Nếp nhà

Họ mới ly hôn được... hai ngày

Thứ hai, 11/12/2023, 15:57 PM

Một phiên tòa tạm thời được mở ra trước hai con người có lòng kiêu hãnh lớn nhất trái đất. Con cái, mỗi người nuôi một. Nhà có hai cái, mỗi người giữ một.

Sau trận cãi vã, Nga âm thầm làm đơn ly hôn rồi đưa cho Thành: “Ký đi!”. Thành ngỡ ngàng nhìn Nga định phản công thì Nga tiếp: “Là đàn ông thì phải giữ sỹ diện, khi người đàn bà đã chán ghét muốn vứt bỏ thì đừng cố níu kéo”.

Vốn định nói lời xin lỗi, nhưng khi nghe Nga nói thế, Thành bỗng nhiên thay đổi toàn bộ quyết đinh. “Tôi mà phải níu kéo cô ư? Cô nghĩ gì thế!”.

Một phiên tòa tạm thời được mở ra trước hai con người có lòng kiêu hãnh lớn nhất trái đất. Con cái, mỗi người nuôi một. Nhà có hai cái, mỗi người giữ một. Thỏa thuận thế là xong! Có lẽ chưa bao giờ có một thỏa thuân ly hôn dễ dàng đến thế, vì họ sở hữu những thứ có thể “chia đôi”. Hai con gái sinh đôi, mỗi người nuôi một, chẳng phải rất tiện đó sao?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Phiên tòa cuối cùng, hai cô con gái nhìn nhau ngơ ngác. “Thế chị có sang nhà em chơi nữa không?”. “Chị không biết bố có cho không”. “Hay là chị tự đạp xe sang”. “Hay là em sang nhà chị”… Những câu nói lưu luyến, trao đổi bị ngắt quãng khi bố mẹ chúng ra kéo tay mỗi đứa về một ngả.

“Anh đừng nghĩ tôi vì con mà không dám bỏ anh nhé, cứ chờ xem”. Nga thầm nghĩ khi dắt tay đứa con của mình đi về phía nhà của cô, đứa con sinh đôi còn lại đi theo Thành nhưng cứ ngoái lại nhìn em và mẹ. Nó thấy mẹ đi thẳng không thèm nhìn nó một lần. Nó khóc. Thành mắng: “Bây giờ con không liên quan gì đến người mẹ ấy nữa, đừng có tiếc nuối làm gì”. Con bé chẳng hiểu lắm với từ “không liên quan” mà bố nó vừa nói. Nó chỉ thấy nhớ mẹ, nhớ em.

Hôm sau, con bé dậy rõ sớm. Thành bảo: “Ngủ thêm đi con”. Nó trả lời bố: “Con háo hức đi học để được gặp em”. Tim Thành nhói đau. Hai cô bé sinh đôi, học chung một lớp, mặc chung một kiểu áo váy, tết tóc cũng cùng kiểu, thậm chí lúc ốm chúng cũng ốm cùng nhau… Đêm chúng ngủ với nhau, thì thầm, trò chuyện. Giờ chúng lại phải chờ đợi để được gặp nhau ở lớp.

Buổi chiều khi đón con, Thành đứng một góc, Nga đứng một góc chờ hai đứa con tan học. Khi bọn trẻ đi ra, chúng cứ nắm tay nhau mãi không chịu buông. “Bố, mẹ, cho con chơi với em một lúc nữa ở sân trường, được không?”. “Không, về thôi”. Thành dứt khoát, Nga cũng dứt khoát: “Về thôi”. Hai đứa trẻ vẫy tay tạm biệt nhau: “Mai gặp lại chị nhé”.

 Nhưng hôm sau, cô chị bị ốm không thể đến trường. Thấy con ốm, Thành đoán ngay đứa ở cùng với Nga cũng ốm. Nghỉ việc ở nhà trông con, nhìn con thiêm thiếp mệt mỏi trên giường, tay vẫn giữ chặt con hạc giấy mà hôm qua ở lớp em nó gấp tặng. Thành khóc. Là đàn ông, không thể bị mất sỹ diện với đàn bà, nước mắt này là nước mắt của riêng Thành, Nga sẽ không bao giờ nhìn thấy. Thành nhớ đứa bé, thương đứa lớn, nhưng vì lòng kiêu hãnh đành phải chôn thật chặt trong lòng. “Cô thấy bình thường với cách này ư? Thậm chí cô còn chẳng buồn hôn con bé khi chia tay nó”. Thành thầm trách Nga. Nỗi xót xa cứ thế trào lên cùng dòng nước mắt.

