Hội đồng Dân tộc Quốc hội họp Phiên toàn thể lần thứ 6 tại Cần Thơ
(NSMT) - Ngày 3/4, tại TP. Cần Thơ, Hội đồng Dân tộc đã tổ chức đã tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 6 để thảo luận, góp ý đối với một số nội dung liên quan đến nhiệm vụ công tác của Hội đồng Dân tộc.
Đến dự và chỉ đạo Phiên họp có ông Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm chủ trì Phiên họp, cùng dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Bí thư Thành ủy Cần Thơ - Lê Quang Mạnh; Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Sóc Trăng - Lâm Văn Mẫn; Phó Chủ nhiệm, các Ủy viên Thường trực và ủy viên chuyên trách Hội đồng Dân tộc, đại diện Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bộ Công an, Bộ đội Biên phòng, đại diện lãnh đạo TP. Cần Thơ.

Quang cảnh phiên họp toàn thể của Hội đồng Dân tộc tại TP. Cần Thơ.

Ông Trần Thanh Mẫn - Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội dự Phiên họp toàn thể của Hội đồng Dân tộc tại TP. Cần Thơ.

Ông Trần Thanh Mẫn - Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp toàn thể của Hội đồng Dân tộc tại TP. Cần Thơ.

Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc phát biểu tại Phiên họp toàn thể của Hội đồng Dân tộc tại TP. Cần Thơ.

