Chùa Xiêm Cán - Một trong những ngôi chùa Khmer lộng lẫy nhất Nam bộ
(NSMT) - Chùa Xiêm Cán tọa lạc tại xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, được xem là ngôi chùa cổ kính và lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Tây Nam Bộ. Với những đường nét hoa văn tinh xảo, kiến trúc độc đáo, chùa có tuổi đời hơn một thế kỷ vẫn uy nghi tồn tại và đón hàng ngàn du khách thập phương đến đây tham quan, chiêm bái.
Chùa được xây dựng vào năm 1887, có diện tích khoảng 5ha. Lúc đầu chùa Xiêm Cán có tên tiếng Khmer là Komphisako, thể hiện sự uyên bác và sâu xa của trí tuệ Phật pháp. Cái tên Xiêm Cán của Chùa xuất phát từ tiếng Tiều (tiếng của người gốc Triều Châu, Trung Quốc, hiện đang sinh sống nhiều ở Bạc Liêu) có nghĩa là "giáp nước" bởi địa hình vùng đất này trước đây bên cạnh bãi bồi ven biển.

Ảnh Hữu Thọ: Chùa Xiêm Cán thu hút nhiều khách thập phương đến tham quan và chiêm bái
Quần thể kiến trúc chùa Xiêm Cán gồm nhiều hạng mục quay mặt về hướng Đông, được xây dựng theo trường phái Phật giáo Nam Tông đặc trưng nhưng mang đậm dấu ấn kiến trúc Angkor-Campuchia. Nổi bật nhất chính là Chánh điện của chùa; Tòa chánh điện được xây theo dạng hình chữ nhật, mặt chính quay về hướng Đông, lối vào chánh điện với 18 bậc thang để đi lên, phía trên là bức phù điêu đắp nổi hình Phật Thích Ca sống động và rực rỡ.

Ảnh sưu tầm: Cổng chùa Xiêm Cán
Trên vách, trần, cột của chánh điện đều được trang trí phù điêu bích họa cầu kỳ, công phu, nhiều màu sắc. Nổi bật các bích họa cỡ lớn kể về cuộc đời đức Phật từ lúc mới sinh ra, cho đến quá trình tu hành đạt thành chánh quả.
Tọa lạc trên nền gạch cao 1,5m vẻ đẹp bên trong chánh điện mang một màu sắc rực rỡ, nổi bật và trang nghiêm, với nhiều cột bê tông tròn được điêu khắc tinh sảo tạo sự vững chắc cho tòa nhà.
Điểm khác biệt của chùa Xiêm Cán chính là sự tinh tế, tỉ mỉ trong từng họa tiết, dù là vách tường, mái nhà và trụ cột,…tất cả đều được trang trí công phu, nhiều màu sắc. Bên cạnh đó, chùa có đến hơn 100 pho tượng là hóa thân của đức Phật Thích Ca,một bia đá được tạc bằng chữ Khmer Cổ và một quả chuông đồng có từ năm 1887. Các công trình này cách nhau cả trăm mét, xen giữa là những khoảng sân cùng những hàng cây xanh mát, không gian toát lên vẻ thanh tĩnh và trang nghiêm.

Ảnh sưu tầm: Chánh điện Chùa Xiêm Cán
Không chỉ là ngôi chùa nổi tiếng với phong cách nghệ thuật lẫn kiến trúc độc đáo, chùa Xiêm Cán còn được biết đến là nơi lưu giữ và hình thành nên nhiều nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc người Khmer. Với bà con Khmer, chùa là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, bảo tồn bản sắc dân tộc, thờ phụng hài cốt ông bà quá cố… Do đó mà họ sẵn sàng đem hết công sức, của cải để xây dựng, tu bổ chùa. Đây cũng chính là lý do vì sao mà ngôi chùa ngày càng lộng lẫy, hoàn hảo. Điều đặc biệt hơn, đây còn là nơi lưu giữ bộ sách Khmer cổ được viết trên lá Buông dày đến 70 trang với tuổi đời trên 100 năm.
Với những giá trị lịch sử đó Chùa Xiêm Cán đã được UBND tỉnh Bạc Liêu công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Tỉnh vào ngày 07 tháng 11 năm 2001. Không chỉ là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Bạc Liêu, Chùa Xiêm Cán là một công trình kiến trúc nổi bật, mang vẻ đẹp biểu trưng cho Văn hóa tâm linh của cộng đồng dân tộc Khmer, là điểm đến nổi tiếng ở ĐBSCL.