“Bố, con nghĩ em cũng ốm như con, bố chở con sang nhà mẹ đi”. “Ừ, để bố đưa con sang”. Thành cõng con đi nửa vòng bờ hồ là tới nhà vợ. Chỉ có con bé với bà ở nhà. Nhìn thấy em, cô chị nhảy từ lưng bố xuống đất chạy vào. Chúng ốm, nhưng chúng vui vẻ, hạnh phúc khi có nhau.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thành quẳng cái ba lô của con vào tủ rồi định đi làm. Chiếc váy ngủ mầu xanh đập vào mắt anh. Đó là chiếc váy ngủ đầu tiên Thành mua tặng Nga cách đây đã mười năm, cô vẫn giữ nó như còn mới. “Hình như 10 năm rồi mình chưa từng tặng quà cho cô ấy”. Thành nghĩ, cảm thấy mình thật vô tâm.

“Nga đi làm rồi hả bà?”. Thành hỏi mẹ vợ. “Đâu, nó chạy sang bên nhà con đấy, vì biết thế nào con bé cũng ốm”. “Thế để con về mở cửa”. Thành bước thật nhanh bên bờ hồ, nơi cả nhà bốn người thường đi dạo, ăn kem vào những ngày nghỉ. Anh chạy về nhà.

Nga đứng trong nhà, ngay trước cái móc treo đồ của Thành. Trên tay cô là cái khăn len cô đã mua cho anh từ bốn năm trước, cũ kỹ, sờn bạc. “Anh ấy vẫn dùng nó ư? Tưởng ghét mình thì sẽ vứt hết đi chứ”. Thấy bóng Thành, Nga vội vã treo cái khăn lên vị trí cũ.

Họ đứng nhìn nhau, một người ở trong, một người ở ngoài, cách nhau vài viên đá hoa dưới chân. “Nga…”. Thành chỉ nói được có thế. Anh bước nhanh vào trong, dang tay ôm lấy người đàn bà kiêu hãnh của mình. Nước mắt Nga không ngừng rơi trên vai anh. Họ mới ly hôn được hai ngày.

Mai Hằng  
Nghĩa vợ chồng

Nghĩa vợ chồng

(NSMT) - Cô Thủy trẻ hơn rất nhiều so với tuổi 70, da dẻ hồng hào, tươi tắn. Chú Thành - chồng cô Thủy, trạc tuổi vợ, nhìn cũng rất phong độ, khỏe mạnh. Cô Thủy tiết lộ bí quyết, nhờ giữ tinh thần luôn thoải mái kết hợp luyện tập thể thao nên cô chú lúc nào cũng vui vẻ, gia đình yên ấm. Các con cô Thủy đều có công việc ổn định, hiếu thảo, góp phần vun đắp hạnh phúc cha mẹ thêm vẹn tròn.

Cố níu hôn nhân: Sống vì con cái hay sĩ diện của chính mình?

Cố níu hôn nhân: Sống vì con cái hay sĩ diện của chính mình?

Ly hôn là một quyết định khó khăn đặc biệt khi có con. Nhiều cặp vợ chồng đã chán ngấy nhau nhưng vẫn cố ở lại vì con mà không biết hậu quả nặng nề đến mức nào.

Hãy thay bố chăm sóc mẹ khi bố đi xa

Hãy thay bố chăm sóc mẹ khi bố đi xa

(NSMT) - Câu nói cuối cùng của người cha trước khi rời bỏ thế giới khiến chị nhớ mãi. Cha chị vẫn như thế, lo lắng và chu toàn mọi điều đến tận giây phút cuối đời.

Bước qua đổ vỡ

Bước qua đổ vỡ

Khi lập gia đình, ai chẳng mong muốn có được hạnh phúc vững bền. Thế nhưng, vì nhiều yếu tố, không ít chị em phụ nữ phải dừng cuộc hôn nhân, chọn sống đơn thân. Bằng nghị lực, sự tự tin và tình yêu thương con, các chị đã vượt qua nghịch cảnh, xây dựng cuộc sống mới tốt hơn cho mình.

Cha yêu con bằng tình yêu của một người điên

Cha yêu con bằng tình yêu của một người điên

Một người cha không trọn vẹn, không ít lần những lúc điên dại sẵn sàng cầm roi đánh con không xót nhưng khi tâm hồn đó bình yên lại xót xa, chăm bẵm trong tâm thức của một người làm cha. Tình thương đó dù "khuyết tật" nhưng lớn lao, vĩ đại.

Cha cầu mong người đàn ông đó sẽ yêu thương con hơn cha

Cha cầu mong người đàn ông đó sẽ yêu thương con hơn cha

Ngày con rời vòng tay cha mẹ để sánh bước bên người khác, cha lặng lẽ giấu đi những giọt nước mắt trước vẻ bề ngoài cố tỏ ra mạnh mẽ để cầu mong người đàn ông đó sẽ yêu thương con hơn cha đã từng yêu con.

Thiêng liêng khoảnh khắc con gái chào đời

Thiêng liêng khoảnh khắc con gái chào đời

Khoảnh khắc con đến thế gian với niềm hy vọng của cha, tình yêu thương của mẹ khiến những người làm cha, làm mẹ nhớ mãi. Những rung cảm thiêng liêng đó đã được nhiều người cha gửi gắm thông qua cuộc thi viết "Cha và con gái".