Ông Lê Quang Mạnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Bí thư Thành ủy Cần Thơ phát biểu tại Phiên họp toàn thể của Hội đồng Dân tộc tại TP. Cần Thơ.
Tại Phiên họp toàn thể lần thứ 6 của Hội đồng Dân tộc, đại diện các cơ quan chức năng đã báo cáo kết quả thực hiện chính sách dân tộc năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023; kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; trao đổi thông tin về tình hình an ninh, trật tự vùng Tây Nam bộ và công tác bảo vệ biên giới, tình hình an ninh quốc phòng vùng Tây Nam bộ; Báo cáo kết quả triển khai về giám sát tối cao của Quốc hội về 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; Báo cáo kết quả giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác dân tộc năm 2022, trao đổi tình hình phát tiển kinh tế, xã hội và việc thực hiện chính sách dân tộc và công tác giám sát. Đồng thời, các đại biểu cũng đã tham gia trao đổi, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, việc thực hiện chính sách dân tộc và công tác giám sát.
Phát biểu khai mạc Phiên họp, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc - Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, thời gian qua, Hội đồng Dân tộc đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, khẩn trương tập trung, triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác theo kế hoạch quý I và cả năm 2023, đặc biệt là các nội dung chuẩn bị cho kỳ họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Kỳ họp thứ 5 sắp tới. Công tác chỉ đạo, điều hành của Thường trực Hội đồng Dân tộc tiếp tục được chú trọng, gắn với triển khai các giải pháp trong Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Dân tộc. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc nhấn mạnh: Phiên họp thứ 6 của Hội đồng Dân tộc được tổ chức tại thành phố Cần Thơ, là trung tâm phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long theo tinh thần Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị, cũng là địa phương có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, với nhiều nội dung quan trọng cần được các đại biểu xem xét, cho ý kiến, trong đó, một số nội dung liên quan trực tiếp đến vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khẳng định đây là các nội dung hết sức quan trọng để phục vụ cho Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV và hoàn thành nhiệm vụ công tác của Hội đồng Dân tộc từ nay đến hết năm 2023, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận thẳng thắn, có trách nhiệm, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và đi đúng trọng tâm, trọng điểm đối với các nội dung liên quan.
Phát biểu chỉ đạo Phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội - Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, đề ra và triển khai nhiều chủ trương, chính sách dân tộc, góp phần tạo sự ổn định, phát triển, nâng cao mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc. Thể hiện rõ nét là Chương trình của Chính phủ và triển khai giám sát giữa kỳ của Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14, ngày 18-11-2019 của Quốc hội “Phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” và Nghị quyết số 120/2020/QH14, ngày 19.6.2020, của Quốc hội “Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành các Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh các vùng trong cả nước, trong đó có đề cập yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy trong phần thảo luận, đề nghị đại biểu tập trung làm rõ kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong năm 2022 và quý I.2023, việc gì đã làm, việc gì đang làm, việc gì chưa làm và lý do vì sao?
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh “Hội đồng Dân tộc có chức năng cùng với Quốc hội lập hiến, lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Việc giám sát của chúng ta được xã hội và nhân dân tin tưởng, được đồng bào các dân tộc gửi gắm niềm tin. Hội nghị cần nói thẳng, nói thật để có sự đánh giá đúng việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, quan tâm đến đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, chú trọng đánh giá về tình hình an ninh, trật tự, bảo vệ biên giới, an ninh quốc phòng vùng Tây Nam bộ, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống; đảm bảo cho vùng Tây Nam Bộ chủ động đối phó với các tình huống trở ngại, khó khăn, chủ động động đối phó với các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo, dân tộc để chống phá chúng ta. Trên cơ sở đó, hội nghị thảo luận, xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung trong năm 2023, nghiên cứu những kiến nghị chính sách thật cụ thể, rút ra những vấn đề cần báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, những vấn đề mới nhất, nóng nhất liên quan đến chính sách dân tộc”.
Trước Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị Hội đồng Dân tộc quan tâm đến các vấn đề: Về thẩm tra, tham gia thẩm tra các dự án Luật, theo dự kiến Chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ thông qua 6 dự án luật gồm các luật: Bảo vệ người tiêu dùng; Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật giá (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự; Luật giao dịch điện tử; Luật Đấu thầu (sửa đổi) và trình Quốc hội cho ý kiến 6 dự án luật và 1 Nghị quyết. Tại Phiên họp này, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội yêu cầu các đại biểu cho ý kiến các dự án luật cần tập trung đi thẳng vào các vấn đề thực tiễn đặt ra, tính đặc thù của đồng bào dân tộc thiểu số trong hai hội thảo chuyên đề về Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Hợp tác xã (sửa đổi), tham gia thẩm tra, góp ý, cùng xây dựng hoàn thiện dự thảo luật có chất lượng, thực chất để trình ra Quốc hội.
Về việc triển khai giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” của Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho rằng, phạm vi giám sát chuyên đề lần này rất rộng, liên quan nhiều đối tượng, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền núi, hộ nghèo, khó khăn trên cả nước, đề nghị đại biểu tập trung thảo luận làm rõ kết quả hoạt động của Đoàn giám sát, tình hình xây dựng, hoàn thiện báo cáo của Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương. Qua đó, xác định những tồn tại, hạn chế, vướng mắc, khó khăn ở giai đoạn hiện nay và thảo luận các biện pháp đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ.
Về Báo cáo kết quả giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác dân tộc năm 2022 theo Nghị quyết số 560/NQ-UBTVQH15 ngày 22.7.2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị Thường trực Hội đồng Dân tộc báo cáo đầy đủ để các đại biểu nghiên cứu, tham gia ý kiến về việc triển khai hoạt động giám sát, kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất, nhất là kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan, cá nhân có liên quan.
Phát biểu bế mạc Phiên họp, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc - Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, sau thời gian làm việc khẩn trương và nghiêm túc, Phiên họp toàn thể lần thứ 6 của Hội đồng Dân tộc khóa XV đã hoàn thành tốt các nội dung đề ra. Tại phiên họp này, Hội đồng Dân tộc đã tập trung thực hiện các nội dung quan trọng, cơ bản ghi nhận nhiều nỗ lực của Chính phủ, Ủy ban Dân tộc trong thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc nói chung và cụ thể đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Phiên họp cũng đã thẳng thắn xác định, thảo luận, làm rõ được những khó khăn, tồn tại, hạn chế về cơ chế, chính sách, cách thức triển khai các nhiệm vụ, chủ yếu tập trung vào các vấn đề về giao vốn, văn bản hướng dẫn ban hành chậm, nội dung chưa rõ ràng; các vấn đề về tổ chức bộ máy, nguồn lực, con người.
Tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội - Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc - Y Thanh Hà Niê Kđăm đề nghị Hội đồng Dân tộc, Thường trực Hội đồng Dân tộc tiếp tục nỗ lực, quyết tâm triển khai thực hiện, hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra. Đề nghị Vụ Dân tộc tiếp thu đầy đủ ý kiến của các Đại biểu tại Phiên họp hôm nay, xây dựng Thông báo Kết luận để triển khai thực hiện tại Hội đồng Dân tộc.
Cà Mau: Công bố các quyết định về sắp xếp bộ máy và công tác cán bộ
(NSMT) - Ngày 24/2, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị công bố các quyết định về sắp xếp bộ máy và công tác cán bộ.
Cần Thơ: Hơn 200 người tham gia Ngày hội hiến máu tình nguyện năm 2025
(NSMT) - Sáng 23/2, UBND phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ phối hợp Đoàn thanh niên Báo Giao thông tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện năm 2025 với chủ đề "Giọt hồng cho đi - Trao đời sự sống". Chương trình có hơn 200 người là đoàn viên thanh niên, người dân, cán bộ, công chức, viên chức đăng ký tham gia sàng lọc hiến máu.
Cà Mau: Những ký ức đẹp cùng Trung tâm Văn hóa, Truyền thông và Thể thao huyện Thới Bình
(NSMT) - Gần 5 năm hoạt động, Trung tâm Văn hóa, Truyền thông và Thể thao huyện Thới Bình đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, thực hiện nhiệm vụ phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và truyền thông địa phương. Đến hôm nay, nơi đây chỉ còn là những ký ức đẹp, in đậm dấu ấn của một hành trình cống hiến hết mình.
Hơn 2.000 người tham gia chương trình Ngành y tế Cần Thơ - Đi bộ hướng về bệnh nhân nghèo
(NSMT) - Ngày 22/2, Sở Y tế TP. Cần Thơ đã tổ chức chương trình Đi bộ “Ngành Y tế Cần Thơ - 70 năm làm theo lời Bác”, “Đi bộ hướng về bệnh nhân nghèo” năm 2025. Đây là hoạt động được tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2025).
Công an tỉnh Sóc Trăng: 30 cán bộ lãnh đạo, chỉ huy nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí, nghỉ hưu trước tuổi
Ngày 21/02, Công an tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ công bố quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về công tác cán bộ. Đại tá Trần Văn Dương, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì buổi lễ. Tham dự buổi lễ có ông Trần Văn Lâu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo Công an tỉnh và 30 cán bộ là lãnh đạo, chỉ huy nhận quyết định nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí, nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng.
Cần Thơ công bố 6 Giám đốc Sở mới sau hợp nhất
(NSMT) – Chiều 20/2, UBND TP. Cần Thơ tổ chức Hội nghị Triển khai nghị quyết của HĐND TP. Cần Thơ về việc quyết định thành lập, tổ chức lại, duy trì các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Cần Thơ và Công bố các quyết định của Chủ tịch UBND TP về công tác cán bộ.
Hội đồng Nhân dân TP Cần Thơ quyết nghị vấn đề cấp bách về tinh gọn tổ chức, bộ máy
(NSMT) - Sáng 20/2, HĐND TP. Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề).