"Kẻ thù" thầm lặng đe doạ mẹ bầu suốt thai kỳ
Nhiều mẹ bầu có thói quen đi dép cao gót khi đang mang thai. Tuy nhiên, đây lại là một việc làm mang lại những rủi ro nhất định cho cả hai mẹ con.
Bà bầu đi giày cao gót được không?
Mang thai là một giai đoạn tuyệt vời nhưng cũng đầy thử thách đối với các chị em phụ nữ. Cơ thể thay đổi, chân tay sưng phù, việc lựa chọn trang phục và giày dép cũng trở nên khó khăn hơn.
TS.BS Phan Chí Thành – Bệnh viện Phụ sản Trung ương chia sẻ, dép cao gót vốn là biểu tượng của sự nữ tính và quyến rũ nhưng cũng có thể trở thành "kẻ thù" thầm lặng trong giai đoạn thai kỳ.
Đi dép cao gót không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn đem lại cho mẹ bầu nhiều rủi ro nghiêm trọng khác.
Theo vị bác sĩ, khi trọng tâm cơ thể thay đổi, việc giữ thăng bằng trên những đôi giày cao lênh khênh trở nên khó khăn hơn, tăng nguy cơ té ngã và chấn thương. Hơn nữa, hormone thai kỳ khiến các khớp trở nên lỏng lẻo, làm tăng nguy cơ bong gân hoặc trật khớp khi mang giày cao gót.
Ngoài ra, việc sử dụng giày cao gót trong giai đoạn mang thai còn có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của mẹ và bé. Tư thế không tự nhiên khi mang giày cao gót tạo áp lực lên cột sống dẫn đến đau lưng, mạch máu không lưu thông được dẫn tới phù nề.
Những rủi ro khi mẹ bầu mang giày cao gót
- Mất thăng bằng: Khi mang thai, cân nặng tăng và hormone thay đổi, mẹ bầu thường gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng cho cơ thể. Việc đi giày cao gót sẽ càng làm giảm sức mạnh ở cổ chân, dẫn đến những rủi ro không mong muốn như té ngã, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
- Sưng phù chân: Đây là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở các mẹ bầu khi mang thai. Việc sử dụng giày cao gót thường xuyên sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng này, đặc biệt trong những tháng cuối của thai kỳ.
- Co rút cơ bắp chân: Khi mẹ bầu đi giày cao gót thời gian dài, các cơ ở cẳng chân dễ rơi vào trạng thái căng cứng dẫn đến co rút. Càng sử dụng giày cao gót nhiều, càng dễ bị chuột rút và tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn khi bước vào giai đoạn mang thai.

Ảnh minh hoạ
- Giãn cơ: Thai nhi ngày càng phát triển dẫn đến sự nới lỏng dây chằng ở vùng bắp chân, vùng bụng, lưng. Do đó, khi mang giày cao gót bạn sẽ thấy chật hơn, bởi vì các cơ bắp chân sẽ giãn nở gây đau đớn và khó chịu cho thai phụ.
- Đau lưng: Khi mẹ bầu mang giày cao gót, tư thế sẽ thay đổi khá nhiều do vùng xương chậu bị đẩy về phía trước và vùng thắt lưng cong nhiều hơn. Điều này đã tạo ra sự đau nhức khớp vùng hông do áp lực lên vùng xương chậu và các khớp sau. Đặc biệt ở các tháng cuối thai kì, dây chằng sẽ càng bị kéo căng gây đau nhức.
- Sảy thai: Mẹ bầu sẽ dễ bị vấp ngã khi mang giày cao gót dẫn đến nguy cơ bị sảy thai cao, đây chắc chắn là điều không một mẹ bầu nào mong muốn.
"Việc đeo giày dép cao gót ở phụ nữ mang thai là không được khuyến khích vì có những tác động xấu ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định mẹ bầu vẫn cần sử dụng đến giày cao gót thì nên chọn những đôi dép thoải mái, đế vuông, có phần quai chắc chắn, tránh chọn loại có dây buộc rườm rà,... để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi", bác sĩ Thành nhắn nhủ.
Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Hình ảnh học trong ung bướu” lần thứ 3 năm 2025
Ngày 06 – 07/6/2025 đã diễn ra Hội thảo khoa học “Hình ảnh học trong ung bướu” thường niên tại TP. Cần Thơ lần thứ 3 năm 2025.
Cấp cứu thành công bé trai 2 tuổi bị xương cá làm thủng ruột
Bé trai thích ăn cá và bị xương cá gây thủng ruột, được các bác sĩ cắt ruột lấy dị vật ra ngoài an toàn.
Cần Thơ tổng kết thí điểm triển khai tầm soát ung thư cổ tử cung bằng AI
(NSMT) - Sở Y tế TP. Cần Thơ vừa tổ chức Hội nghị tổng kết thí điểm triển khai tầm soát ung thư cổ tử cung bằng trí tuệ nhân tạo (AI) tại Trạm Y tế phường Trung Nhứt, quận Thốt Nốt. Hội nghị nhằm đánh giá hiệu quả của thiết bị CerviCARE AI, một giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tầm soát ung thư cổ tử cung, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cộng đồng thông qua công nghệ tiên tiến.
Cần Thơ: Khám miễn phí cho trẻ em dị tật cơ xương khớp, bại não và di chứng sẹo bỏng
Từ ngày 14 đến 15/6/2025, Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ phối hợp với Tổ chức Children Action (Thụy Sĩ) tổ chức chương trình khám nhân đạo miễn phí dành cho trẻ em dưới 16 tuổi đang gặp các vấn đề về dị tật cơ xương khớp, bại não hoặc di chứng sẹo bỏng. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được tiếp cận với dịch vụ y tế chuyên sâu, do đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đến từ tổ chức phi chính phủ quốc tế phối hợp với Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ thực hiện.
Nguy cơ rối loạn tiêu hóa, ung thư từ món chân gà khoái khẩu
Từ những hàng quán vỉa hè đến các bữa nhậu, chân gà xuất hiện phổ biến dưới nhiều hình thức như chân gà nướng, chân gà rút xương sả tắc… Tuy nhiên, ít ai biết rằng món ăn hấp dẫn này lại tiềm ẩn hàng loạt mối lo sức khỏe.
Tăng cường giám sát và phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên cả nước có xu hướng diễn biến phức tạp trở lại với sự xuất hiện của các biến thể mới có khả năng lây lan nhanh. Nhằm chủ động kiểm soát tình hình dịch bệnh, không để dịch bùng phát trở lại và triển khai thực hiện khuyến cáo các biện pháp phòng, chống COVID-19 của Bộ Y tế, Sở Y tế thành phố đã ban hành Công văn tăng cường giám sát và phòng, chống COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ.26 5 covidTăng cừng công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình hiện nay.
Vì sao không còn cách ly tập trung các ca mắc Covid-19?
Mặc dù số ca mắc Covid-19 ghi nhận rải rác tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước đang có xu hướng tăng nhưng vì sao không phải thực hiện cách ly tập trung?