà tù tỉnh, lớn nhất miền Tây lúc bấy giờ) được sử dụng như một công cụ cai trị của chính quyền thực dân trong thời kỳ xâm lược và đô hộ Việt Nam.
Từ cổng vào, khu giam tù nhân nữ ở phía trái, và khu giam tù nhân nam ở phía phải. Ngoài ra, còn có các hạng mục khác là: nhà chùa, nhà thờ, nhà bếp, nhà giám thị…
Khám được xây dựng kiên cố, tường dày (cao 3,6-5m, trên tường có cắm nhiều mảnh chai nhọn) và rào sắt bao bọc, các vọng gác để kiểm soát (cao 6m, có đèn pha chiếu sáng). Khám lớn Cần Thơ chia thành 2 khu, với 21 phòng giam tập thể (sức chứa 30-40 người nhưng có lúc giam giữ hơn 100 người) cùng nhiều xà lim nhỏ dùng để biệt giam.
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.
Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ
(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.
Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau
(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.
Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng
(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.
Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?
Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.
Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế
(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.
Vui Trung thu cùng cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024"
(NSMT) - Cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024" là hoạt động nằm trong khuôn khổ Đêm hội trăng rằm - San sẻ yêu thương do Văn phòng đại diện Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức vào ngày 15/9 sắp tới tại Công viên Lưu Hữu Phước (TP Cần Thơ).