Xưa - Nay

Khăn rằn "hớp hồn" du khách thập phương - Trở thành biểu tượng văn hóa của đất và người phương Nam

Chủ nhật, 01/10/2023, 14:16 PM

(NSMT) - Vùng đất Tây Nam Bộ từ lâu nổi tiếng là nơi có không gian xanh mát, ẩm thực tươi ngon, con người mến khách cùng phong cách ăn mặc "hớp hồn" đậm chất của người miền Tây dân dã: áo bà ba - chiếc khăn rằn. Hai hình ảnh này đã đồng hành cùng người dân nơi đây qua bao đời, đặc biệt là chiếc khăn rằn, được sử dụng phổ biến trong đời sống lao động, trong sinh hoạt hàng ngày, trở thành nét đẹp văn hóa biểu trưng của người dân miền sông nước. Có dịp du ngoạn về miền Tây, chúng ta sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh những chiếc khăn rằn được các bà, các mẹ và cả các anh đeo lên cổ hay quấn lên đầu, trông rất dân dã và thân thương.

Khăn rằn Nam Bộ có nguồn gốc từ khăn krama của người Khmer, trải qua quá trình cộng cư giữa các dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, Hoa,…, chiếc khăn đã được thay đổi cho phù hợp, gần gũi và gắn liền với người miền Tây cho đến tận ngày nay.

Khăn rằn thường được ưu dùng nhất ở hai màu đen - trắng, về sau để tiếp cận thị hiếu người dùng, tạo tính cạnh tranh, khăn rằn đã có thêm rất nhiều màu sắc phong phú như: đỏ, xanh, vàng, hồng, tím, nâu… để thu hút người mua, tạo sự đa dạng cho hình ảnh chiếc khăn rằn Nam Bộ. 

ab1212545e7f8a21d36e
Màu sắc đen - trắng kết hợp trên khăn rằn được các chị em phụ nữ rất ưa thích bởi dễ mặc, dễ sử dụng.

Màu sắc đen - trắng kết hợp trên khăn rằn được các chị em phụ nữ rất ưa thích bởi dễ mặc, dễ sử dụng.

Khăn rằn ở miền Tây đa phần được dệt bằng sợi vải tổng hợp, vải mùng (mền), đem ngâm với hồ và phơi khô rồi mới tiến hành dệt. Để đến được bước này, đòi hỏi người thợ phải thật kiên nhẫn, tỉ mỉ do quá trình làm ra cần rất nhiều thời gian, trải qua nhiều công đoạn. Người thợ phải xả những cuộn chỉ lớn thành các búi nhỏ, cho chỉ vào nồi nhuộm màu, sau đó phơi trên giàn cho khô. Tiếp đến mới là công đoạn lên bột hồ cho chỉ, quấn chỉ vào những con thoi và đưa lên khung dệt, dệt thành những tấm khăn rằn hoàn chỉnh nối liền nhau, cuối cùng là cắt khăn rằn thành từng chiếc khăn lẻ với kích thước phù hợp.

Một chiếc khăn rằn thường có ít nhất 2 màu sắc để tạo thành những họa tiết ô vuông nhỏ đan xen nhau, chạy ngang, chạy dọc trên khắp mặt khăn, ở hai đầu khăn có tạo kiểu tua rua. Tiêu chuẩn kích thước thường có của một chiếc khăn rằn sẽ là 120cm x 55cm, sau khi ra thành phẩm sẽ được xếp làm ba, làm tư để tiện sử dụng.

Khăn rằng được sản xuất tại Công ty TNHH Đầu tư Thương Mại Dịch vụ Mekong Long Ngân ( gọi tắt Mekong Long Ngân) với đa dạng chất liệu, màu sắc và kiểu dáng hiện đại, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Khăn rằng được sản xuất tại Công ty TNHH Đầu tư Thương Mại Dịch vụ Mekong Long Ngân ( gọi tắt Mekong Long Ngân) với đa dạng chất liệu, màu sắc và kiểu dáng hiện đại, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Do chất liệu ban đầu rất mềm nên đa số chiếc khăn rằn mới sẽ luôn có độ cứng và thô do lớp hồ chưa được vơi đi. Tuy nhiên khi sử dụng một thời gian, chiếc khăn sẽ tự đồng mềm mại và dễ dàng thắt tết, tạo hình hơn.

