Khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao từ ý tưởng xử lý bùn thải
Tại cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sinh viên toàn quốc do Trung ương Đoàn tổ chức năm 2017 với chủ đề Start-up Student Ideas, anh Nguyễn Hữu Huy Hào, một đoàn viên trẻ tại TP Cần Thơ, đã vinh dự đạt giải Nhì với nghiên cứu biến bùn thải thành đất sạch có ích cho cây trồng.
Không dừng lại ở thành công này, chàng trai 9X tiếp tục mạnh dạn khởi nghiệp với mô hình trồng dưa lưới hữu cơ trong nhà kính. Điểm nhấn của mô hình chính là việc nghiên cứu và thử nghiệm các giống dưa mới chưa có trên thị trường với chất lượng ngon, phù hợp thổ nhưỡng vùng đất ĐBSCL.
Anh Huy Hào đang chăm sóc cho vụ dưa mới. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Anh Huy Hào cho biết: “Khi còn là sinh viên ngành Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ, trong một giờ thực hành, tôi nhận thấy nước và bùn thải từ các nhà máy thủy sản có chứa nhiều hoạt chất có ích cho cây trồng. Nếu dùng công nghệ để tái chế, bùn thải sẽ trở thành những sản phẩm có giá trị, vừa giảm ô nhiễm môi trường vừa mang lại hiệu quả kinh tế”. Từ ý tưởng này, Hào đã phối hợp cùng bạn Phan Hồng Mức (chuyên ngành Kinh tế, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ) để hiện thực hóa ý tưởng biến bùn thải thành bùn vi sinh.
Sau nhiều lần thất bại, năm 2017, chàng trai trẻ đã nghiên cứu thành công và tung ra thị trường đất sạch hữu cơ NaTa. Năm 2018, Hào tiếp tục phát triển khu sản xuất 2.000m2 chuyên sản xuất đất sạch hữu cơ NaTa và xử lý bùn thải. Hào chia sẻ: “Đất sạch hữu cơ NaTa là dòng sản phẩm đất sạch kết hợp phân bón, có 2 tính năng trên cùng một sản phẩm. Sản phẩm được xử lý hoàn toàn từ các phụ phế phẩm tôm đem đến hàm lượng dinh dưỡng rất cao, được phân tích mục dinh dưỡng, khi khách hàng sử dụng đã chung tay giúp xử lý chất thải ô nhiễm ra môi trường, tiết kiệm thời gian và lượng nước tưới 30% so với sản phẩm đất sạch khác”. Với những ưu điểm vượt trội của dòng sản phẩm này đã được nhiều khách hàng đón nhận. Hiện nay, hệ thống đại lý bán lẻ và nhà phân phối NaTa có mặt khắp các tỉnh, thành phố phía Nam.
Từ nền tảng của sản phẩm đất sạch hữu cơ NaTa, Hào mạnh dạn đầu tư các trang trại trồng dưa lưới trong nhà kính, khởi điểm từ Cà Mau và phát triển tại nhiều tỉnh, thành khác, như: Hậu Giang, Bạc Liêu, TP Cần Thơ… Hiện nay, Hào có 10 trang trại với tổng diện tích khoảng 12.000m2. Riêng tại TP Cần Thơ, Hào đang trồng dưa tại 3 nhà kính với tổng diện tích 3.000m2. Các sản phẩm được xuất khẩu và phân phối ở các siêu thị. Nhờ vậy, giá cả sản phẩm ổn định, lợi nhuận đạt cao.
Hào cho biết: “Từ giống dưa nhập ở Nhật, tôi đã mày mò nghiên cứu và phối hợp cùng bạn bè, các chuyên gia để lai tạo ra 2 giống dưa mới, đó là: giống DeHa vỏ xanh ruột cam và giống dưa lưới trắng HaVu (còn gọi là giống dưa lưới Bạch Tuyết)”. Theo Hào, 2 giống dưa mới này có trọng lượng trái khá lớn từ 2-5 kg/trái, mẫu mã đẹp, giòn, ngọt; thời gian canh tác chỉ 75 ngày và phù hợp với điều kiện, khí hậu, thổ nhưỡng của vùng đất đồng bằng. Toàn bộ khâu chăm sóc dưa lưới tại trang trại đều làm theo quy trình khép kín, sử dụng đất sạch và bón phân hữu cơ. Khi thụ phấn bằng ong, bã ong được tận dụng để tạo dinh dưỡng cho cây. Lá và thân dưa sau khi dọn trại cũng được tận dụng, kết hợp vỏ tôm để tạo ra đất trồng. Sau vụ dưa giống DeHa đầu tiên được trồng thử nghiệm thành công, hiện nay, Hào đang trồng lứa dưa thứ 2, với tổng số 6.000 dây dưa DeHa vỏ xanh ruột cam và 4.500 dây dưa lưới trắng HaVu, chuẩn bị cung ứng cho thị trường vào cuối tháng 9-2021.
