Nếp nhà

“Học sinh ngoan, chăm chỉ hơn sau bài viết về cha”

Thứ ba, 16/07/2024, 09:07 AM

Đó là những chia sẻ của cô Đoàn Thị Huỳnh Hạnh - giáo viên chủ nhiệm lớp 5 trường TiH, THCS và THPT TESLA - đơn vị vừa đoạt giải cuộc thi viết “Cha và con gái”.

Gần 1000 bài dự thi gửi về cuộc thi “Cha và con gái” đều là những tâm sự ấm áp, chan chứa tình cảm.

Đó là những hồi ức đẹp về người cha là nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Thuận của PGS.TS Lưu Khánh Thơ (Tác phẩm đoạt giải nhất “Cha tôi và những kỷ niệm sống mãi cùng thời gian”). Đó là một tình yêu theo cách rất riêng của chị Đỗ Thị Vân đến từ Thanh Hoá (Tác phẩm đoạt giải Nhì “Ký ức”)… Hay những tình cảm non nớt nhưng chân thành, ấm áp của các em học sinh lớp 5 trường TiH, THCS và THPT TESLA 171B, Hoàng Hoa Thám, P13, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Cô Đoàn Thị Huỳnh Hạnh - giáo viên chủ nhiệm lớp 5 trường TiH, THCS và THPT TESLA (thứ 2 từ phải sang) nhận giải Tập thể của cuộc thi viết 'Cha và con gái'.

Cô Đoàn Thị Huỳnh Hạnh - giáo viên chủ nhiệm lớp 5 trường TiH, THCS và THPT TESLA (thứ 2 từ phải sang) nhận giải Tập thể của cuộc thi viết "Cha và con gái".

Vượt quãng đường dài từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội để có mặt trong Lễ trao giải cuộc thi viết “Cha và con gái”, cô Đoàn Thị Huỳnh Hạnh - giáo viên chủ nhiệm lớp 5 trường TiH, THCS và THPT TESLA - đơn vị đoạt giải cho biết, cô muốn có mặt ở đây để cho học sinh của mình thấy, bài viết của các con gửi đến cuộc thi “Cha và con gái” đã được công nhận. Từ đó khuyến khích các con dám nghĩ, dám làm và đã làm thì thật chỉn chu.

Chia sẻ lý do phát động viết bài dự thi gửi đến “Cha và con gái”, cô Huỳnh Hạnh tâm sự, khi biết đến cuộc thi cô đã nghĩ ngay đến học sinh của mình.

“Giới trẻ ngày này thường ngại bày tỏ cảm xúc, tình cảm với gia đình. Nếu là mẹ, con gái có thể gần gũi và thoải mái chia sẻ nhưng với cha thì không phải lúc nào cũng có thể thổ lộ tâm tư.

Nhất là các em học sinh của tôi còn nhỏ tuổi, lại học trường Quốc tế nên khả năng diễn đạt bằng tiếng Việt rất hạn chế.

Vì vậy, tôi đã chia sẻ cuộc thi “Cha và con gái” cho học sinh của mình, động viên, khích lệ các em có thể viết thư để bày tỏ tình yêu với cha một cách chân thật nhất” - cô Huỳnh Hạnh tâm sự.

Cô Đoàn Thị Huỳnh Hạnh và các em học sinh lớp 5 trường TiH, THCS và THPT TESLA.

Cô Đoàn Thị Huỳnh Hạnh và các em học sinh lớp 5 trường TiH, THCS và THPT TESLA.

20211017100135-12unnamed-68d7e9-1719572786258261427374

Sau khi đọc bài viết của các em về cha, cô Huỳnh Hạnh cho biết bản thân cô cũng bất ngờ trước những tâm sự ấy.

Như trường hợp em Nguyễn Thiện Nhân, theo cô, thường ngày em sống nội tâm, rất ít nói và thể hiện tình cảm nhưng bài viết dự thi “Cha và con gái” Thiện Nhân khá dài, chia sẻ nhiều câu chuyện, tâm sự về cha rất tình cảm.

“Em rất nhiều bố, với em, bố là người anh hùng hào kiệt nhất, một “superman” ngoài đời thật” - trích bài viết của em Nguyễn Thiện Nhân gửi đến cuộc thi “Cha và con gái”.

Hay bài viết bằng song ngữ tiếng Anh và tiếng Việt của Calina Bui. Cô Huỳnh Hạnh chia sẻ, Calina Bui lớn lên ở nước ngoài. Năm lớp 4, em mới về Việt Nam và bắt đầu học tiếng Việt nhưng cô vẫn động viên em viết về cha bằng tiếng Anh sau đó lên Google dịch để chuyển sang tiếng Việt như một lần tâm sự và được thể hiện cảm xúc bằng ngôn ngữ quê hương.

