Hiệp Thiên Cung - Không gian tín ngưỡng dân gian đặc sắc của người Hoa ở Cái Răng
(NSMT) - Nằm bên bờ sông Cần Thơ, giữ vị trí trung tâm nằm giữa hai tiểu vùng Tây - Nam sông Hậu, giao thông cả đường thủy lẫn đường bộ đều thuận lợi nên ở Cái Răng khung cảnh mua bán sầm uất, giao thương phát triển, thu hút cư dân nơi khác đến đây lập nghiệp, trong đó có cộng đồng người Hoa.
Khoảng nửa đầu thế kỷ 19, lưu dân từ Trung Hoa đã đến Cái Răng lập nghiệp, chung sống chan hòa với cư dân bản địa. Đặc tính của người Hoa là rất xem trọng yếu tố tâm linh và tin vào luật nhân quả. Chính vì vậy, đình chùa, miếu mạo luôn xuất hiện ở những nơi có cộng đồng người Hoa sinh sống và tạo thành một không gian văn hóa đặc trưng.
Theo tập quán, cộng đồng người Hoa ở chợ Cái Răng vận động nhau quyên góp tài lực, vật lực, nhân lực để cất một ngôi miếu thờ để thờ Quan Thánh Đế Quân (tức Quan Công) và Thiên Hậu Thánh Mẫu theo tín ngưỡng của hệ phái Hoa Tông.
Đến năm 1856, ngôi miếu được trùng tu, nâng cấp với tên “Miếu Quan Công”. Dù cảnh vật xung quanh có biến thiên theo thời gian nhưng ngôi miếu này vẫn giữ được cái vị trí nền lúc ban đầu và đến lần trùng tu vào năm 1904 nó mới chính thức mang tên Hiệp Thiên Cung như bây giờ.
Hiệp Thiên Cung theo lối kiến trúc đặc trưng Trung Hoa, mô phỏng hình chữ “Quốc” khép kín và vuông góc với nhau. Ở giữa là một khoảng trống được gọi là “giếng trời” để lấy ánh sáng và tạo không gian thoáng đãng.
Chính điện thờ Quan Công, gian bên phải thờ Phúc Đức Chính Thần, gian bên trái thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Tây lang, Đông lang là 2 dãy nhà bên trái, bên phải được xậy dựng làm nơi hội họp và sinh hoạt cộng đồng.
Theo các cụ cao niên, bộ cột chính của Hiệp Thiên Cung được chế tác bằng một loại gỗ quí và mang sang từ đất nước Trung Hoa xa xôi. Mái miếu lợp ngói âm dương, các cây “xiên”, “kèo” đều được chạm trổ rồng, phượng rất công phu. Nổi bật nhất là hình ảnh hai ông Thiện - Ác trấn giữ ngay cổng chính như một thông điệp khuyến khích điều thiện, diệt trừ cái ác.
Hằng năm, tại Hiệp Thiên Cung diễn ra nhiều lễ hội mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng của người Hoa như: Lễ vía bà Thiên Hậu Thánh Mẫu (23 tháng 3 âm lịch), lễ vía “ông” tức Quan Thánh Đế Quân (từ 12 đến 14 tháng 5 âm lịch), lễ Bửu Điện Trùng Quang (10 tháng 11 âm lịch)…
Theo nghi thức, trong lễ hội người ta thường cúng heo quay, bánh bao, ngũ quả, trà rượu… Bên cạnh đó, các đoàn hát Triều Châu (hát Tiều) cũng thường về biểu diễn tạo thêm sự rộn ràng cho không gian lễ hội. Không chỉ cộng đồng người Hoa bản địa mà cư dân các địa phương lân cận, thương hồ chợ nổi… cũng đến đây cầu xin mưa thuận gió hòa, mua may bán đắt, gia đạo bình an.
Theo ông Lâm Quế Thạnh (87 tuổi) - Hội trưởng người Hoa ở Hiệp Thiên Cung, những câu chuyện linh hiển của ngôi miếu này đã được lưu truyền trong dân gian từ bao đời nay.
Ông Thạnh kể: Lần nọ, chợ Cái Răng có xảy ra một trận hỏa hoạn lớn. Với phương tiện chữa cháy thô sơ lúc bấy giờ thì việc dập tắt đám cháy gần như hoàn toàn bất khả thi. Hoảng loạn, cư dân người Hoa chạy đến miếu Quan Công (tên gọi hiện nay là Hiệp Thiên Cung) đốt nhang khấn vái, cầu xin thánh thần cứu nạn.
Trời đang nắng chang chang, bất chợt một đám mây đen kịt xuất hiện ở bầu trời trên mái đình rồi xoáy hình trôn ốc về phía nhà cháy trong sự ngỡ ngàng của những người chứng kiến. Một trận mưa như trút nước diễn ra khiến đám cháy to bị dập tắt hoàn toàn. “Chuyện này xảy ra từ thời xưa, tôi chỉ nghe kể lại” - Ông Thạnh nói.
Theo phong tục người Hoa, trước khi khởi sự một thương vụ, họ thường đến chùa bói quẻ xăm và cầu xin may mắn. Quẻ xăm không thuận thì dù thương vụ “ngon ăn” đến đâu cũng chớ dại mà làm nếu không muốn bị thua lỗ trắng tay, thậm chí vướng vào vòng lao lý. Ngược lại, nếu “quẻ xăm” cho phép thì công việc làm ăn hanh thông, thu lợi nhuận cao cho dù ban đầu thương vụ có vẻ như không thuận lợi.
Ở Hiệp Thiên Cung, có nhiều câu chuyện về sự hiển linh của thần thánh tại nơi này. Nhiều người “cầu được, ước thấy” đã trở lại dâng lễ tạ ơn rất hậu. Chính vì vậy, cộng đồng Hoa kiều ở Chợ Lớn (TP HCM) đã không quản đường xa đến đây cúng bái hằng năm.
Tín ngưỡng được hình thành từ các yếu tố ngẫu nhiên nhưng có tính lặp đi, lặp lại. Bên cạnh những câu chuyện huyền hoặc, khó kiểm chứng thì Hiệp Thiên Cung vẫn là một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách thập phương bằng các giá trị vật thể lẫn phi vật thể của nó.
Chính vì vậy, nơi này đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào ngày 14/4/2017.
Lung linh đêm hội sông Trăng
(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.
Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ
(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.
Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau
(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.
Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng
(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.
Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?
Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.
Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế
(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.