Trải qua nhiều năm gầy dựng cộng với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, hiện nay, Hào đã gặt hái nhiều thành công khi điều hành 3 công ty, gồm: Công ty TNHH Xử lý môi trường Nguyễn Trần - chuyên xử lý dịch vụ bùn thải cho các nhà máy xí nghiệp sản xuất tôm tại Cà Mau; Công ty Đất sạch hữu cơ NaTa - chuyên cung cấp đất sạch dinh dưỡng cho các loại cây trồng; Công ty TNHH tổ chức sự kiện Tám Hồng; hệ thống 10 trang trại nông nghiệp công nghệ cao.
Theo Hồng Vân (Báo Cần Thơ)
CEO Grab học Harvard, làm việc 20h/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á thuyết phục tài xế taxi thử ứng dụng
(NSMT) - Để Grab trở thành siêu ứng dụng 2 tỷ đô như ngày hôm nay, CEO Anthony Tan đã làm việc 20 giờ/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á để thuyết phục tài xế dùng thử ứng dụng grab.
Về quê khởi nghiệp
"Từng trải qua hơn 15 năm tha hương mưu sinh, tôi thấu hiểu nỗi niềm không đâu bằng quê nhà. Vì vậy, khi có điều kiện, tôi vận dụng kinh nghiệm nghề nghiệp, mở cơ sở may gia công để tạo việc làm, thu nhập tại chỗ cho người lao động". Anh Võ Trầm Hương, 36 tuổi, chủ cơ sở may gia công, ấp Thới Bình A2, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, bộc bạch về "cơ duyên” với nghề".
Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp
(NSMT) - Để thu hút thanh niên tham gia tổ chức Đoàn ở địa phương, lãnh đạo BCH Đoàn thanh niên xã An Hiệp (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng), bằng nhiều nguồn vốn, đã hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp bằng nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả.
Tự học để khởi nghiệp
Khởi nghiệp là hành trình đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực vượt khó của mỗi bạn trẻ, vì vậy việc tự học, tự tích lũy thêm kinh nghiệm rất hữu ích, giúp bạn trẻ tự tin lập nghiệp, khởi nghiệp. Đồng hành cùng sinh viên (SV) khởi nghiệp, tổ chức Đoàn - Hội các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Cần Thơ chú trọng tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm, tập huấn kỹ năng mềm, cùng các chương trình thực tập, tham quan doanh nghiệp, mô hình khởi nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao kiến thức thực tế và hun đúc tinh thần khởi nghiệp cho người trẻ.
Cần Thơ: Tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp dành cho thanh niên ĐBSCL năm 2024
(NSMT) - Ban Thường vụ Thành đoàn Cần Thơ, Hội Doanh nhân Trẻ TP Cần Thơ và Quỹ Khởi nghiệp sáng tạo FUNDGO vừa có buổi trao đổi thông tin về việc tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp năm 2024 dành cho thanh niên ĐBSCL.
Chàng trai khởi nghiệp với loài cây không lớn lên từ đất
Khu vườn trồng dứa Nam Mỹ và cây không khí của anh Nguyễn Phạm Minh Châu, 26 tuổi, ở Lộ Ngã Bát, đường Trương Vĩnh Nguyên, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, thu hút khách tham quan bởi màu sắc rực rỡ, tuyệt đẹp. Là kỹ sư xây dựng nhưng anh Châu lại chọn khởi nghiệp với những loài cây không lớn lên nhờ đất.
Học sinh Sóc Trăng sáng chế hệ thống cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong đám cháy
(NSMT) - Trước thực trạng đã có nhiều người thiệt mạng trong các vụ cháy ở các khu chung cư, một nhóm học sinh Sóc Trăng đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong các vụ cháy chung cư.