Sau bài viết gửi cuộc thi 'Cha và con gái', nhiều em học sinh đã ngoan, biết giúp đỡ bố mẹ hơn.

Sau bài viết gửi cuộc thi "Cha và con gái", nhiều em học sinh đã ngoan, biết giúp đỡ bố mẹ hơn.

“Tất cả bài viết của các em được tôi giữ lại và gửi cho phụ huynh vào ngày Tổng kết cuối năm học vừa rồi. Không ít phụ huynh rơi nước mắt khi lần đầu tiên được đọc những dòng tâm sự của con gái mình. Nhiều phụ huynh đã gửi lời cảm ơn tôi và cuộc thi đã tạo ra cơ hội cho các con viết và chia sẻ, từ đó hiểu thêm những tâm tư, tình cảm của con”.

Cũng theo cô Huỳnh Hạnh, sau bài viết về cha, nhiều phụ huynh phản hồi lại với cô các con dường như ngoan hơn, chăm chỉ thể hiện tình cảm với cha mẹ, đôi khi chỉ đơn giản là nghe lời, giúp cha mẹ công việc nhà… đối với các em học sinh lớp 5 thì đó là sự thay đổi khá lớn.

Dù cuộc thi đã kết thúc nhưng những cảm xúc đã được viết thành lời, dư âm ấm áp sẽ còn mãi và tình cảm cha con vẫn được trải dài theo năm tháng.

Thanh Hiền  
“Tay hòm chìa khóa” giỏi giang...

“Tay hòm chìa khóa” giỏi giang...

Sau khi kết hôn, nhiều chị em không chỉ thực hiện tốt vai trò làm vợ, làm mẹ, mà còn giữ vị trí rất quan trọng trong quản lý chi tiêu của cả nhà. Có công việc, thu nhập ổn định cùng với sự vén khéo, giỏi tính toán, các chị cùng người thân tích lũy, tạo dựng nền tảng kinh tế, chủ động nâng cao chất lượng cuộc sống.

Sự thật về đàn ông độc thân tuổi 40

Sự thật về đàn ông độc thân tuổi 40

Đàn ông 30 tuổi chưa lấy vợ không còn là chuyện hiếm, nhưng nếu đàn ông 40 tuổi chưa lấy vợ thì sẽ khó tránh khỏi việc khiến người khác đặt dấu hỏi.

Thấu hiểu và chia sẻ

Thấu hiểu và chia sẻ

Trong cuộc sống hôn nhân, không đơn giản là việc lấy người mình yêu và phải chấp nhận mọi thứ thuộc về người ấy, từ tính cách đến thói quen sinh hoạt, hoàn cảnh gia đình. Cùng với đó là muôn vàn khó khăn, thử thách trong cuộc sống, những thời điểm công việc gặp trắc trở, sức khỏe suy yếu… Tất cả đòi hỏi người trong cuộc cần khéo léo chọn cách đối diện, giải quyết dung hòa bằng sự thấu hiểu, sẻ chia để gìn giữ hạnh phúc.

Người trẻ đang mất dần hạnh phúc

Người trẻ đang mất dần hạnh phúc

Các nhà nghiên cứu ngày càng đồng ý rằng việc hạn chế thời gian sử dụng màn hình không phải là giải pháp chữa bách bệnh cho sự bất hạnh và người trẻ không trở nên cô đơn hơn vì Instagram hay TikTok.

Sống đẹp tuổi về chiều

Sống đẹp tuổi về chiều

(NSMT) - Nhiều người cao tuổi hoặc sau khi nghỉ hưu chọn lối sống vui vẻ, năng nổ, quan tâm cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất. Thông qua việc nêu gương sáng, tích cực hoạt động xã hội, nhiều người đã nỗ lực hoàn thiện bức tranh của đời mình thật sinh động, ý nghĩa.

Bước qua gian khó

Bước qua gian khó

(NSMT) - Trong cuộc sống, không phải ai cũng may mắn, lúc nào mọi việc cũng suôn sẻ, thuận lợi. Có những thời điểm công việc gặp trắc trở, hoặc bệnh tật, hoặc đổ vỡ hạnh phúc… Người trong cuộc cần mạnh mẽ đứng dậy, tìm cách sắp xếp, tái tạo năng lượng tích cực, tạo dựng hướng đi mới cho mình.

Cho tròn chữ hiếu...

Cho tròn chữ hiếu...

Khi tuổi cao sức yếu là lúc cha mẹ cần sự cận kề, gần gũi của con cái hơn bao giờ hết. Tùy hoàn cảnh, điều kiện kinh tế mà mỗi người có cách quan tâm, chăm sóc, báo hiếu cha mẹ, trọn đạo làm con…