Thời ông bà ta, khăn rằn được dệt thủ công bằng tay với cách dệt caro đơn giản nhất, về sau xuất hiện những khung dệt máy để tạo dáng hình cầu kì, phức tạp hơn cho chiếc khăn rằn. Ngoài 2 màu sắc truyền thống đen - trắng, khăn ngày nay còn được đầu tư dệt phối bằng những màu sắc lạ mắt kết hợp như: cam - đỏ, vàng - nâu, xám - vàng, hồng - trắng,... với đa dạng kích thước, chất liệu và kiểu hình.

Khăn rằn ngày nay được máy móc hỗ trợ để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng.

Khăn rằn ngày nay được máy móc hỗ trợ để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng.

Bộ sưu tập khăn rằn được Mekong Long Ngân thiết kế cho Giải Bida Nhà báo và Doanh nhân lần 1 do Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức (sự kiện diễn ra vào ngày 7/10/2023).

Bộ sưu tập khăn rằn được Mekong Long Ngân thiết kế cho Giải Bida Nhà báo và Doanh nhân lần 1 do Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức (sự kiện diễn ra vào ngày 7/10/2023).

Khăn rằn có rất nhiều cách sử dụng, ngày xưa, người nông dân ra đồng có thể dùng để đeo lên cổ cho thấm mồ hôi hoặc mở ra để trùm đầu tránh nắng. Các ông, các anh còn thường dùng khăn rằn để làm mấn đội đầu hay làm thắt lưng tạo dáng, trông rất oai. Bên cạnh đó, khăn rằn còn là "người đồng đội" kiên cường đã bao phen làm quân thù khiếp sợ bởi hình ảnh “áo bà ba khăn rằn tay không bắt giặc”.

2023_09_26_19_13__DSC5095
Hình ảnh áo bà ba, chiếc khăn rằn là bộ đôi không thể tách rời trong việc kết hợp trang phục của người miền Tây.

Hình ảnh áo bà ba, chiếc khăn rằn là bộ đôi không thể tách rời trong việc kết hợp trang phục của người miền Tây.

Ngày nay, xã hội càng phát triển, chiếc khăn rằn đã được sử dụng theo nhiều cách hơn, có người dùng làm quà tặng, có người lại dùng để làm khăn choàng, hay đeo hờ lên cổ, lên vai rất đẹp. Không những thế, khăn rằn còn được đưa vào các buổi hội họp, gặp mặt quan trọng để thể hiện nét đẹp văn hóa, con người Nam Bộ, tạo không khí trang nghiêm cho hội nghị.

Khăn rằng được ưu dùng trong các buổi hội thảo, hội nghị quan trọng.

Khăn rằng được ưu dùng trong các buổi hội thảo, hội nghị quan trọng.

562ad041593c8d62d42d
Khăn rằn được sử dụng ngày càng phổ biến, tạo hiệu ứng tích cực cho du lịch ĐBSCL.

Khăn rằn được sử dụng ngày càng phổ biến, tạo hiệu ứng tích cực cho du lịch ĐBSCL.

Và trên sân khấu, khăn rằn còn là đạo cụ không thể thiếu cho các phiên biểu diễn nghệ thuật về quê hương, dân tộc, làm tăng tính tượng hình hơn cho các tiết mục. Bên cạnh đó, khăn rằn ngày nay còn được dùng làm sản phẩm để kích cầu du lịch, thu hút khách thập phương, rất được du khách ưa chuộng và yêu thích.

Phùng Thảo  
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.

Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ

Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ

(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.

Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau

Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau

(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng

Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng

(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.

Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?

Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?

Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.

Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế

Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế

(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.

Vui Trung thu cùng cuộc thi làm lồng đèn

Vui Trung thu cùng cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024"

(NSMT) - Cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024" là hoạt động nằm trong khuôn khổ Đêm hội trăng rằm - San sẻ yêu thương do Văn phòng đại diện Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức vào ngày 15/9 sắp tới tại Công viên Lưu Hữu Phước (TP Cần Thơ).