Ảnh sưu tầm: Vẻ đẹp lộng lẫy Chùa Xiêm Cán
Đến với chùa Xiêm Cán không chỉ được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc công phu, tận hưởng không khí yên tĩnh, thanh bình mà còn được nghe dàn nhạc Ngũ âm - nhạc dân tộc của đồng bào Khmer, đội khỉ- ngựa (diễu hành trong các ngày lễ lớn)... hiểu hơn về văn hóa tín ngưỡng, đời sống của dân tộc Khmer vùng đồng bằng Nam Bộ.
Vì sao du khách miền Tây thích đi núi Bà Đen?
Được mệnh danh là "nóc nhà Nam Bộ", núi Bà Đen được xem là điểm hội tụ linh khí đất trời, thế nên hàng năm, từ tháng Giêng cho đến tháng 3, rất nhiều du khách từ các tỉnh miền Tây Nam bộ đổ về đây tham quan, dâng lễ.
Du khách miền Tây ‘rục rịch’ lên kế hoạch đi Tây Bắc ngắm hoa ban
Tháng 3 là thời điểm hoa ban - biểu tượng cho vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng bắc đầu nở rộ.
Mỹ Quỳnh Safari – Thế giới hoang dã giữa đồng bằng
Từ một chi tiết rất nhỏ liên quan đến tuổi thơ của cô con gái, ông Ngô Trí Dũng, Chủ tịch Hội đồng Công ty Cổ phần vườn thú Mỹ Quỳnh (Mỹ Quỳnh Safari) đã biến vùng đầm lầy đầy phèn chua ở xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, thành một 'thế giới hoang dã' giữa đồng bằng.
Thắt chặt quản lý hoạt động du lịch tại Chợ nổi Cái Răng nhằm đảm bảo an toàn và trật tự
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ vừa gửi văn bản đề nghị UBND quận Cái Răng chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc quận, tiến hành kiểm tra, xác minh, nhắc nhở, chấn chỉnh các hoạt động du lịch đối với các ghe, tàu, bè đang hoạt động tại khu vực chợ nổi Cái Răng trong việc tuân thủ các quy định pháp luật hoạt động kinh doanh.
Festival Nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025: Nâng tầm quan trọng của muối trong đời sống mỗi gia đình
(NSMT) - Festival Nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025 là dịp đặc biệt để tôn vinh và giới thiệu giá trị của muối trong các lĩnh vực như du lịch, y tế và ẩm thực. Sự kiện này không chỉ khẳng định vai trò thiết yếu của muối mà còn góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nó trong đời sống hàng ngày của mỗi gia đình.
Phú Quốc là điểm đến có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á
Mới đây, chuyên trang du lịch nổi tiếng Travel Off Path (Mỹ) đã công bố danh sách 5 điểm đến có sự phát triển du lịch nhanh nhất tại Đông Nam Á và đứng đầu danh sách này chính là đảo Phú Quốc. Các địa danh khác có mặt trong danh sách bao gồm Phuket và Bangkok (Thái Lan), Singapore (Singapore), cùng với Kuala Lumpur (Malaysia).
Tàu AIDAstella đưa hơn 2.000 du khách vào Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc
Sáng ngày 14/2, tàu AIDAstella (Italy) có trọng tải hơn 71.300 tấn đã đến cảng hành khách quốc tế Phú Quốc. Đây là chuyến tàu đưa du khách quốc tế đầu tiên đến Phú Quốc trong năm nay bằng đường biển. Trên tàu có 620 thủy thủ đoàn và 2.130 du khách đến từ các nước châu Âu.